Để đạt được mục tiêu này, Kim Phi cũng yêu cầu hợp tác xã mua bán bắt đầu kinh doanh trả góp và kinh doanh mua lại máy dệt.
Những người phụ nữ này có thể sử dụng một số tiền cọc rất nhỏ là đã có thể mua được máy dệt, sau khi dệt vải xong có thể bán lại cho hợp tác xã mua bán và trả dần khoản nợ khi mua máy dệt.
Nhưng phụ nữ ở Xuyên Thục sáng tạo lại vượt xa trí tưởng tượng của Kim Phi.
Những người phụ nữ ấy bị ảnh hưởng bởi việc in ấn lên vải, sau khi dệt được vải, họ sẽ bắt đầu thêu lên vải, vậy là đã có thể bán được với giá cao hơn rồi.
Sự thật chứng minh, họ đã làm đúng.
Hiện tại Xuyên Thục có rất nhiều xưởng, người dân có thể kiếm tiền cũng nhiều hơn, người dân sẵn sàng chỉ tiền cũng đã nhiều hơn.
Vải thêu tay tinh tế hơn vải in rất nhiều, ngay khi vừa ra mắt đã rất được ưa chuộng, giá cả cũng ngày càng tăng lên.
Nhiều hộ buôn bán ở hai bên phố bắc trấn nhỏ đều làm thế này để kinh doanh.
Các cửa hàng còn lại bán đồ sắt.
Các cửa hàng bán đồ sắt cũng được hưởng lợi từ Kim Phi.
Ngày nay, kỹ thuật luyện thép trong xưởng gang thép đã rất tiên tiến, thợ rèn có thể mua gang từ xưởng gang thép, sau đó về chế tạo ra các loại dụng cụ khác.
Thật ra trước đây các thợ rèn cũng làm như thế, nhưng chất lượng gang ngày xưa sao có thể tốt bằng gang của nhà máy gang thép được?
Dụng cụ làm bằng gang mua từ xưởng gang thép cứng rắn bền bỉ, chất lượng tốt hơn gấp bội trước đây.
Giống với những người phụ nữ ấy, thợ rèn ở Đại Khang cũng rất sáng tạo.
Mặc dù kiến thức của Kim Phi luôn đi đầu, nhưng hiểu biết của y về thế giới này lại không nhiều bằng thợ rèn.
Nói trắng ra, kiến thức của Kim Phi quá cao, có phần thiếu căn cứ.
Y biết nguyên lý cơ bản của máy bay, đại bác, nhưng chưa chắc y đã biết được các loại công cụ thời phong kiến.
Nhưng thợ rèn biết.
Sức sáng tạo và nghị lực của nhóm người này chắc chắn sẽ cao hơn một người.
Kim Phi đã từng đi dạo phố bắc trấn nhỏ, gặp được những dụng cụ y chưa từng thấy qua bao giờ nhưng chúng lại rất thiết thực.
Một số trong đó đã có từ trước, cũng có không ít công cụ được thợ thủ công địa phương chế tạo theo yêu cầu của người dân.
Người sử dụng nó là người hiểu rõ nó nhất, cũng là người có tiếng nói nhất.
Có lẽ người dân không hiểu cái gì gọi là cơ khí, nhưng họ biết sử dụng công cụ nào để tiết kiệm sức lực.
Lần đó Kim Phi nhìn thấy rất nhiều công cụ, tất cả đều do người dân nhờ các thợ rèn làm ra.
Những dụng cụ nông nghiệp này có một đặc điểm chung là cấu tạo rất đơn giản nhưng cực kỳ thiết thực, được Kim Phi đánh giá cao.
Để khuyến khích cách làm này, sau chuyến thăm đó, Kim Phi đã cố ý cho người viết cáo thị nhằm khuyến khích mọi người và thợ rèn tạo ra các công cụ mới.
Sau khi chế tạo xong, có thể giao nó cho hợp tác xã mua bán, hợp tác xã mua bán sẽ đưa chúng đến làng Tây Hà, để bộ Công tiến hành đánh giá, sau đó dựa trên kết quả đánh giá tương ứng mà ban thưởng cho người đưa ra ý tưởng và người chế tạo ra nó.
Với hành động sáng tạo những thứ mới này, từ trước đến nay Kim Phi vẫn luôn rất hào phóng.
Không chỉ được khen thưởng bằng tiền vàng, mà còn được tặng giấy chứng nhận danh dự có dấu ấn của bộ Công.
Dưới sự khuyến khích của y, thợ rèn ở Xuyên Thục hưng phấn hệt như tiêm máu gà.
Trong khoảng thời gian đó, các loại công cụ mới nhiều vô số kể, vào lúc nhiều nhất, trong nửa tháng bộ Công đã nhận được hơn một trăm bản vẽ, hàng mẫu của công cụ mới chất đống trong phòng làm việc của Tả Chi Uyên.
Một lượng lớn trong đó là các loại công cụ đã từng có, cũng có rất nhiều công cụ mới phát minh, nhưng số lượng công cụ có thể sử dụng không được nhiều.
Tất nhiên, trong đó cũng có một ít phát minh hữu ích.
'Thậm chí Tả Chi Uyên còn thành lập một bộ phận, chuyên ghi chép lại các bản vẽ và hàng mẫu của các phát minh mới.
Có ích cũng ghi chép, vô dụng cũng được ghi chép.
Trong tình huống này, thỉnh thoảng sẽ có những thứ mới xuất hiện trong các tiệm rèn ở phố bắc bến tàu Kim Xuyên.
Ngay cả Kim Phi cũng chưa từng nhìn thấy những thứ mới này chứ đừng nói đến công chúa Lộ Khiết đến từ Đông Man.