“Muội đớ". Quan Hạ Nhi ở phía sau tức đến mức giậm chân.
Sáng sớm hôm sau, Kim Phi đến xưởng dệt, Đường Đông Đông đã đợi ở văn phòng từ sớm.
Tối qua Kim Phi cũng nghe thấy những lời Quan Hạ Nhi nói trong sân, sáng nay gặp nhau, hai người cũng không biết nên nói chuyện gì.
Cũng may lúc này trong văn phòng vẫn còn những người khác, đội cận vệ cũng đi theo sao Kim Phi, Đường Đông Đông nhanh chóng bình tĩnh lại, dẫn Kim Phi đến một xưởng làm việc phía sau văn phòng.
Căn phòng này tách biệt với xưởng trước đó, rộng khoảng bảy tám trăm mét vuông, ở giữa có một dãy bàn gỗ, trên bàn gỗ có cung gỗ, dùi gỗ và các dụng cụ bật bông khác.
Bên cạnh mỗi bàn gỗ đều có hai công nhân dệt.
Vì bật bông được xem là công việc tốn thể lực, công nhân ở đó chủ yếu là nam, có vài người phụ nữ, cũng là người khá trẻ trong làng, sức lực cũng lớn.
Thấy Đường Đông Đông ra hiệu, các công nhân lấy bông từ dưới bàn ra, bắt đầu làm cho Kim Phi xem.
Thoáng chốc tiếng cung gỗ vang lên trong xưởng, bông bay tứ tung. Kim Phi nhìn một hồi, nhận ra các công nhân bật bông khá ổn thì dẫn Đường Đông Đông rời đi.
“Tiên sinh, xưởng này hơi nhỏ, nhưng nếu sau này cần thiết, ta có thể dỡ bỏ vách ngăn và dọn dẹp xưởng bên cạnh để chuyển thành xưởng bông”, Đường Đông Đông nói.
Bảy tám trăm mét vuông nói ra thì không nhỏ, nhưng để làm một xưởng gia công thì hơi nhỏ thật.
“Không cần đâu, chỗ của các cô vốn dĩ cũng không lớn, nếu chen chúc quá thì không thể làm việc được”, Kim Phi lắc đầu nói: “Các cô có thể làm việc trước, sau này nếu cần ta sẽ xây thêm một xưởng mới”.
Mặc dù xưởng dệt làng Tây Hà là nơi Kim Phi lập nghiệp, nhưng xây dựng trong một ngôi làng thì diện tích và năng lực sản xuất hạn chế, bây giờ thiên về việc đảm bảo việc làm cho phụ nữ trong làng.
Hơn nữa, từ bông làm thành vải bông, ở giữa có rất nhiều công đoạn, một xưởng không thể nào hoàn thành hết được, thậm chí có thể nói là một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh.
Bật bông chỉ là một công đoạn đầu tiên của dây chuyền sản xuất này. Nhưng với xưởng dệt hiện giờ, có một công đạo là đủ.
Mặc dù bông mà Lạc Lan mang về có vẻ nhiều nhưng vẫn là quá ít với một nơi nhiều người như Thục Xuyên, không thể dệt trên quy mô lớn, có thể bật bông nhào bông để làm thành một bộ áo khoác bông cho mỗi nhân viên hộ tống để chống lạnh là khá ổn.
Nếu xây xưởng dệt thật, cho dù lấy hết xưởng dệt ở làng Tây Hà này ra cũng không đủ cho một xưởng dệt bông dùng, chứ đừng nói là Đường Đông Đông bỏ trống một xưởng.
Khu công nghiệp sợi bông lớn nhất mà Kim Phi từng thấy ở kiếp trước có diện tích lớn hơn cả xưởng thép mà y đang xây dựng hiện tại, công nhân trong xưởng này và những người thuộc các ngành công nghiệp sản xuất liên quan cộng lại ít nhất nuôi sống được mấy chục vạn người.
Đó là thời đại điện khí hóa, nếu ở thời đại này, muốn vận hành một khu công nghiệp lớn như vậy thì cần nhiều người hơn chứ không phải là ít hơn.
Tất nhiên Kim Phi biết hiện tại y không có khả năng mở một khu công nghiệp lớn như vậy, nhưng y tin chắc sau này sẽ có một khu công nghiệp, cũng là một bước đi cần thiết cho sự phát triển của Đại Khang.
Ăn mặc, nhà ở, đi lại, no ấm đều được đặt lên hàng đầu, trước đây Đại Khang không có bông vải nên Kim Phi không nghĩ nhiều về nó, bây giờ có bông vải rồi, Kim Phi không nghĩ đến không được.
“Xây thêm xưởng mới?”, với tư cách là chị cả trong ngành dệt may, Đường Đông Đông khá quan tâm đến vấn đề này, quay lại hỏi: “Tiên sinh định xây xưởng mới ở đâu?”
“Chuyện này... ta vẫn chưa nghĩ ra, xong rồi hằng nói tiếp”.
Bông vải là tương lai của ngành dệt may, muốn tạo ra chuỗi công nghiệp sản xuất sợi bông hoàn chỉnh thì cần rất nhiều công nhân và diện tích đất lớn để xây dựng nhà máy, còn cần có giao thông thuận lợi để vận chuyển sản phẩm.
Thế nên chọn vị trí là việc vô cùng quan trọng, Kim Phi phải bàn bạc với Cửu công chúa.