Xuyên Không Về Cổ Đại Làm Tham Quan

Thải tử Đại Hạ uống hết một bình rượu rồi mới cười khổ.

“Chúng ta cứ tưởng ngày dài tháng rộng, song thế sự vô thường! Bản cung đã chuẩn bị tốt để trở về, ai ngờ ông trời lại mang thiên tai đến làm loạn tất cả, khiến Đại Hạ thiệt hại nặng nề! Có điều hiện giờ bản cung hận nhất chính là bản thân mình"

Thái tử Đại Hạ đau đớn nói: “Lúc Đại Hạ cần bản cung nhất thì bản cung lại không có mặt! Lúc Đại Hạ khó khăn nhất bản cung lại không thể làm được gì, ngược lại còn liên lụy Đại Hạ... Bản cung đúng là tội nhân của Đại Hạ mà!”

“Điện hạ nghĩ thoáng hơn đi, ý trời khó tránh, ý trời khó phạm phải mà!” Lâm Bắc Phàm khuyên nhủ.

“Sức khỏe phụ hoàng thế nào rồi?” Thái tử Đại Hạ hỏi.

Lâm Bắc Phàm lắc đầu: “Nghe nói không được ổn cho lắm, qua trận thiên tai này hắn ta lâm bệnh nặng! Mặc dù đã khỏi nhưng cơ thể suy nhược đi không ít!"

“ôj"

Thái tử Đại Hạ lại thở dài, trong lòng hẳn ta bức bách khó chịu vô cùng.

Phụ hoàng tuổi đã cao mà lại bị bệnh nặng, thân thể trở nên suy nhược chắc cũng chẳng chống đỡ được bao lâu nữa. Mà lúc này, Đại Hạ lại đang lúc khó khăn, hoàng đệ của hắn ta đang nhăm nhe, còn hắn ta thì tha hương, chẳng thể làm được gì...


Đại Hạ sắp loạn rồi!

Thái tử Đại Hạ buồn bực, hắn ta chỉ đành uống rượu để chuốc say chính mình.

“Không biết khi còn sống có còn được gặp phụ hoàng hay không? Bản cung chính là tội nhân của Đại Hạ mà..."

Đến Lâm Bắc Phàm rời đi khi nào hắn ta cũng không biết...

Lúc này, mùa xuân đã tới, từ trên xuống dưới Đại Võ, từ triều đình cho đến nhân dân đều như một sợi dây, tất cả dốc sức bảo vệ nông nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất.

Thế nhưng điều khiến người ta bất ngờ chính là ở các nước xung quanh nông dân đều đứng lên khởi nghĩa, quốcgia đại loạn.

Triều đình Đại Hạ, triều đình Đại Viêm, triều đình Đại Nguyệt,... ở đâu cũng vậy!

Ban đầu Lâm Bắc Phàm còn tưởng nơi loạn nhất sẽ là Đại Nguyệt vương triều.

Dẫu sao thì khởi nghĩa nông dân của mấy người công chúa Tử Nguyệt là khởi nghĩa có tổ chức và quy mô lớn nhất, hơn nữa bọn họ có nhiều kinh nghiệm nên chắc là cũng giành được kết quả to lớn.

Thế nhưng sự thật lại nằm ngoài dự đoán của hắn, nơi loạn nhất lại chính là Đại Viêm hoàng triều.

Hầu như mỗi một phủ, một châu đều có nông dân đứng lên làm khởi nghĩa, quy mô nhỏ nhất cũng đã lên đến hơn nghìn người, quy mô lớn nhất thì lên tới năm vạn người, tổng thể thì là hơn trăm vạn, đúng là loạn đến mức không tưởng tượng nổi.

Song khi nghĩ lại một cách nghiêm túc, Lâm Bắc Phàm lại thấy hợp lý.

Từ lúc Không Hư đạo trưởng qua đó, cả Đại Viêm vương triều đều mê tín dị đoan, thích cắn thuốc, bỏ bê triều chính.

Hoàng đế Đại Viêm lại càng dung túng, phát động tất cả lực lượng để chế tạo thuốc, tìm kiếm châu báu bảo bối khắp thiên hạ để luyện chế tiên đan, việc này đã khiến dân chúng phẫn nộ từ lâu.


Trước kia để có được xương rồng, bọn họ đã hao tổn mấy chục vạn binh mã, song dẫu vậy dựa vào bản lĩnh của hoàng triều bọn họ vẫn có thể trụ được.

Thế nhưng họa vô đơn chí, thiên tai nghiêm trọng kéo đến khiến dân số giảm đi hơn hai nghìn vạn người, các loại tài nguyên đều thiếu hụt trầm trọng, cả hoàng

triều như suy tàn.

Mà lúc này, Đại Viêm hoàng triều lại tiếp tục mê tín, đắm đuối trong việc chế luyện tiên đan, hoàn toàn không lo lắng gì đến dân chúng.

Cuối cùng dân chúng không thể chịu được nữa, bọn họ thi nhau phất cờ khởi nghĩa.

Để duy trì quyền thống trị, triều đình Đại Viêm không thể không phái cả trăm vạn binh mã đi dẹp loạn.

Phải hình dung từ loạn này thế nào?

Kiểu loạn của Đại Viêm còn loạn hơn cả Đại Võ lúc nghiêm trọng nhất!

Chuyện này nhanh chóng được truyền tới triều đình Đại Võ.

Nữ đế vui mừng, nàng nói: “Hiện giờ Đại Viêm đại loạn, dân chúng lầm than, đúng là lúc để Đại Võ ta xuất binh! Các vị ái khanh, các ngươi thấy nên xuất bao nhiêu binh mã, do ai xuất chiến thì hợp lý đây?"

Các quan văn võ trong triều đều kinh ngạc, bọn họ thi nhau khuyên nhủ.


“Bệ hạ, hiện giờ không phải lúc để hành động đâu ạ!"

“Thiên tai vừa mới qua đi, mọi thứ còn đang chờ để được phục hồi, chúng ta nên tập trung vào việc tăng gia sản xuất chứ không phải là đánh trận!"

“Mặc dù Đại Viêm đại loạn, song lạc đà dù có gầy gò nhưng vẫn lớn hơn ngựa, sức mạnh quân sự của họ vẫn hùng hậu lắm! Nếu đánh trận thì chúng ta cũng tổn thất rất nhiều đó!"

“Mong bệ hạ suy xét lại!"

Nữ đế nói với giọng bất mãn: “Tại sao lại không thể hành động? Nhớ khi xưa lúc Đại Võ chúng ta loạn lạc, bọn chúng cũng làm như vậy với chúng ta đó thôi! Nếu không phải ông trời phù hộ Đại Võ ta và có Lâm ái khanh giúp đỡ thì sao các ngươi đứng đây được mà chỉ điểm giang sơn! Thế nên nhân lúc bọn họ suy yếu, chúng ta phải trừng trị bọn họ, trả mối thù này!"

Thấy không thể lay chuyển được nữ đế, bách quan trong triều bèn ra hiệu bằng ánh mắt cho Lâm Bắc Phàm. “Thừa tướng đại nhân, ngươi mau khuyên bệ hạ đi!"

“Hiện giờ thực sự không phải lúc để hành động đâu, đánh trận không có lợi gì cho Đại Võ ta hết!"

"Nguyên soái, mau khuyên bệ hạ đi, bệ hạ sẽ nghe ngươi!"


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận