Xuyên Qua Điền Viên Cố Tử Tình

Kết quả cuộc thi đã có, chờ thêm ba ngày nữa sẽ tiếp tục cuộc thi đình. Cố
Lão sau khi biết Cố Tam thông qua kỳ thi thì cho người đến ân cần hỏi
han, nhưng thái độ Cố Tam chỉ thờ ơ không quan tâm đến. Cố Lão cảm thấy
Cố Tam như vậy là cố tình chống đối ông, Cố Lão tức giận lắm nhưng không có biện pháp nào. Bởi vì ngày trước chính miệng ông đuổi người bây giờ
Cố Tam như vậy cũng không thể trách tội hắn.

Lượn qua lượn lại,
cuối cùng ngày thi đình cũng đến. Lần thi đình này chính là do hoàng đế
đứng ra chủ trì, đây chính là quy định trước giờ của nước Đại Tề.

Ngày đi thi, Cố Tam dù rất hồi hợp nhưng vẫn cố gắng để bản thân trấn định, mắt nhìn thẳng bước nhanh vào phòng thi.

Ở nhà, so với mọi hôm thì hôm nay Tử Tình có vẻ yên tĩnh hơn rất nhiều.
Ăn xong thì đọc sách, xong lại trốn trong thư phòng chơi cờ vua một
mình. Cả nhà thấy Tử Tình như vậy thì ngạc nhiên, bởi vì lần trước Cố
Tam đi thi Tử Tình đâu có như vậy.

Thật ra thái độ của Tử Tình
như vậy đó là vì nàng đang lo lắng. Lần trước thi Hội nàng rất tự tin,
đó cũng là bởi vì thi Hội đề thi thông thường rất đơn giản, muốn thông
qua thi hội đối với Cố Tam rất dễ dàng. Nhưng lần này lại khác, thi đình là do hoàng đế đích thân ra đề, mà các đề đó rất hóc búa. Tử Tình lo sợ là bình thường.

Một ngày này cả kinh thành cũng yên lặng hẳn,
mọi người dường như cũng hồi hộp đón chờ một tân lang trạng nguyên mới.
Buổi chiều Cố Tam một thân thần thanh khí sảng trở lại, trên mặt ông
toàn bộ là trấn định và nhẹ nhỏm. Nhìn Cố Tam như vậy Tử Tình buông lòng thở phào một hơi. Xem ra cha nàng làm bài thi rất tốt.

Ba ngày sau.

Hôm nay mới sáng sớm cả nhà Tử Tình đã nghe có một giọng the thé từ ngoài
cổng truyền vào, kèm theo là tiếng đập cửa đùng đùng làm cả nhà Tử Tình
hốt hoảng. Cố Tam nhíu mày, ông cho người ra ngoài xem có chuyện gì xảy
ra.

Chưa đầy một khắc đã có hạ nhân canh cổng từ bên ngoài hớt hơ hớt hải chạy vào. Miệng nói lắp bắp báo tin.

Lúc này Tử Tình đang trong mộng đẹp bỗng nhiên bị Hộ Vi dựng dậy. Tử Tình
ngơ ngác dụi mắt nhìn Hộ Vi. Không đợi Tử Tình hỏi, Hộ Vi đã cười hớn hở nói:

“Tứ tiểu thư, bên ngoài có công công đưa thánh chỉ đến đấy, Lão gia đã thông qua rồi. Chắc chắn nằm trong ba giáp. Nếu không tại
sao có thánh chỉ kia.”

Ở nước Đại Tề này, đi thi đình, nếu là vào ba giáp (Trạng Nguyên, Hoàng Giáp, Đồng Tiến Sĩ) thì sẽ có công công
mang thánh chỉ đến tận nơi tuyên chỉ. Nếu đậu tiến sĩ thì sẽ xem kết quả ở hoàng bảng được dán trước phòng thi.

Tử Tình nghe xong thì ngẩn người một lát, sau đó nàng rất nhanh tuột xuống hối hả thay quần áo rồi đi theo Hộ Vi ra đại sảnh.

Trong đại sảnh, ở ghế chủ vị bên trái là một vị công công, có lẽ đã ngũ tuần, cái mặt tròn tròn mập mạp nhìn rất phúc hậu. Bên cạnh vị công công là
Cố Tam đang ngồi ở ghế chủ vị bên tay phải, trên mặt ông điềm tĩnh bình
đạm không có một tia dao động nào.

Trong đại sảnh lúc này có rất
nhiều người, trong đó có Tô thị đang đứng phía sau Cố Tam, Tử Nương đứng phía sau Tô thị, Tử Dục, Tử Diệc, Tiểu Ngũ thì ngồi thẳng tắp ở hàng
ghế bên dưới. Phía sau mấy người Tử Dục là ba vị sư phụ dạy võ và Diệp
đại phu. Dưới sảnh đường mấy người hạ nhân trong nhà Tử Tình quy củ đứng thành hai hàng dài nghiêm cẩn, trên mặt không hiện ra một tia hỉ nộ.

Cố Tam thấy Tử Tình đã đến thì nháy mắt ra hiệu với nàng, Tử Tình chớp
chớp mắt nhìn Cố Tam, sau đó quay lại nhìn vị Công Công kia, rồi như
chợt hiểu điều gì, Tử Tình rất nhanh khom người hành lễ.

Vị công công nhìn thấy Tử Tình hành lễ trưởng bối với mình thì gật đầu, sau đó quay sang nói chuyện với Cố Tam:


“Cố Tam gia, hiện tại có thể đọc thánh chỉ rồi chứ?”

Cố Tam đứng lên chấp tay hương vị công công kính cẩn nói:

“Đã phiền Lưu công công đợi lâu Cố Tam thật thất lễ, Lưu công công, xin ngài hãy tuyên thánh chỉ”

Chờ vị Lưu công công gật đầu, Cố Tam nhanh bước xuống bên dưới rồi quỳ
xuống. Cố Tam quỳ phía trước, theo thứ tự Tô thị, và nhóm người Tử Tình
quỳ phía sau, rồi đến mấy người Diệp đại phu. Sau cùng là những hạ nhân
sai vặt. Toàn bộ mọi người ở Cố Tam gia hiện tại đều quỳ hết ở bên dưới
sảnh đường.

Lưu công công nhìn hành động mạch lạc có thứ tự rõ
ràng của cả nhà Cố Tam thì kinh ngạc, theo ông được biết, Cố gia này là
từ một trấn nhỏ cách xa kinh thành chuyển đến, nhưng sao các quy củ lễ
nghi lại làm tốt đến không có một chút sai sót? Lại nói ông là người hầu hạ bên cạnh hoàng đế, dù không phải vương tôn công hầu gì nhưng các vị
quan lại trong triều đều xu nịnh ông, gặp ông thì lưng của họ khom xuống còn thấp hơn lưng ông nữa. Mặc dù ông biết bọn họ vì nể mặt ông là
người bên cạnh hoàng đế nên mới như vậy, nhưng sau lưng ông họ lại chê
cười ông là thái giám. Còn vị Cố Tam gia này thì khác, dù biết ông là
thái giám tổng quản bên cạnh hoàng đế nhưng thái độ vẫn bình thản, đối
với ông có kính, có trọng, lời nói thì khiêm tốn thấu hểu lòng người,
mắt nhìn ông không có chút khinh thị mà chỉ có thản nhiên. Mọi người
trong nhà vị Cố Tam gia này cũng vậy, một người so với một người, từ
thái độ đến quy củ, thật không nhìn ra một chổ nào sai sót. Lưu công
công rất là ngạc nhiên, vì vậy đối với một nhà Cố Tam là thật lòng khen
ngợi và lưu lại ấn tượng tốt.

Lưu công công cầm cuộn vải màu vàng giơ lên cao, hắn giọng một cái mặt hơi ngước lên phía trước hô lớn:

“Học trò Cố Tam Sinh ở trấn Tô Dương tiếp chỉ”

Cố Tam quỳ phía trước lạy một lạy sau đó mở miệng cung kính nói:

“Học trò Cố Tam Sinh tiếp chỉ”

Lưu công công gật nhẹ đầu, tay phải cầm cuộn vải màu vàng cẩn thận mở ra sau đó hít một hơi dài bắt đầu tuyên chỉ.

Chờ một tràng dài câu từ hoa mỹ, cuối cùng cũng tới chỗ quan trọng, Chính
là không thể ngờ được Cố Tam lại có thể đỗ trạng nguyên. Cứ nhiên là
trạng nguyên. Nói người khác nghe còn phải trố mắt. Thi hội thì nằm thứ nhất từ dưới đếm lên, tới thì đình thì nằm thứ nhất từ trên đếm xuống.
Như thế nào cũng thấy chuyện này quá là quỷ dị.

Nhưng lạ là mặc
dù là trạng nguyên, lại vinh dự được phong quan tứ phẩm. (bình thường
chỉ được ngũ phẩm, chỉ khi nào bài thi xuất sắc hoặc có công lao cái gì
mới được phong tứ phẩm.) Nhưng công việc được ban bổ cho Cố Tam chỉ là
ghi chép ở Hàn Lâm Viện. Một công việc quá đổi bình thường dành cho
những người đỗ tiến sĩ. Chẳng những vậy, Cố Tam còn không được xây phủ
trạng nguyên, nhưng lại được hoàng đế thưởng cho ba vạn lượng bạc để Cố
Tam sửa sang lại phủ đang ở. Đồng thời hoàng đế còn thưởng thêm hai mươi xấp tơ lụa, mười bộ tranh chữ một một hòm trang sức. Tính đi tính lại
Cố Tam cũng không có bị thiệt thòi.

Đợi vị công công đọc xong thánh chỉ thì trà lạnh canh nguội rồi, Cố Tam cho người nhanh chóng châm trà mới.

Lưu công công đọc xong thánh chỉ thì nói trở về. Cố Tam nói khách sáo vài
câu sau đó nhét một bao thư dầy vào tay ông. Lưu công công không từ chối mà cười hề hề nhận lấy.

….

Tin tức Cố Tam là tân khoa
trạng nguyên vừa thả ra thì tất cả mọi người ngạc nhiên trố mắt. Không

ai nghĩ ông lại có thể đậu vào vị trí ấy. So với người khác Cố Tam có
được quá dễ dàng. Có lẽ cũng vì Cố Tam may mắn. Nói chính xác hơn đó là
nhờ công lao của Tử Tình.

Bởi lẽ thường ngày Cố Tam hay cùng Tử
Tình trao đổi rất nhiều sự việc xảy ra mà bọn họ nhìn thấy. Tử Tình là
một cô gái ở hiện đại, tư duy của nàng đương nhiên khác biệt và nổi trội hơn những cổ nhân ở đây rồi. Nói chuyện với Cố Tam, Tử Tình đã đem ý
nghĩ của mình nói đến, Cố Tam vì vậy cũng bị ảnh hưởng theo. Trong đợt
thi đình này, Cố Tam dễ dàng qua được cũng là nhờ tư duy đặc biệt bị ảnh hưởng đó đấy.

Đã nhận được công văn, Cố Tam vào ngày hôm sau sẽ
vào triều diện thánh. Tuy chức vụ chỉ là người ghi chép ở hàn lâm viện,
nhưng bậc quan của Cố Tam lên tới Tứ Phẩm, dĩ nhiên, ở hàng tứ phẩm là
đã có thể vào được đại điện mỗi buổi sáng lúc lâm triều. Nếu nói Cố Đại
giữ chức thị lang, chức vụ cao nhưng cấp bậtc chỉ mới ở hàng lục, thì
cấp bậc của Cố Tam hơn Cố Đại đến hai bậc. Bổng lộc hằng năm của Cố Tam
là bốn vạn hai, so với Cố Đại cũng là hơn một vạn. Tính đi tính lại một
nhà Cố Tam hiện đại đã vượt qua mặt Cố Đại rất nhiều.

Thời thế thay đổi, vật đổi sao dời.

Cố Tam đậu trạng nguyên, Cố Lão rất nhanh biết đến. Đầu tiên là kinh ngạc, sau đó là cực kỳ hối hận. Ông hối hận tại sao lúc đó vội vàng như vậy,
vội vàng đuổi một nhà Cố Tam. Bây giờ Cố Tam thi đỗ trạng nguyên, tiền
đồ là vô hạn. Nhưng bây giờ cái tiền đồ đó không có phần của ông bởi vì
bọn họ đã phân gia.

Cố lão muốn cứu vãn tình hình, ông cho người
đón Cố Tam về phủ thị lang để mở tiệc ăn mừng. Nhưng đáp lại ông là câu
từ chối thẳng thừng của Cố Tam.

Bên này một mặt Cố Tam từ chối
lời mời của Cố Lão thì mặt khác lấy 1 vạn trong 3 vạn lượng do hoàng đế
phong thưởng ra hiếu tâm cho người mang đến tặng Cố Lão. Hành động đó
của Cố Tam thành công chặn được miệng Cố Lão, cũng đồng thời làm Cố Lão
nghẹn một bụng khí.

……..

Một tháng lại một tháng, từ ngày
Cố Tam nhậm chức đến nay cũng được ba tháng rồi. Mỗi ngày từ sáng sớm Cố Tam sẽ vào đại điện hầu vua, đến trưa thì trở về nhà dừng bữa, xong thì đến hàn lâm viện ghi chép. Công việc nhàn nhạ không có áp lực, không có nguy hiểm. Lại thêm Tử Tình chỉ cho ông cách phân biệt và sắp xếp hồ sơ mà khi ở hiện đại nàng đã học. Bởi vì vậy dù công việc được giao khá
nhiều nhưng Cố Tam làm rất nhanh, đâu ra đó, rõ ràng rành mạch. Điều này làm cho các lão quan ở Hàn Lâm Viện gật gù tán thưởng hết lòng.

Từ khi Cố Tam thi đậu trạng nguyên nhà của Tử Tình cũng có vài thay đổi.
Ví như ngày trước nhà ở của các nàng gọi là nhà thì hiện tại đã không
gọi là nhà nữa mà gọi là Phủ, Cố Phủ. Trước cổng được treo chữ Cố Phủ
thật to.

Từ khi Cố Tam nhậm chức, trong phủ có thêm 15 người hạ
nhân, trong đó có tám nữ, bảy nam. Nữ thì để quét tước giặt giũ, nam thì canh cổng và làm việc nặng. Trong phủ cũng xuất hiện thêm bốn chiếc xe
ngựa mà Cố Tam cho người giấu đi thời gian trước. Đại Tròn và Tiểu Tròn
cũng vinh hạnh được đem về phủ để canh cổng. Trong phủ còn có thêm hai
nữ tiên sinh dạy lễ nghi quy củ.

Lại nói mặc dù Tô thị hiện tại
đã là trạng nguyên phu nhân, nhưng bữa ăn hằng ngày của cả nhà đều do bà đích thân xuống bếp. Mỗi ngày mọi người dù làm gì nhưng hễ đến bữa ăn
thì lại có mặt đúng giờ để cùng nhau dùng cơm. Trên bàn ăn vẫn giống như ngày trước ở Tây Tử thôn, cả nhà đều cười đùa vui vẻ.

Thời gian

này Tử Tình lại có thêm tật xấu, chính là hễ không ai chú ý tới thì nàng sẽ trốn ra ngoài chơi. Dĩ nhiên mỗi lần không phải đi một mình. Nếu
không phải có Tử Diệc thì chính là Hộ Ngôn hoặc Hộ Vấn. Bởi vì nàng biết rõ nếu nàng đi một mình thì rất nguy hiểm, không khéo còn bị người ta
bắt đem đi bán nữa. Mấy người Hộ Ngôn, Hộ Vấn cũng hiểu như vậy nên dù
là khi đi cùng Tử Tình về bị Cố Tam mắng nhưng cứ hễ Tử Tình đòi họ đi
thì họ nhất định sẽ đi theo. Bởi vì nếu bọn họ không đi cùng thì Tử Tình cũng sẽ lén trốn đi một mình.

Hôm nay cũng vậy, Tử Tình sau khi
học lễ nghi với tiên sinh xong thì níu áo Hộ Phong bắt hắn dẫn nàng đi
chơi, Hộ Phong bất đắc dĩ xoa trán, khuyên bảo Tử Tình mấy câu cuối cùng chỉ đi cùng nàng.

Tử Tình trong trang phục tử y rộng rãi, bên eo nhỏ dắt một cây sáo, và một nhánh trúc. Đó chính là cây cần câu tự chế
của Tử Tình. Hôm nay nàng muốn đi câu cá. Khoảng nửa tháng trước, nàng
phát hiện phía tây cách nhà nàng hai dặm có một cái hồ bên trong có thật nhiều cá, xung quanh lại yên tĩnh và vắng vẻ. Mấy ngày qua Tử Tình nếu
muốn ăn cá thì chạy ra ngoài đó câu. Còn hôm nay là nàng không phải thèm ăn cá mà là nàng có hứng muốn câu cá.

Qua hai khắc đi đường,
cuối cùng Tử Tình cũng đến nơi. Chỗ ngồi quen thuộc của Tử Tình là dưới
góc cây to có bóng mát rượi, Hộ Phong lấy từ tay nãi ra một tấm thảm
trải trên đất, đồng thời căn thêm một tấm đệm che bên trên tránh cho
nắng chiếu xuống Tử Tình.

Hộ Phong lấy hộp đựng mồi câu ra, đồng
thời dọn ra một ít bánh ngọt và nước uống. Chờ sắp xếp đâu vào đó, Hộ
Phong mới để Tử Tình vào ngồi.

Bên bờ hồ, Hộ Phong ngồi một bên
đọc sách, lâu lâu lại móc mồi câu cho Tử Tình. Còn Tử Tình thì ngồi ngay ngắn cầm cần câu nhìn chằm chằm mặt nước. Chốc chốc nàng lại giật dây,
một con cá vùng vẩy từ trong nước theo cần câu bay lên bờ. Hộ Phong lúc
này buông sách gỡ lấy con cá bỏ vào thùng nước.

Cuối hạ, thời
tiết nóng hơn bình thường. Tuy vậy, chổ ngồi của Tử Tình lại rất mát mẻ, nàng ung dung ngồi câu cá. Gió thổi từ phía bên kia hồ lùa qua, trong
gió mang theo hơi nước mát rượi. Dưới gốc cây già bên miệng hồ, một
khung cảnh yên bình làm cho người ta tâm sinh thư thái.

“Tiểu thư, người có muốn ăn cá không thuộc hạ sẽ nướng cho người” Hộ Phong mở miệng hỏi.

“Không cần, ta hôm nay không muốn ăn, ta chỉ muốn câu cá thôi” Tử Tình mở miệng đáp.

“Thuộc hạ đã biết” Hộ Phong nói sau đó tiếp tục cắm đầu đọc sách.

Tử Tình liếc mắt nhìn Hộ Phong một cái sau đó trề môi. Đừng tưởng nàng
không biết. Mấy người bọn họ ngoài mặt làm ra vẻ đi theo nàng là khổ sở, nhưng là nội bộ lại giành nhau để đi với nàng. Nếu không phải tại sao
trùng hợp cứ mỗi khi nàng muốn đi chơi thì bọn họ lại lảng vảng trước
mặt mình kia chứ.

Hộ Phong đang cắm đầu đọc sách cảm giác có
người nhìn mình thì ngước mắt, thấy Tử Tình híp mắt nhìn mình thì trong
lòng lộp bộp. Hộ Phong không được tự nhiên hỏi.

“Tiểu thư có gì muốn phân phó sao?”

Tử Tình lườm Hộ Phong một cái, mới lắc đầu quay mặt trở lại nhìn cần câu câu cá.

Bỗng nhiên lúc này Tử Tình nghe thấy tiếng xe ngựa phía sau. Quay đầu nhìn
lại thì thấy một chiếc xe ngựa đơn sơ đang dừng lại cách nàng chừng mười mét. Tử Tình nheo mắt quan sát.

Trên xe ngựa, bước xuống hai nam tử khoảng hai lăm hai sáu tuổi, kế đến là một lão giả độ tuổi khoảng
60. Nam tử áo xám thái độ cung kính bước tới dìu lão giả, nam tử áo xanh thì lấy một cái túi to trên xe ngựa vác lên vai. Ba người sau đó rất
nhanh đi về phía bờ hồ chổ của Tử Tình.

Chính là ánh mắt của Hộ
Phong chứa đầy đề phòng nhìn chằm chằm ba người đang bước tới, nhưng là
ba người đang bước tới kia cũng nhìn hai người Tử Tình chằm chằm đề
phòng y như Hộ Phong.

Không khí vốn mát mẻ yên bình phút chốc
ngưng đọng, Tử Tình quan sát lão giả một chút, thấy những món đồ họ mang theo, Tử Tình đoán có lẽ họ cũng giống nàng đều đến đây câu cá. Tử Tình kéo góc áo Hộ Phong bảo hắn không cần khẩn trương như vậy.

Vị
Lão giả kia vẫn bình thản thong thả đi về hướng Tử Tình, đôi mắt nhiều

nếp nhăn đảo qua mặt Tử Tình và Hộ Phong. Thấy Tử Tình trên tay cầm cần
câu, lão giả trong mắt chợt lóe.

Tử Tình thấy lão giả nhìn mình
thì không hiểu sao có chút khẩn trương. Đôi mắt đó của ông giống như có
cái gì đó làm cho người ta không thể nào khinh thị. Nhưng dù vậy biểu
hiện của nàng lại rất trấn định. Tử Tình hướng về phía lão giả khom
người làm một cái lễ gặp mặt của tiểu bối dành cho trưởng bối.

Lão giả thấy Tử Tình không bị ánh mắt của mình dọa sợ còn hướng mình hành
lễ thì ngạc nhiên. Mắt nhìn Tử Tình có thêm một tia tán thưởng. Lão giả
gật đầu với Tử Tình một cái coi như là đáp lại cái lễ của nàng.

Phía bên này, nam tử áo xanh đã rất nhanh chọn được một chổ có bóng mát. mà
chổ hắn chọn cách chỗ của Tử Tình chỉ có mười mấy bước chân. Nam tử áo
xanh cẩn thận trải đệm ra, rồi mang một ít thức ăn dọn lên trên đó. Nam
tử áo xám cũng nhanh chóng đỡ lão giả đi đến chổ tấm đệm để ông ngồi,
sau đó thành thục lấy cần câu ra móc mồi rồi đưa cho lão giả.

Tử
Tình thấy ba người họ có không gian riêng không còn dòm ngó đến mình nữa thì nhún vai, nàng xoay người ngồi trở lại đệm quăn lưỡi câu câu cá
tiếp.

Một khắc trôi qua… hai khắc trôi qua… Một canh giờ cứ như vậy lặng lẽ trôi qua.

Tử Tình hiện tại vẫn bình thản hưởng thụ cái cảm giác bình lặng khi câu
cá. Không nóng nảy, không vội vàng. Chỉ ngồi im lặng nhìn mặt nước, lâu
lâu lại giựt cần câu. Cứ như vậy cá trong thùng càng ngày càng nhiều.

Ngồi thêm một lát, ông mặt trời cũng bắt đầu nghiêng bóng. Hộ Phong ngồi bên cạnh mấp máy môi nói với Tử Tình.

“Tiểu thư, đã đến giờ thân rồi (3-5h pm), chúng ta phải trở về.”

Tử Tình lắc lắc cái cổ rồi liếc Hộ Phong một cái.

“Có bao nhiêu cá rồi?” Tử Tình hỏi.

Hộ Phong nhìn thùng cá đếm đếm rồi đáp:

“Tiểu thư, có ba lăm con cá, 15 con cá nhỏ, bốn con cá lớn và 16 con cá vừa vừa.”

Hộ Phong hỏi lại.

“Tiểu thư, sẽ giữ lại bao nhiêu con?”

Tử Tình gãi cằm suy nghĩ, nàng ăn hai con, cha ăn ba con, đại ca ăn 1 con
thêm nữa con, nhị ca ăn hai con thêm nữa con, nương ăn một con. Tiểu ngũ ăn hai con thêm phân nữa. Diệp đại phu ăn một con, ba vị sư phụ ăn 5
con. Nhị tỷ không thích ăn cá. Vậy tổng cộng là 19 con.

“Giữ lại cho ta 19 con, các ngươi có ăn thì giữ lại, nếu không thì đem thả” Tử Tình nói.

Hộ Phong cúi đầu dạ một tiếng sau đó xách thùng chứa cá mang xuống gần mặt nước để bắt cá thả trở về hồ.

Hành động của Tử Tình đều rơi trong mắt vị lão giả bên cạnh, ông gật gù âm
thầm tán thưởng hành động của của Tử Tình. Chỉ là một tiểu cô nương lại
có thể hiểu được những chuyện như vậy thật đáng khen. Thái độ đối với hạ nhân cũng không có cáu gắt nhưng vẫn giữ được phong thái của chủ tử.
Làm cho hạ nhân kính phục như vậy, xem ra vị tiểu cô nương này được nuôi dạy rất dụng tâm.

Nãy giờ lão giả tuy bình thản câu cá nhưng mắt thường hay liếc nhìn qua phía Tử Tình. Lúc mới xuống xe lão giả thấy Tử Tình cầm cần câu câu cá thì nghĩ chắc nàng đến đây chơi đùa chứ không
phải dụng tâm câu cá. Nhưng ông không ngờ vị tiểu cô nương kia lại ngồi
câu suốt gần hai canh giờ. Thái độ ung dung, không có vì cá không ăn mồi mà nóng nảy. Lão giả lúc đó đã rất ngạc nhiên rồi. Hiện tại thấy nàng
cho hạ nhân thả cá còn nhỏ trở lại hồ thì càng ngạc nhiên hơn, phải nói
là càng tán thưởng hơn.

Chờ Hộ Phong thả cá xong, Tử Tình đứng
dậy thu gọn cần câu chuẩn bị về, chợt cảm giác có người đang nhìn mình,
Tử Tình xoay mặt lại thì thấy là lão giả ngồi gần đấy. Theo lễ, Tử Tình
hướng lão giả khom người chào tạm biệt.

Hành động này của Tử Tình làm cho hai nam tử đi theo lão giả nhíu mày, nhưng họ ngạc nhiên phát
hiện lão gia của họ thế nhưng lại gật đầu cười với vị tiểu cô nương kia.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận