Sau khi nàng rời đi thì ở một gian hàng bán quạt có hai thân ảnh đang đứng nhìn chăm chăm về phía bóng nàng, ánh mắt người đó từ ngạc nhiên đến băng lãnh nhưng dường như có lóe lên một chút buồn bã trong đó.
Người bên cạnh thấy chủ tử mình cứ đứng như trời trồng mà nhìn về phía bóng dáng đã khuất trong dòng người trên phố.
Trình Ẩn bước lên khẽ lên tiếng: “Vương gia?”
Tử Hàn thu lại tầm mắt khẽ phất tay: “Hồi cung.” Rồi xoay lưng bước đi.
Khiết Anh và Tiểu Mai đang đi dạo thì gặp một gian hàng tuy nhỏ nhưng lại đông khách vô cùng.
Thế nhưng lại toàn là nam nhân, Khiết Anh tò mò chen đến chân bước đến nhìn thì thấy trên bàn bày ra là tranh vẽ phong cảnh và
thư pháp, phút chốc nàng bị cuốn hút bởi phong cảnh trong tranh sống động tựa như cảnh vật ấy đang hiện diện trước mặt vậy.
Còn chữ thư pháp thì đẹp đừng nói tới, nét chữ uốn lượn trên trang giấy trắng tựa như long phụng cùng nhau đùa giỡn trên nền mây trắng như tuyết vậy.
Nàng bước đến cất lời hỏi: “Cho hỏi ở đây có tranh của thành Tây không ạ?” Một ông lão ngẩng mặt lên nhìn nàng, ông ấy tầm năm mươi tuổi, mái tóc hoa râm được búi gọn củ tỏi và cài thêm trâm gỗ đơn giản, ngũ quan do
có tuổi nên có chút nếp nhăn nhưng vẫn không thể che đi nét hiền hậu, y phục trên người màu xám nhạt được làm từ vải thường.
Ông mỉm cười gật đầu cất giọng trầm đục nói: “Có! Có! Cô nương đợi lão một tí nhé!” Rồi quay sang cô gái bên cạnh nói: “A Tuyết! Con mau lấy bức họa thành Tây mang ra cho khách xem đi con.”
Cô gái vội buông hết công việc chạy đi lấy bức tranh rồi mang đến cất giọng ngọt ngào nói: “Gia Gia! Tranh đây ạ!” Khiết Anh nhìn cô gái ấy với nhan sắc tuy không thuộc dạng hoa nhường nguyệt thẹn nhưng lại có nét dân dã hiền lành khiến người say mê, mái tóc đen bóng được vấn gọn lên và buộc gọn bằng dây buộc màu lam đã bạt màu, bộ y phục đơn giản bằng vải bố màu tím lại vô tình làm nổi bật làn da trắng như tuyết, ngũ quan hài hòa cùng đôi môi hồng tựa cánh đào mới chớm nở.
Có lẽ gian hàng này đông khách chắc là người đến ngắm tranh thì ít mà ngắm gái thì nhiều rồi đi.
Ông lão gật đầu nói: “Mau mang đến cho vị tiểu thư này xem tranh đi con.” Cô gật đầu cầm tranh mang qua cho Khiết Anh xem.
Nàng xem qua thì quả thật như bị cuốn vào trong cảnh ấy.
Hồ nước miên màn xanh ngắt, bên kia
hồ là hàng liễu rũ um tùm nghiêng mình in bóng xuống mặt hồ, bắc ngang qua là chiếc cầu trắng hình bán nguyệt với dòng người đang đi qua, bên đây bờ hồ là hàng cỏ xanh mơn mởn được trải dài khắp trong tranh.
Khiết Anh cầm lấy tranh và hỏi: “Lão bá cho hỏi bức tranh này bao nhiêu ạ?” Mọi người nghe giọng ngọt ngào ấy thì vội quay sang nhìn.
Ôi mẹ ơi tiên nữ hạ phàm! Khiến cho tất cả nam nhân ở đó đều ngơ ngác mà ngắm nhìn.
Nữ nhân bán tranh đã đẹp nhưng người này lại tuyệt mỹ hơn.
Quả nhiên là mỹ nhân, chỉ một cử chỉ nhỏ cũng khiến người ta xiêu lòng a!!!
Ông lão cười hiền đáp: “Bức tranh này lão vẽ hơi tốn công nên giá hơi cao.
Hai mươi lượng bạc.”
Mọi người nghe giá thì thất thần, một người trong đó nói: “Lão già! Ông đừng thấy nàng ấy là nữ nhi mà ức hiếp.
Tranh này làm gì có giá hai mươi lượng chứ?”
Một tên khác cũng nói: “Đúng đó! Tranh ông dát vàng lên hay sao?” Mấy kẻ đứng ở đó cùng nhao nhao lên: “Đúng đó! Đúng đó!”
Ông lão vẫn không tức giận mà lại cười nhẹ nói: “Lão bày hàng ở đây bán đã hơn hai mươi năm, tranh lão vẽ luôn dùng loại mực tốt nhất.
Nên giá có hơi đắt hơn so với tranh người khác.”
Tên nọ vẫn cố cãi: “Ông định ăn cướp sao mà thét giá ngất trời vậy chứ?”
Tên khác cũng phụ họa: “Đúng vậy! Đừng nghĩ có chút tài hoa mà làm tiền như vậy chứ! Ở đây cũng có tiệm khác hay cô nương qua bên đó mua tranh đi.”
Khiết Anh bản tính vốn không thích nơi đông người, đứng xem nãy giờ là nàng đã mệt rồi đã vậy còn phải nghe bàn qua tán lại đúng thật là muốn đứt dây thần kinh mà.
Nàng cố gắng nở nụ cười công nghiệp mà nàng vẫn thường
dùng ở hiện đại để đối phó tên lắm chuyện kia: “Cảm ơn công tử, tiểu nữ lại rất thích tranh ở đây.”
Tên kia và mọi người có mặt ở đó bị ngây ngất bởi nụ cười tỏa nắng của nàng còn nàng không quan tâm đến bọn họ mà quay qua hỏi ông lão: “Ông ơi, con mua để tặng người khác, nhưng người này lại ở xa.
Vậy nếu mang đi xa
tranh có bị hư không ạ?”
Ông lão lắc đầu nói: “Lão bảo đảm với cô nương là sẽ không sao.
Nếu sai lão cam tâm để cô đập phá tiềm của lão bất cứ lúc nào.”
Khiết Anh cười nhẹ gật đầu: “Vậy được, con muốn đề thơ lên thêm có được không ạ?”
Ông lão gật đầu: “Dĩ nhiên là được.
Lão sẽ viết theo ý của cô nương.
Xin hỏi cô nương muốn viết gì ạ?”
Nàng trầm ngâm một hồi khẽ nói:
“Tây Hồ thuỷ bích long lanh
Thiên thanh, vân bạch, liễu hoa rũ mình!”
Ông lão nghe xong mỉm cười gật đầu: “Chưa đầy một khắc mà đã suy nghĩ được hai câu thơ miêu tả toàn vẻ đẹp thành Tây.
Cô nương thật là tài nữ.”
Khiết Anh ngại ngùng nói: “Không dám ạ!” Mọi người có mặt ở đó đều dùng ánh mắt ái mộ mà nhìn nàng.
Sau khi viết xong ông lão thổi vài hơi cho khô mực rồi giao lại cho nàng.
Khiết Anh vừa giơ tay định xem lại bức tranh
thì đã có tiếng thét lớn: “Lão già lừa bịp.
Hôm nay bổn công tử sẽ phá nát tiệm tranh của ông!” Mọi người nghe tiếng hét cùng khí thế của tên kia thì vội dạt ra hai bên né đường để tránh tai bay vạ gió.
Còn nàng cũng không hiểu chuyện gì nên cũng đứng ngơ ra nhìn người nọ cưỡi ngựa phi đến..