Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Tình hình ngoại giới các tin đồn nhảm loạn hết cả lên, cả hai cô gái đang dùng nước mắt lau mặt, liệu hai người phụ thân là vua phổ Wilhelm I và thủ tướng Otto von Bismarck nào có thể không hay biết. Mặc dù vẫn biết sống trong hoàng gia và quý tộc gia đình thường có những việc bản thân cũng bất đắc dĩ. Nhưng nếu nói họ là lạnh lùng vô cảm là không đúng. Wilhelm I có chút hối hận, nếu biết được tình cảm của con gái cùng các sự kiện giữa hai người trẻ tuổi thì ông đã đồng ý cho Diêu thiếu và Luise cho xong. Wilhelm I không thể ngờ Diêu thiếu có thể khẳng khái mà khí vào hiệp định không tranh dành quyền thừa kế như vậy. Nhưng đã quyết định rồi thì lúc này thay đổi là không thể, ông chỉ biết tìm cách bù đắp an ủi cho Luise thôi.

Về phía thủ tướng Otto thì cũng không mấy khác, ông ta rất quan ngại về tương lai hạnh phúc của con gái. Về nhan sắc cũng như sự hiểu biết của cô con gái này thì ông rất tự tin. Nhưng vấn đề lại nằm ở tính cách của Diêu thiếu. Một người chỉ biết đến công việc, một vị hôn thê như hoa như ngọc ngay bên mình mà hắn không hề để ý đến trong ba tuần. Bên cạnh đó tên này chỉ lăn lộn với súng ống để tổ chức quân đội của mình, sau đó là vùng vẫy trong đống tài liệu, giấy tờ cùng máy móc cơ khí cùng các nhà khoa học gia điên cuồng. Một vị con rể như vậy liệu có mang được hạnh phúc cho con gái của Otto không thì là một câu hỏi khó trả lời. Lúc này lại thêm tin đồn về Diêu thiếu và Luise khiến cho vị thủ tướng già rất đau đầu, sự việc này có thể tin đấy vì không có lửa thì sao có khói cho được. Nhưng cũng bất lực như Wilhelm I, sự việc đã công bố rồi, muốn thay đổi thì thanh danh của hai gia tộc Wilhelm I và Otto sẽ thối như shit và làm trò cười cho cả quý tộc Châu Âu.

Cách thay đổi thì không được, nhưng bổ cứu thì có, Otto muốn bồi dưỡng tình cảm cho hai người trẻ một chút nếu không thì đến bữa tiệc đính hôn sắp tới sẽ rất khó coi.

Cộc cộc, Diêu thiếu ngẩng đầu lên, không ngờ hắn đã dặn thật kĩ là không thể làm phiền hắn lúc đang suy nghĩ và lập kế hoạch mới. Thật không biết ai còn có cái gan làm phiền hắn như vậy.

- Diêu thủ tướng, tôi là Otto liệu tôi có thể vào không?

Hóa ra là vị nhạc phụ tương lai, quả thật vị này có cái tư cách làm phiền hắn đấy. Diêu thiếu cười khổ mà bỏ cây bút dưới tay xuống, xắp xếp lại những tờ giấy lộn xộn trên bàn lại. Sau đó đứng lên đi mở cửa một cách tử tế.

- Xin mời ngài vào, xin lỗi nơi này hơi có chút lộn xộn.

Otto von Bismarck nhìn qua căn phòng lộn xộn một cách thực sự, không phải lộn xộn theo kiểu sách vở giấy tờ ném tung tóe mà là các ghi chú bằng ngôn ngữ Phương Đông với kí tự abc khắp nơi trong căn phòng. Otto von Bismarck cũng gật đầu tán thưởng, một người trẻ tuổi có thể trấn tĩnh làm một công việc nhàm chán với khối lượng kinh người như vậy thì quả thật không dễ chút nào. Nếu để so sánh thì lúc cùng độ tuổi thì Otto cũng không thể được một nửa kiên nhẫn như vậy. Otto là một người theo chủ nghĩa hoàn hảo, và rất nghiêm túc trong công việc, vậy nên nếu chỉ xét trên mặt chính sự thì ông quá ưng ý với vị con rể tương lai này đó.

- Mời ngài ngồi, thật ra tôi cũng đang muốn gặp ngài thủ tướng cùng bệ hạ để trình bày kế hoạch mới nhất của chúng ta. Có lẽ chúng ta phải thay đổi rất nhiều các tiến trình công nghệ.

Diêu thiếu không đợi Bismarck nêu ra mục đích lão tới đây mà chính mình lại đề cập công việc trước. Otto cũng nhịn lại chuyện nam nữ trai gái vấn đề của con gái ông mà tập trung lại. Vì ông biết những thứ Diêu thiếu chuẩn bị nói rất quan trọng.

- Tôi xin lắng nghe đây.

Diêu thiếu sắp xếp lại tài liệu bằng tiếng Đức mà hắn biên soạn gần xong mà đưa cho Bismarck.

- Nói thật tôi cũng có tư tâm muốn giữ lại công nghệ độc quyền cho Thái Nguyên. Nhưng sự việc là chúng ta đã phát triển mối quan hệ đến mức khó có thể tin nên tôi sẽ phải điều chỉnh lại tất cả. Nói cuối cùng sau khi thành hôn với Maria thì trên ý khĩa tôi và ngài cũng là người nhà rồi. Mối quan hệ giữa hai quốc gia lại thêm một bước lớn tiến triển nên tôi cũng không muốn Phổ quốc đi đường vòng….

Diêu thiếu lần này là trân thành, các cộng cơ turbin là một phát kiến vĩ đại vợt qua thời đại, nhưng cũng vì chúng vượt qua thời đại nên chúng sẽ mang đến những hệ lụy kinh người. Hay nói thật chúng làm một cái hố con mẹ nó bẫy người kinh dị. Các cánh quạt cùng trục rotor của turbine sẽ chịu áp lực cao, độ mài mòn cũng như sự oxy hóa cực lớn từ hơi nước. Những cánh quạt này tuổi thọ sẽ cực ngắn với công nghệ thép lúc này, chế tạo ra các turbin là cái hố lớn cho việc bảo trì bảo dưỡng và nhanh chóng làm kiệt quệ sức lực kẻ nào sở hữu nó. Điều này là vì giới hạn công nghệ gây nên. Trong thời gian ngắn có lẽ chúng sẽ tạo ra sức bật kinh dị nhưng nếu không thể cải thiện chất lượng thép thì chúng lại là gánh nặng đến chết người.

Nghe ý kiến này của Diêu thiếu thì Otto mồ hôi toát ra dòng dòng. Mọi người chỉ nghĩ đến hiệu quả của động cơ mà không hiểu về tổng quan cũng như hệ lụy của nó. Tất nhiên nếu như với tốc độ phát triển luyện kim của thời hiện tại thì tầm 10 năm sau sẽ có thể sử lý vấn đề trên. Nhưng trong 10 năm đó Phổ quốc sẽ phải gồng mình mà bảo trì các động cơ mới đấy.

Nghĩ đến đây Otto cảm thấy may mắn vô cùng, ít nhất lúc này người Phổ đã chính thức có được sự trân thành của bộ não siêu “ bảo bối” này rồi. Ông ta đang nghi ngờ liệu nếu không có mối hôn nhân chính trị kia thì liệu Diêu thiếu có trân thành như lúc này hay không đây. Nói chung là có hay không ông không quan tâm nhất, nhưng ít nhất mối quan hệ sắp thông gia làm cho việc giao tiếp của Otto và người thanh niên “thiên tài” này thêm gần gũi hơn nhiều.

- Ý tưởng của tôi là bỏ qua hết về hiệu suất mà tập trung vào công suất để dựng lên một máy phát điện công suất khổng lồ nhất và thực hiện hồ quang điện công nghệ. Có lẽ ngài không hiểu về hồ quang điện nhưng tôi có thể giới thiệu qua như sau. Humphry Davy mô tả trong một bài báo năm 1801 về hiện tượng phóng điện qua hai tấm than carbon điện cực. Nhưng do dòng điện không đủ công suất, áp suất không đủ thấp, không đủ môi trường giàu oxi. Nhưng chúng ta sẽ dựng lên một nhà máy điện công suất khổng lồ sau đó sẽ tạo ra dòn hồ quang điện chạy vòng. Nhiệt độ sẽ của nó sẽ là từ 3000- 3500 độ C có thể nhung chảy bất kì vật liệu nào trên thế giới lúc này….

Thủ tướng Otto rất bất ngờ, ông không thể tưởng tượng được tại sao lại cần cái gọi là hồ quang điện này để làm gì.

- Nhưng chúng ta cần cái lò “hồ quang điện” này để làm gì vậy? nó có thực sự cần thiết trong thời điểm này hay không?

Bismarck rất thực tế, ông thật thấy động cơ phát triển cho các nhà máy và chiến hạm là quan trọng nhất trong lúc này đó.

- Không hồ quang điện rất quan trọng với chúng ta, thứ nhất chúng ta không cần nhiều lò hồ quang mà chỉ cần một lò duy nhất để đạt được bước đột phá ban đầu. Từ lò hồ quang thì chúng ta có thể tạo ra được nhiều hợp kim chất lượng cực cao. Đủ để đáp ứng nhu cầu chế tạo các turbin chất lượng. Thứ hai đó là lò hồ quang điện có thể sản xuất một nhất được gọi là đất đèn, thứ này có thể sinh ra ngọn lửa đơn lẻ lên đến hơn 2000 độ C. khi có nó chúng ta dễ dàng có thể kết nối các kết cấu cơ khí lại với nhau mà không cần vất vả dùng đai hay bulong như lúc này. Thành thử ra chế tạo động cơ turbine hay mọi máy móc cơ khí khác đều dễ hơn. Bản kế hoạch của tôi đã nói rõ….

- …. Bên cạnh đó chúng ta còn có thể dùng dòng điện với hiệu điện thế cao để dùng cho tôi thép. Với cách tôi thép này thì đảm bảo các tấm thép trang bị cho chiến hạm sẽ mỏng đi nhưng vẫn bền chắc tạo tiền đề giảm trọng tải trên diện rộng của chiến hạm. Ngay cả các vũ khí cỡ lớn cũng có thể tôi thép bằng dòng điện cực nhanh và hiệu quả cao, chất lượng nòng pháo sẽ tăng lên đến mức vô cùng… Chính vì thế một nhà máy điện công suất cực lớn mới là bước đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị… đến lúc đó rồi thì mọi bước kế hoạch tiếp theo sẽ dễ dàng hơn nhiều….

Bismarch nghe thấy Diêu thiếu nói như lọt vào thiên thư mà không thể hiểu nổi. Những thứ mà Diêu thiếu nói ra dường như nằm ngoài tầm hiểu biết của ông. Chắc chỉ có các nhà khoa học trong lĩnh vực thực tế mới có thể hiểu rõ được phần nào.

- Tôi xin lỗi, nhưng đất đèn là thứ gì và tại sao chúng có thể giúp cho kim loại gắn kết với nhau?

Đây là một vấn đề rất quan trọng, vì lúc này các tấm thép thành phẩm hay các chi tiết máy sau khi được chế tạo thì chỉ có thể gắn kết với nhau bằng các đai thép cộng đinh tán. Nhưng công việc này cực kì phức tạp và tốn thời gian. Ví như một lò hơi của đầu máy hơi nước vậy, phải ghép không biết bao nhiêu tấm thép với đinh tán thì mới có thể thực hiện được. Mà chính các mối ghép này lại trở thành điểm yếu cố hữu giảm tuổi thọ lò hơi.. đây chỉ là một trong những thiết bị cần đai ghép và đinh tán đó… gần như tất cả các máy móc lúc này chế tạo vẫn là đai thép cộng đinh tán để tiến hành ghép nối.

- Đất đèn là Canxi cacbua được sản xuất đơn giản bằng cách nung than cốc và đá vôi trong nhiệt độ trên 2000 độ C. Tất nhiên chỉ có lò hồ quang có thể tạo ra sản phẩm này dễ dàng. Canxi cacbua phản ứng với nước tạo nên axetylen, chất khí này nếu được đốt cùng oxi nồng độ cao thì có thể sinh ra ngọn lửa 2000 độ C, chính vì ngọn lửa này chúng ta có thể dễ dàng nung chảy kim loại và gắn chúng lại với nhau. Công nghệ này gọi là hàn, khi đã công nghệ hàn thì chúng ta có thể dễ dàng không tốn thời gian tạo ra các máy móc khác với chất lượng cao hơn. Điều này là sự thật hiển nhiên.

Tất nhiên những gì Diêu thiếu nói cực kì thuyết phục và được đưa ra bàn luận công khai trước hội đồng các nhà khoa học ở đây. Người Đức quyết định dồn sức để chế tạo một nhà máy điện công suất cao trước mà không quan tâm về việc hiệu suất sử dụng năng lượng. Họ muốn từ cỗ máy gốc này tạo tiền đề cho các máy móc tinh vi hơn tiếp theo. Tất nhiên lúc đó họ sẽ care nhiều hơn đến vấn đề hiệu năng sử dụng năng lượng.

Cuộc bàn bạc rất nhanh nhận được sự đồng thuận của mọi người, các nhà khoa học và kĩ sư cơ khí Đức bắt tay vào thiết kế chế tạo Lò hồ quang điện đầu tiên trên thế giới cùng với một động cơ phát điện cực kì khủng bố. Nhưng lúc này công việc của Diêu thiếu lại rảnh hơn. Các nguyên tắc thì hắn đã nói cả rồi, nếu muốn nói sâu hơn thì bố hắn cũng không biết, để mấy bộ não Đức đau đầu đi.

Lúc này mới có được chút thời gian thì Diêu thiếu lại sửa soạn đi quân doanh 3 ngàn người do Trần Văn Vân chỉ huy. Từ khi có được tin tức mình phải tự chiếm lấy xứ Wietze thì Diêu thiếu đã hạ lệnh chưng binh tại Berlin và các vùng lân cận. Tất nhiên điều này phải được sự phê chuẩn của quốc vương Phổ, vì nói gì thì nói Diêu thiếu chưng là con em người Phổ trên đất Phổ sau đó đem đi đánh xứ Wietze. Không có sự đồng ý của Vua Phổ, không có sự ủng hộ của thủ tướng là không được.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui