Trong hội Fan cuồng
Fan thứ 1: Hình mặt người đang quay cuồng.
Có phải soái ca vừa tung đoạn ghi âm tiếng đàn của tỷ tỷ cho chúng ta không? Mọi người ơi tôi đang ở đâu? Ai đó đập tôi một phát với, tôi đang ở đâu thế này?
Fan thứ 2: Để mị bấm nghe cái.
Fan thứ 3: Trùi ui, anh chị lãng mạn qué, chớt con người ta, ôm tim..
Fan thứ 4: Tỷ tỷ đàn cho anh í nghe á? Rồi anh í ghi âm và tung lên cho chúng ta nghe ké á? Sao mờ đáng iu dzị.
Ôm tim..
Fan thứ 5: Mị iu cặp đôi này qué.
Mị đang làm một cái vi đê ô cờ líp về cả quá trình hai anh chị mới bít nhau.
Khi nào xong mị sẽ cho các chế xem.
Bảo đảo không lởn mợn không ăn ziền.
+500 anh em: Lót dép, hóng clip, hóng clip.
* * *
Ngày hôm sau vào bệnh viện, An Nhiên việc đầu tiên là nộp đơn xin nghỉ việc.
Trưởng khoa nhìn cô.
"Em suy nghĩ kỹ chưa? Nộp rồi thì không rút lại được đâu."
"..."
An Nhiên nhìn khuôn mặt không cảm xúc của Trưởng khoa mà ngao ngán: "Dạ, em đã suy nghĩ kỹ."
"Điều kiện ở đây em sẽ học hỏi được rất nhiều điều, còn có thêm thu nhập mấy lớp giảng dạy bên đại học nữa.
Em không thấy tiếc nuối sao?"
Điều cô tiếc nuối là không được nhanh chóng được rời khỏi nơi đây ngay lập tức để khỏi nhìn thấy bộ mặt giả nhân giả nghĩa của Trưởng khoa.
Dù sao không có cô thì ông ấy sẽ nhận thêm được ai đó, và sẽ được người ta cảm ơn cũng không tệ.
Cô không nên ở đây ám việc kinh doanh của người ta.
Sớm muộn gì cô cũng bị cô lập, thà ra đi trước khi tình hình tồi tệ hơn.
Thời gian tệ hại nhất của những người đi làm có lẽ là thời gian sau khi báo nghỉ việc.
Dường như cả bệnh viện sắp sửa coi cô như người vô hình.
Bên trường đại học dược cũng bắt đầu hạn chế giờ dạy của cô.
Bất thình các chế độ, sự ưu ái dành cho bác sĩ nội trú hoàn toàn bị co lại.
Phòng khám của cả hai bệnh viện trung ương và y dược cũng hạn chế giờ khám của cô.
An Nhiên giờ đây mới hoàn toàn thấm thía được hết hoàn cảnh hiện tại của mình.
Lúc còn tại vị, bao nhiêu người quây quanh.
Nhưng mà hiện tại, đến điều dưỡng còn chẳng muốn nghe lệnh của cô.
Những người đã từng được cô giúp đỡ cũng xem cô hoàn toàn xa lạ.
Có cần cho cô thấy được lòng người bạc bẽo đến mức này không? Họ khiến cô cảm nhận nếu cô nghỉ việc ngay họ cũng sẽ duyệt lập tức.
Đúng là rồi cuộc vui tàn, mọi người bước đi.
An Nhiên cảm thấy buồn hơn bao giờ hết.
Những ngày này, không còn bôn ba chạy từ bệnh viện trung ương sang bệnh viện đại học khám bệnh, dạy học.
Cô có nhiều thời gian rảnh rỗi.
Sáu năm mài mòn ghế Đại học y dược và năm năm cống hiến trong bệnh viện, đổi lại đến một bác sĩ bình thường cô cũng không bằng.
Ngày xưa lúc còn đi học, bạn bè kháo nhau rằng học thì học vậy thôi, sau này cũng chưa chắc đi theo con đường bác sĩ.
Nếu nhà không có điều kiện hoặc không có người chống lưng thì không thể xin vào làm việc trong bệnh viện.
Nếu chịu khó đi vào vùng sâu vùng xa, có lẽ tìm được việc.
Nhưng vùng sâu vùng xa làm sao có điều kiện rèn luyện tay nghề.
Nhiều bạn sau khi công tác ở vùng sâu một thời gian quay lại tay nghề còn thua y tá ở bệnh viện thành phố.
Nếu ai có điều kiện, chịu bỏ tiền ra xin vào bệnh viện lớn làm việc, không nhận lương, đến lúc đủ thời gian phục vụ bệnh viện và được hành nghề bác sĩ.
Lúc đó An Nhiên không nghĩ nhiều, vì quyết tâm của cô là thi bác sĩ nội trú.
Rồi sau đó phải đỗ thật cao, để được giữ lại bệnh viện.
Điều kiện của cô khi đó tốt hơn các bạn rất nhiều.
Cô có thầy Bình hướng dẫn, có cậu mợ làm việc trong bệnh viện lớn.
Nên cô chưa bao giờ suy nghĩ sâu xa, chỉ dồn hết sức học tập thật giỏi.
Rồi cũng như mơ ước, cô đỗ bác sĩ nội trú, ra trường bằng ưu, được giữ lại bệnh viện.
Một tương lai rộng mở phía trước.
Nhưng giờ đây tương lai đó không còn tươi sáng và cô cũng không dám làm phiền đến thầy Bình.
Dường như khi thầy nghỉ hưu, lòng người cũng bắt đầu lạnh.
Những người đã từng chịu ơn thầy rồi cũng quay lưng.
An Nhiên không muốn thầy phải muối mặt đi xin cho cô vào bệnh viện khác.
Cô dự tính sẽ nghỉ dưỡng sức một thời gian rồi bắt đầu tự xin vào bệnh viện khác.
Dạo này dư dả thời gian, An Nhiên bắt đầu cho mình cơ hội sống thật với sở thích trước đây.
Thật sự cô thích hội họa, vẽ vời, cắm hoa hơn là học y.
Ngày xưa vì mẹ không chiều ý ông ngoại và lỡ làm ông ngoại buồn, nên khi ông ngoại muốn hướng cô học y, và để đền bù cho ông ngoại, cô muốn bù đắp cho ông bằng cách làm theo ý ông.
Cô cứ học theo sự dìu dắt của ông ngoại và cậu rồi sáu năm trôi qua lúc nào không hay.
Nhưng ông ngoại đã không đợi được cô tốt nghiệp, đã mất khi cô mới vào học y được hai năm.
Còn mẹ đã bỏ cô ra đi mãi mãi lúc hai mẹ con mới quay lại Việt Nam năm cô 16 tuổi.
Có lẽ mẹ đã biết trước bệnh của mình nên mới mang cô về Việt Nam xin lỗi ông ngoại và cậu, rồi gửi gấm cô cho hai người giám hộ.
Những người thân yêu của cô lần lượt ra đi.
Giờ đây không còn bận bịu với những ca mổ, những ngày lên lớp, thế là cô ôm giá vẽ ra ban công, vẽ hình ông ngoại và mẹ.
Cô ngồi vẽ say sưa đến chiều, cũng xong hai bức tranh.
Thế là máu nghịch ngợm nổi lên, cô lấy điện thoại chụp hình ông ngoại gửi sang cho cậu, và chụp hình mẹ gửi cho mợ đang du lịch bên trời tây.
Mợ trả lời ngay lập tức: "Ê nhóc, hôm nay nghỉ phép hả? Sao có tinh thần vẽ tranh vậy con?"
"Mợ thấy tranh con vẽ đẹp hôn?"
"Đẹp nhưng không đẹp bằng mẹ con ngoài đời thực."
"Mợ ghen tị với tài hoa của con thì có."
"Ủa mà hôm nay sao lại có hứng vẽ tranh, không đi làm hả Mi?"
"Con nghỉ phép mà."
Mợ nhạy cảm: "Con có chuyện gì không đó?"
"Con làm sao có chuyện gì được hì hì."
An Nhiên giả vờ vui tươi: "Cậu mợ đi chơi có vui không? Trời đang lạnh lắm phải không ạ? Hai người vui quá nên quên đứa cháu tội nghiệp này luôn.
Cậu không thèm trả lời tin nhắn của con luôn."
"Cậu con đang đọc tin nhắn của con đó.
Ha ha con cứ trách tiếp đi.
Cái cậu Philip kia đâu rồi, bỏ con một mình vậy hả?"
"Mợ này, Philip nào chứ.
Chỉ là bạn bình thường thôi."
"Ừa thì bạn bình thường thôi.
Hôm nào cậu mợ về, con dẫn cái người..
bạn bình thường ấy về cho cậu mợ nói chuyện nhé!" Giọng mợ hài hước.
"Bạn bình thường thì dẫn về làm gì ạ? Khi nào con có người yêu con sẽ dẫn về ra mắt luôn.
Thôi con không phiền cậu mợ tâm sự mỏng.
Con đi dọn nhà đây ạ!"
An Nhiên tắt máy, tự nhiên linh cảm trỗi dậy, thế là thay vì đi dẹp giá vẽ, cô bèn giở điện thoại ra, tìm hình Philip đứng giữa tuyết, ngồi vẽ lại thật sống động.
Cô ngồi cặm cụi tới tối, bức tranh cũng hoàn thành.
Bước cuối cùng là chụp và gửi sang cho ai kia, kèm theo lời chú thích vô cùng đáng ăn đòn: "Chính chủ không được đẹp, nên tôi mạo muội tạo hình lại cho đẹp."
Ý chính là gì? Tôi vẽ anh đẹp hơn người thật đấy nhé.
Bên này Philip vốn còn chưa thức giấc, vì tối qua cả nhà hội họp đến khuya.
Có điều trong đầu anh đã lập trình sẵn buổi sáng ở Mỹ là buổi tối ở Việt Nam nên sáng anh sẽ tranh thủ dậy gọi cho An Nhiên.
Trong đầu anh hiện tại chỉ có hai chữ An Nhiên là quan trọng nhất nên vừa nghe âm báo điện thoại, dù không nghĩ An Nhiên sẽ nhắn anh, nhưng anh vẫn chồm sang bàn nhỏ cạnh giường lấy điện thoại.
Thấy tên người gửi là An Nhiên, trong lòng mừng đến mức run tay điện thoại rớt ngay xuống mặt.
Cái môi vinh dự sưng lên một cục.
Nhưng mà đau đớn gì đấy chẳng qua sự sung sướng của con tim.
Anh cầm điện thoại lên mở tin nhắn, thấy ảnh của anh được vẽ lại, nét vẽ sinh động, bằng bút chì.
Môi anh cong lên, tay thì bấm gọi qua: "Nè em vẽ hay ai vẽ?"
"Anh tưởng ai can đảm vẽ lại bức tranh dọa người như vậy?"
"Em làm như tôi xấu lắm không bằng."
"Cái đó là tự anh nói, mà cũng đúng với lời trong lòng của tôi."
"Em đó, chê tôi đi, đợi tôi về Việt Nam sẽ cho em biết hậu quả."
"Sao giờ này anh dậy sớm vậy? Tại tôi nhắn tin làm anh thức giấc phải không?"
"Đâu có.
Tôi cũng chuẩn bị dậy để gọi em rồi.
Nè em vẽ tôi, tôi vui lắm đó."
"Chỉ là tiện tay thôi."
"Không ngờ em cũng có khiếu hội họa.
Em làm tôi bất ngờ đó Nhiên."
"Tôi thích vẽ hơn học y nữa đó."
"Vậy sao ngày xưa em không theo ngành hội họa?"
"Dòng đời xô đẩy thôi." An Nhiên giả bộ ca thán.
"Mà em vẽ đẹp lắm.
Em giữ lại bức tranh này nhé.
Sau này gặp thì tặng tôi nhé!"
"Ai bảo anh tôi sẽ giữ lại? Tí nữa tôi sẽ mang ra lót bàn ăn."
"Đừng mà Nhiên.
Tôi xin em đó, tặng tôi đi mà."
"Mai mốt tôi vẽ bức khác đẹp hơn tặng cho anh."
"Em nói thì nhớ nhé.
Nhưng tôi cũng thích bức tranh này nữa.
Em giữ lại tặng tôi luôn đi."
"Tôi biết rồi.
Bây giờ anh ngủ tiếp đi.
Tôi phải dọn dẹp và nấu cơm tối."
"Vậy em làm đi.
Lúc nào rảnh tôi sẽ gọi lại cho em."
"Chúc anh buổi sáng tốt lành nhé!"
Philip cúp máy, nụ cười vẫn còn bên khóe môi.
Ồ nhưng sao hôm nay cô nhóc này có thời gian vẽ tranh, chuyện ở bệnh viện không còn căng thẳng nữa sao? Hay là có chuyện gì rồi? Ngày mai gọi lại phải hỏi cô mới được, nếu không anh chẳng an tâm.
***
An Nhiên dọn dẹp lại phòng ốc.
Cơ bản ngày thường cô chỉ có một mình, thời gian ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà nên chẳng có ai bày biện.
Mọi thứ vẫn sạch sẽ tinh tươm.
Dọn một lúc, cô chuẩn bị bữa tối.
Đang ăn tối một mình thì điện thoại reo.
Nhìn số là anh Tuyên, học viên ở lớp Y tế cộng đồng cô đã dạy mùa trước.
Không biết sao anh ấy lại gọi cô.
Người này cũng là bác sĩ nhưng đang công tác ở bệnh viện tuyến dưới, trước đây có học một khóa nâng cao ở Đại học y dược.
"Alo!"
"Cô Nhiên.
Tôi đây.
Tuyên lúc trước học ở lớp cô."
"Tôi nhận ra anh.
Có gì không anh Tuyên?"
"Tôi nghe bác sĩ ở bệnh viện cô bảo cô nghỉ việc ở đó rồi.
Giờ cô đang làm ở đâu vậy cô Nhiên?"
"Tôi vẫn chưa xin việc mới."
"Thế thì tốt quá." Giọng anh ta có vẻ vui "Tôi hỏi điều này nếu không ổn thì cô đừng giận nhé?"
"Anh cứ tự nhiên, không sao đâu."
"Tôi muốn mời cô về làm ở bệnh viện dưới này.
Tôi biết điều kiện ở đây không bằng bệnh viện trên đó.
Nhưng cô có thể cân nhắc không?"
"Anh nói vậy tôi ngại quá.
Bệnh viện nào cũng là để giúp người bệnh.
Anh đã có lòng nhớ tới tôi là tôi vui rồi."
"Nhưng cô có đồng ý về đây làm không?"
"Thật sự tôi muốn suy nghĩ thêm, vì tôi không muốn xa nhà.
Vả lại dưới đó tôi cũng không biết sẽ ở đâu."
"Bệnh viện sẽ sắp phòng tập thể cho cô, đãi ngộ sẽ không tệ.
Tôi hy vọng cô sẽ cân nhắc và nhận lời."
"Rất cảm ơn anh.
Tôi sẽ suy nghĩ.
Anh cho tôi thời gian, hai ngày sau tôi sẽ trả lời anh nhé!"
"Tôi hy vọng sẽ nhận được câu trả lời đồng ý của cô sớm."
"Cám ơn anh!"
Cuộc điện thoại này khiến tâm trạng cô tốt hơn, ít ra có người đồng ý mời cô về bệnh viện của họ, cho thấy họ hài lòng với năng lực của cô.
Cô thấy mình đã có một con đường để đi.
Tuy nhiên cô sợ mình không quen với môi trường ở dưới kia nên có lẽ cô sẽ không nhận việc ở đó.
Có điều anh Tuyên đã không để cô phân vân, dường như đoán trước cô sẽ từ chối nên hôm sau anh ấy lại gọi cô thuyết phục thêm.
Tánh An Nhiên ngại từ chối người ta thế là cô nhận lời.
Bệnh viện có vẻ thật sự cần người nên anh Tuyên giục cô nhanh chóng xuống nhận việc.
Vậy nên đầu tuần sau cô khăn gói xuống chỗ anh Tuyên.
Ngồi trên xe khách, cảm thấy lòng bồi hồi.
Chưa ra khỏi thành phố đã thấy nhớ nhà, cô rất muốn gọi xin lỗi anh Tuyên và quay lại nhưng thấy người ta nhiệt tình đang mong cô xuống, cô đâm ra không thể từ chối được..