Loay hoay dưới bếp nghe thấy tiếng gọi của bà chủ chị Lan liền vội chạy lên.
Hốt hoảng khi nhìn thấy bà Phượng đang ngồi ngay bậc cầu thang sợ lại giống lần trước chị thốt lên.
– Bà chủ, bà chủ muốn đi đâu? Để tôi..
Không biết chị giúp việc đang lo lắng cho mình hay là sợ bị liên lụy nhưng sự cuống cuồng của chị Lan khiến bà Phượng cảm thấy buồn cười.
– Chị làm gì mà như gà mắc đẻ vậy?
– Dạ tại tôi sợ bà chủ bị té như lần trước nhưng mà sao bà không nằm trong phòng nghỉ ngơi ra đây làm gì?
Bà Phượng thở dài.
– Nằm hoài trong phòng cũng ngột ngạt, tôi muốn đi xuống nhà cho khuây khỏa đầu óc.
– Vậy để tôi cõng bà xuống dưới.
Nói rồi bà Phượng lập tức ngồi lên lưng hai tay ôm chặt lấy cổ chị giúp việc, khệ nệ chị Lan cõng bà Phượng đặt xuống ghế
– Bà ngồi xuống đây đỡ đi để tôi chạy lên lấy chiếc xe xuống.
Chị Lan tiếp tục trở lên lầu mang chiếc xe lăn xuống đỡ bà Phượng ngồi vào.
– Chị giúp đẩy tôi ra phòng khách đi.
– Dạ.
– Mấy hôm tôi nằm viện ở nhà có chuyện gì không chị Lan?
– Dạ mọi việc cũng bình thường bà chủ.
– Ừm vậy thôi chị đi xuống làm công việc đi, tôi ngồi đây được rồi.
– Dạ, bà có cần gì thì gọi tôi.
Dứt lời chị Lan quay người trở xuống bếp.
Ngoài sân chiếc xe ô tô chở ông Thành đi làm đang chạy vào, bước xuống ông đi thẳng vào nhà.
Vừa nhìn thấy chồng bà Phượng liền thắc mắc.
– Nay sao ông về sớm vậy?
Đặt chiếc cặp sách trên bàn ông Thành ngồi xuống ghế.
– Nay trên công ty cũng ít việc chủ yếu là duyệt mấy cái hồ sơ, tranh thủ vừa xong là tôi chạy về liền sợ bà ở nhà một mình buồn.
Cảm thấy vui khi biết chồng vẫn lo lắng để tâm đến mình bà Phượng mỉm cười nói.
– Tôi ở nhà còn chị Lan có gì đâu mà ông lo với lại đó giờ ông cũng đi làm suốt còn thằng Trung thì lâu lâu mới về một mình tôi cũng ở nhà đấy thôi.
– Thì lúc trước khác còn bây giờ chân bà đang băng bột đi lại cũng khó khăn hơn tôi chỉ sợ bà một mình rồi cảm thấy tủi thân mà bà đã quen với chiếc xe này chưa?
Bà Phượng thở dài.
– Ừm..thì không quen cũng phải quen, biết đến khi nào tôi mới có thể đi đứng lại bình thường được đây.
– Thì từ từ bà đừng nôn nóng chẳng phải bác sĩ cũng có nói chân bà đang dần bình phục không lâu thì được tháo bột rồi hay sao.
Nghe vậy bà Phượng cũng thấy mừng nhưng trong lòng thừa biết chuyện tháo bột không phải một sớm một chiều muốn liền là được.
– Ừm tôi biết rồi.
Tuy ngoài miệng nói vậy nhưng ông Thành có thể nhận ra sự buồn bã , khó chịu bên trong của vợ mình khi phải ngồi trên chiếc xe lăn bất tiện.
Không nỡ nhìn thấy bà buồn bất giác ông nghĩ tới Hải Yến, mỗi khi cô qua chơi hầu như ông đều thấy sự tươi cười vui vẻ của vợ, ông nói.
– Bà đừng có buồn rồi cũng đi lại bình thường được thôi hay là để tôi gọi cho anh Nghĩa nhờ con bé Hải Yến sang đây chơi thường xuyên với bà cho vui..
Nhắc đến Hải Yến vô tình gợi nhớ lại thái độ của cô lúc đến thăm mình trong bệnh viện khiến bà có chút bâng khuâng suy nghĩ, bà Phượng ngập ngừng.
– Ông này, ông thấy con bé Hải Yến như thế nào?
Thắc mắc, khó hiểu tại sao vợ lại đặt câu ra hỏi trong khi mình chưa thật sự tiếp xúc nhiều với con bé bằng bà ấy.
– Sao bà lại hỏi tôi chuyện này lẽ ra bà là người thường xuyên gần gũi thân thiết với con bé hơn tôi thì phải hiểu rõ mới đúng đằng này hỏi ngược lại tôi.
– Thì ông nói đi, ông thấy con bé tính tình ra sao? Có hợp với thằng Trung nhà mình không?
Ông Thành lắc đầu không biết bà vợ đang có suy tính gì trong đầu.
– Bà hỏi thì tôi mới nói đó thôi
Bà Phượng mỉm cười gật đầu
– Ừm
Ông Thành liền bộc bạch.
-Theo tôi thấy con bé Hải Yến không phải là không tốt tôi biết nó rất thương thằng Trung nhà mình nhưng tính tình con bé này có phần đỏng đảnh và đanh đá chắc do là con một nên được gia đình bên đó cưng chiều thành ra hay giở thói tiểu thư.
Tôi nghĩ Hải Yến không hợp với thằng Trung nhà mình nhưng bà thích và muốn con bé về làm dâu thì tôi cũng không có ý kiến ngặt nổi con mình nó nhất quyết không ưng thì cũng đành bó tay.
Bà Phượng vẻ mặt trầm ngâm, suy tư khi nghĩ về ngày hôm đó trong bệnh viện, cũng là con gái như nhau nhưng Hải Yến và Ngọc Châu cả hai hoàn toàn khác nhau, một người dù bị mắng nhiếc đuổi xua nhưng vẫn không giận đã vậy còn hết lòng ân cần chăm sóc cho sức khỏe của mình trong khi Hải Yến thì đã quá thân thiết, bản thân rất thương yêu cô nhưng thái độ của Hải Yến khiến bà có chút hụt hẫng thất vọng.
Bà Phượng thở dài nói.
– Nghe ông nói vậy làm tôi càng thấy bâng khuâng, thiệt tình là tôi rất thương và mong muốn Hải Yến làm dâu nhà mình.
Tôi đã từng suy nghĩ sau khi khoẻ lại có thể đi đứng bình thường gia đình mình sẽ sang đó thưa chuyện cho hai đứa cưới sớm nhưng giờ thì tôi lại có suy nghĩ khác, tôi không nên vội vàng vì tôi sợ mình sẽ hối hận và làm khổ con trai.
Bất ngờ khi biết suy nghĩ và thái độ của vợ dành cho Hải Yến khác hẳn lúc ban đầu ông Thành cảm thấy lạ lẫm, chưa quen.
– Chuyện gì đã làm cho bà thay đổi đột ngột vậy? Chẳng phải bà rất muốn cưới cưới Hải Yến cho thằng Trung hay sao?
– Ừm thì lúc trước là như vậy nhưng kể từ cái hôm trong bệnh viện đến bây giờ thì tôi lại suy nghĩ khác.
Khó hiểu lại càng thêm khó hiểu, ông Thành thắc mắc thêm.
– Mà có chuyện gì khiến bà khi không lại thay đổi suy nghĩ như thế?
Bà Phượng ngập ngừng sau đó kể lại câu chuyện hai mẹ con Hải Yến đến thăm và sự có mặt không cần thiết nhưng lại khiến bà có một ấn tượng khác hơn về Ngọc Châu cho chồng được biết.
Sau khi nghe qua mọi chuyện ông Thành cũng hiểu phần nào sự thay đổi từ vợ.
Đặt tay sờ vào chiếc cằm đầu gật gù ông Thành nói
– Hôm nay bà nói tôi mới nhớ, cái hôm bà được đưa vào bệnh viện cô gái đó cũng vào cùng thằng Trung nhà mình nhưng vì lu bu với lại lo lắng cho bà nên tôi cũng không để ý.
Tôi nghĩ chưa chắc gì cô ta là người xấu hơn hết thằng Trung nhà mình cũng không phải khờ khạo mà dễ dàng qua mặt, nó chấp nhận yêu và một mực muốn đến với cô ta thì ắt hẳn nó cũng hiểu được con người cô gái đó như thế nào.
Còn về Hải Yến thì cứ để từ từ nếu cảm thấy không được thì tôi sẽ là người nhận sai với vợ chồng anh Nghĩa, bà đừng lo.
Ngẫm nghĩ nhận thấy những lời phân tích vừa rồi của chồng không phải là vô lý.
Có lẽ mình đã quá nóng vội để đánh giá nhân phẩm của một con người, nếu cô ta là một kẻ tham lam thì mình đã có cách khiến cô ta lộ rõ bản chất.
Bất giác bà Phượng mỉm cười vẻ mặt đầy sự toan tính.
Sau nhiều ngày trong bệnh viện vất vả mất ngủ chăm sóc cho mẹ giờ đây bà ấy đã được xuất viện nhưng Thành Trung thì phải bận rộn hơn với mớ hồ sơ, sổ sách bên nhà hàng.
Công việc còn tồn đọng rất nhiều anh phải mất gần hai ngày để giải quyết nhưng đến nay vẫn chưa xong.
Trên bàn vẫn còn một vài hộp đồng với đối tác chờ anh ký duyệt nhưng lúc này Thành Trung có vẻ mệt mỏi, anh ngồi gục đầu trên ghế đôi mắt khép nhẹ liên tục lấy tay xoa đều lên hai bên vùng trán.
” cốc…cốc..cốc”
Tiếng gõ cửa phát ra từ bên ngoài, Mỹ Liên quản lý nhà hàng và cũng là bạn của Thành Trung bước vào.
– Anh sao vậy? Hình như anh không khỏe hả?
Ngẩng đầu lên nhìn thấy Mỹ Liên Thành Trung nói.
– Là em hả? Tìm anh có việc gì không? Hộp đồng anh vẫn chưa xem hết.
– Không,tại em thắc mắc sao giờ này anh vẫn chưa về hay là hôm nay tính tăng ca hả sếp?
Ngỡ ngàng nhìn lên đồng hồ Thành Trung giật mình nhận ra đã hơn 7 giờ tối.
Bận rộn chạy đua với mớ công việc gần như đã quên luôn cả thời gian, giờ giấc.
Anh quay qua nhìn Mỹ Liên nở một nụ cười gượng gạo với vẻ mặt đầy mệt mỏi.
– Đã trễ vậy rồi sao em vẫn còn chưa về?
– Anh lại quên nữa rồi, công việc và chức vụ của em là quản lý sao lại có thể ra về trước khi nhà hàng đóng cửa.
Thành Trung ngượng ngùng.
– Anh quên…
Dáng vẻ mệt mỏi của anh sếp làm sao có thể qua được cặp mắt tinh tế của Mỹ Liên.
– Em thấy sức khỏe của anh không ổn chắc là do mấy nay chăm sóc bác gái trong bệnh viện hay là anh về nhà nghỉ ngơi đi đừng có ráng không khéo lại đổ bệnh.
– Anh không sao đâu, ngồi nghĩ một lát là bình thường trở lại liền, cảm ơn em mấy ngày qua đã giúp anh quản lý nhà hàng.
– Có gì đâu anh Trung, mình là bạn bè với lại đây cũng là công việc của em mà.
Vậy thôi em về phòng trước còn anh nên về nghỉ ngơi đi.
Dứt lời Mỹ Liên quay người rời đi bất chợt nhớ ra còn việc chưa nói với Thành Trung nên liền quay đầu lại.
– À chút nữa em quên mất, anh xem sổ sách em làm những ngày qua có gì không rõ hay có sai sót gì thì cho em biết nghe.
Thành Trung mỉm cười gật đầu.
Mỹ Liên vừa rời đi Thành Trung nhanh chóng tắt ngay chiếc máy tính trên bàn làm việc để chuẩn bị ra về.
Cùng lúc này anh lại nhận được cuộc gọi đến từ số máy của mẹ mình nên liền cầm lên.
– Da, con nghe đây mẹ.
Bên kia đầu dây giọng bà Phượng cất lên.
– Hôm nay con về nhà ăn cơm với ba mẹ nghe, mẹ có chuyện này muốn nói với con.
– Dạ, con biết rồi.
Vậy thôi nghe mẹ.
Tắt điện thoại Thành Trung vẻ mặt suy tư, mấy ngày liền không ở bên cạnh mẹ con Ngọc Châu anh cảm thấy có lỗi vừa định về nhà dùng cơm với hai mẹ con thì lại nhận được cuộc gọi đến từ mẹ mình, bà mới vừa xuất viện anh không thể chối từ.
Hôm nay lại đành phải thất hứa, không nỡ để Ngọc Châu chờ lâu anh liền cầm lấy điện thoại lên gọi về cho cô ấy.
Vừa mới cho Bình An ngủ xong, ngẫm nghĩ mới đây mà con bé đã gần 4 tháng và đó cũng là ngần ấy thời gian mà tôi nghĩ làm để ở nhà chăm con.
Mấy hôm trước tôi có nói chuyện điện thoại với chị Liên được biết thời gian này công việc ngoài nhà hàng khá bận rộn.
Giờ đây bé An cũng đã lớn hai mẹ con tôi không thể suốt ngày dựa dẫm nhờ vả vào anh Trung hoài được với lại tôi cũng không muốn gia đình anh ấy nghĩ rằng tôi quen anh chỉ để lợi dụng.
Tôi muốn được đi làm lại kiếm tiền nuôi con nhưng chuyện này tôi không thể tự ý quyết định mà cần phải hỏi qua ý kiến của anh Trung vì dù sao anh ấy cũng là người yêu và cũng là ông chủ của tôi.
Nghe anh nói mẹ anh ấy đã xuất viện, mấy hôm nay anh vừa chăm bác gái đã vất vả lắm rồi sau khi về nhà không chịu nghỉ ngơi còn phải giải quyết công việc bên nhà hàng tôi lo sức khoẻ của anh ấy sẽ không chịu nổi vì vậy đã nấu sẵn nồi canh gà tiềm đợi anh ấy về tẩm bổ sẵn tiện thỏ thẻ với anh thử xem sao nhưng đến giờ vẫn chưa thấy về nhà không lẽ lại tăng ca.
Tôi cầm điện thoại lên vừa định gọi cho anh thì chưa gì anh Trung đã gọi về,tôi bắt máy
– Dạ, em nghe.
Anh về chưa?
Giọng Thành Trung ngập ngừng.
– Anh xin lỗi, em ở nhà ăn cơm trước đi không cần phải chờ anh.
Mẹ vừa mới gọi điện kêu anh về nhà có chút việc.
Vậy là hôm nay anh ấy phải về nhà, tôi lại ăn cơm một mình thế còn nồi gà tiềm thì sao.
Tự dưng tôi hơi buồn nhưng làm sao có thể trách anh cho được.
Bên nhà bác gái mới xuất viện anh Trung lại là con một trong lúc này anh không thể bỏ mặc mẹ mình được lẽ ra là người yêu của anh tôi phải hiểu và nghĩ cho anh ấy nhiều hơn sao lại buồn bã, hờn dỗi anh thế này.
– Ngọc Châu,em đâu rồi?Có phải em đang buồn anh đúng không?
Tôi đang chìm vào những suy nghĩ vu vơ mà quên mất anh Trung đang chờ để được nghe câu trả lời của tôi ở đầu dây phía bên kia.
Có lẽ sự im lặng vừa rồi của mình đã làm cho anh Trung nghĩ rằng tôi đang buồn anh ấy.Tôi nhanh miệng.
– Dạ em đây, nãy giờ con khóc em phải vỗ con.
Em nghe rồi anh về bên nhà ăn cơm với bác đi.
– Em không nghĩ gì thật chứ?
Tôi không dám nói với anh Trung quả thật mình có chút hơi buồn vì tôi hiểu tính anh ấy nếu mà biết tôi không vui thì chắc chắn anh sẽ mặc kệ hết tất cả để chạy về với tôi nhưng tôi thì không muốn như vậy.
Tôi mỉm cười.
– Dạ em không sao đâu anh, anh về chơi nhớ ở lâu một chút cho hai bác vui.
Cảm động vì sự hiểu chuyện của người yêu Thành Trung ngọt ngào nói.
– Cảm ơn em đã thông cảm cho anh, anh sẽ tranh thủ về sớm với hai mẹ con.
Bye em.
– Dạ em biết rồi, bye anh.
Kết thúc điện thoại với Ngọc Châu Thành Trung nhanh chóng thu dọn bàn làm việc.
Anh đứng lên cầm lấy chiếc áo khoác tiến lại cánh cửa đưa tay tắt đi công tắc đèn trong phòng rồi quay người rời đi.
Biết Thành Trung chịu về nhà ăn cơm bà Phượng vui mừng đẩy xe vào bếp.
– Chị Lan, nay thằng Trung về coi nấu món gì mà nó ưa thích nghe chị.
– Dạ, tôi biết rồi bà chủ.
Vài phút sau, nghe thấy tiếng xe phía trước sân biết là Thành Trung về bà Phượng liền hớn hở đẩy xe ra.Từ trong xe anh bước xuống.
– Ngoài này gió lớn sao mẹ không ở trong nhà mà đẩy xe ra đây làm gì, để con đưa mẹ vào.
– Con đói bụng chưa? Để mẹ nói chị Lan dọn cơm.
Dứt lời bà Phượng quay đầu vào trong lớn tiếng gọi.
– Chị Lan,Thành Trung về rồi coi dọn cơm lên đi chị.
Ngồi trong phòng khách đảo mắt nhìn xung quanh bất giác anh quay sang mẹ.
– Ba đi làm chưa về hả mẹ?
– Ba con đang tắm trên lầu, ông ấy xuống liền bây giờ.
Vừa nói dứt câu thì từ trên lầu ông Thành đi xuống.
– Con về khi nào sao hai mẹ con không xuống ăn cơm luôn còn ngồi đó.
– Dạ con cũng mới về thôi ba.
Cùng lúc này chị Lan từ dưới bếp chạy lên.
– Dạ tôi dọn cơm xong hết rồi,mời ông bà chủ với cậu Trung xuống ăn luôn cho nóng.
Ông Thành lật đật đi xuống trước Thành Trung đẩy mẹ mình theo sau.
Ngồi vào bàn với vẻ mặt hớn hở ba Phượng liên tục gắp thức ăn bỏ vào chén cho con trai.
– Con ăn đi, toàn là những món mà con thích không đó.
Nhìn vào chén đầy thức ăn, bên cạnh còn cả ba lẫn mẹ Thành Trung chợt buồn bã khi nhớ tới Ngọc Châu đang phải ăn cơm một mình ở nhà bất giác anh ngây người xụ mặt.
– Trung sao con không ăn đi mà ngồi thẫn thờ làm gì vậy?
Thành Trung giật mình ngập ngừng nói.
– Dạ..không có gì.
Ba mẹ ăn cơm đi.
Bà Phượng bên ngoài tươi cười nhưng thật ra đã nhìn thấu tâm tư của con trai từ lâu.
Bà giả vờ dọa ý.
– Con có còn qua lại với cô gái đó không vậy?
Tưởng mẹ lại có ác cảm muốn ngăn cấm tình cảm của hai đứa Thành Trung liền đặt đôi đũa xuống bàn nhìn thẳng vào ánh mắt bà Phượng.
– Tình cảm giữa con và Ngọc Châu rất tốt có phải mẹ lại muốn con từ bỏ cô ấy để cưới Hải Yến đúng không? Con đã nói rồi con chỉ xem Hải Yến như em gái người con gái con yêu và muốn cưới chỉ có duy nhất một mình Ngọc Châu.
Nếu mẹ gọi con về chỉ vì chuyện này thì con xin lỗi không thể nghe theo lời mẹ được.Con thấy no rồi, ba mẹ ăn đi con xin phép về trước.
Dứt lời Thành Trung liền đứng dậy vừa định quay người rời đi bà Phượng liền lên tiếng.
– Khoang đã, con hiểu lầm ý của mẹ rồi, con ngồi xuống nghe mẹ nói cho xong rồi hẳn ra về cũng được.
– Mẹ con nói đúng đó, ngồi xuống nghe biết đâu điều bà ấy sắp nói ra sẽ làm con thay đổi ý suy nghĩ thì sao.
Biết ý định của vợ ông Thành cũng lên tiếng nói giúp.
Thắc mắc không hiểu mẹ đang suy tính điều gì trong đầu Thành Trung liền ngồi xuống.
– Còn có chuyện gì mẹ nói luôn đi..