Yêu Như Sinh Mệnh


Buổi tối thanh mịch trong con hẻm vắng lặng.

Dưới đất là một cô gái với khuôn mặt đã nhem nhuốc đầy bùn lầy.

Váy áo trên người cô ta đúng nghĩa sành điệu.

Nhưng cô ta lại phải bò xuống đất vì run sợ.
Bên cạnh đó, cô gái có dáng dấp thanh mảnh, phong cách thời thượng không kém đang đứng oai nghiêm nhìn xuống cô ta.

Đằng sau cô gái nhỏ còn có vài người đàn ông theo cùng bảo vệ.
– Cô Quỳnh, cô muốn xử lý cô ta thế nào đây?
Cô gái nhỏ, cũng chính là Lưu Nhã Quỳnh dõng dạc nói to.
– Cuộc đời Lưu Nhã Quỳnh này ghét nhất là loại người ỷ mạnh hiếp yếu.

Yến Nhi, lần này là cô xui xẻo đã làm chuyện đại kỵ trước mặt của tôi.

Nhưng mà cô hay thật, tôi còn chưa kịp làm gì thì cô đã tự lăn lê bò lết biến thân thể mình thành ra cái thứ gì luôn rồi.

Chuyện này nếu ai không biết còn tưởng tôi lấy mạnh đánh một mình cô thành ra thế này đấy.

Cô định chơi trò ăn vạ à?
Yến Nhi là cô gái đang ngồi dưới đất.

Vừa rồi trong nhà hàng, cô ta ỉ mình có thân có thế nên ức hiếp một nhân viên phục vụ một cách quá đáng.

Nhân viên chỉ lỡ làm bay miếng khăn giấy khô chưa sử dụng lên bàn ăn của cô ta.

Cô ta liền tức giận ném nguyên một đĩa thức ăn còn nguyên lên người nhân viên.

Nhiệt độ của món ăn không quá nóng để khiến nhân viên bị bỏng.

Nhưng nó cũng đủ nóng để mảng da bị chạm vào phải đỏ ửng lên ngay lập tức.
Dù nhân viên đã cố nén lại nỗi đau rát và cúi đầu xin lỗi.

Nhưng cô ta lại đỏng đảnh cắn hoài không chịu tha.

Dẫu sao cô và Yến Nhi cũng là chỗ quen biết.

Mặc dù không thân không thù, nhưng chứng kiến cảnh tượng đầy tâm cao khí ngạo của cô ta, Nhã Quỳnh lại thấy chướng mắt.

Lúc còn đi học cô ta đã như vậy.

Bây giờ bước ra đời vẫn không có chút thay đổi nào.

Ba mẹ cô ta đúng là chiều đến hư con luôn rồi.
Giờ đây khi ngồi dưới chân Nhã Quỳnh, Yến Nhi bày ra bộ mặt đầy thương tâm rồi nói như khóc.
– Tôi không có ý ăn vạ gì.

Nhưng mà cô đừng hù dọa tôi, tôi đang sợ lắm đấy.
– Hum, tôi đã làm gì cô đâu mà nói là tôi hù doạ.

Từ nãy đến giờ đến một cọng tóc của cô tôi còn chưa đụng vào mà.
– Vậy tôi muốn đi về mà cô cùng bọn người này đi theo sau tôi làm gì?
– Hơ, cô đúng là lạ thật.

Lối đi này nhà cô đã đứng tên rồi à? Tôi muốn đi đâu là chuyện của tôi.

Nếu cô không làm việc gì sai trái thì sao phải sợ bóng sợ gió như vậy?
Thật ra Nhã Quỳnh cũng không muốn làm gì cô ta cả.

Chỉ là thấy cô ta quá đỗi kiêu căng nên mới muốn hù dọa một chút thôi.

Không ngờ chỉ mới đi theo một đoạn cô ta đã sợ đến nỗi bò xuống dưới đất luôn rồi.
– Nhã Quỳnh, Nhã Quỳnh, anh biết là em ở ngoài này mà.

Vừa nãy đi vệ sinh ra ngoài không thấy em đâu.

Anh đoán ngay là em đi tính sổ với cô ta nên chạy ra đây tìm.


Không ngờ em ở đây thật.
Người vừa chạy tới là người yêu thầm cô, Đặng Quốc Đại.

Nhìn anh chạy vội đến nỗi thở hổn hểnh khiến cô phải đi qua vỗ lưng anh.
– Anh chạy làm gì chứ? Sức khoẻ đã không tốt mà cứ thích vận động mạnh.

Nào, anh thấy sao rồi, đã dễ thở hơn chút nào chưa?
Quốc Đại đưa tay ra hiệu không sao rồi nhìn cô.
– Anh không sao, thôi em đừng làm gì cô ta nữa.

Cô ta làm quấy thì mai mốt có trời phạt.

Em đừng nhúng tay vào làm gì.
– Thì em đã làm gì đâu? Anh đừng nói nữa, lo thở đi đã.
– Anh thở xong rồi, chúng ta về thôi.
Quốc Đại liếc mắt nhìn Yến Nhi đang khóc thút thít dưới đất rồi nắm tay cô kéo về.

Nhã Quỳnh ngăn lại hành động này rồi đanh mặt nhìn anh.
– Anh luôn mềm lòng như vậy đấy.

Em còn chưa dạy cho cô ta biết mùi bị ức hiếp mà về cái gì.

Anh đợi em lát đi, không ấy anh về trước cũng được không cần đợi em đâu.
– Chậc thôi mà, đi thôi.
Quốc Đại kéo tay cô đi theo mình quyết không để cô gây thêm chuyện phiền toái.

Anh là Đặng Quốc Đại, là con trai của chủ công ty nước khoáng lớn nhất cả nước.

Cô là Lưu Nhã Quỳnh, là con gái lớn của giám đốc ngân hàng danh tiếng.

Sau cô còn có đứa em gái cùng cha khác mẹ, Lưu Nhã Chi.
Hai bên gia đình là chỗ quen biết nhưng không mấy thân thiết.

Gần đây Đặng Quốc Đại đem lòng yêu mến Lưu Nhã Quỳnh nên đôi bên mới có dịp nói chuyện qua loa vài lần.

Đối với mối quan hệ mập mờ của hai người thì hai bên gia đình đã vạch ra rất nhiều kế hoạch khác nhau nhằm củng cố kinh tế cho đôi bên.
Nhưng điều quan trọng nhất mà không ai chịu để ý đến chính là Nhã Quỳnh vốn không hề thích Quốc Đại chút nào.

Cô chỉ xem anh như bằng hữu, còn chuyện tình cảm trai gái cô chưa một lần nghĩ đến.
Nhã Quỳnh bản tính thiện lương, thích ra tay nghĩa hiệp.

Vì bản thân cô từ nhỏ đến lớn đã chịu không ít thiệt thòi nên tính khí mới phải mạnh mẽ như vậy.

Người ta thường nói sinh ra trong nhà thế gia thì thiệt thòi cái gì? Nhưng sao lại không thiệt thòi khi cô chỉ được sinh ra từ một người phụ nữ không có thân phận? Đúng, mẹ cô không phải là chính thất.

Mẹ cô chỉ là một cô gái bán rượu và có được cô nhờ một lần quá chén với ba cô mà thôi.

Ba vì giữ sự tôn nghiêm gì đó nên chỉ nhận con không nhận mẹ.

Năm cô lên 2 tuổi, ba cô mới chính thức lấy vợ và sinh con.

Kể từ đó cuộc sống của cô như được bước sang một trang mới.

Một trang giấy đầy màu đen và đỏ, đỏ của máu còn đen là chỉ sự u ám trong cuộc đời cô.
Nhã Quỳnh bị Quốc Đại kéo đi một đoạn nên khó chịu vung tay ra khỏi anh.
– Anh đang làm cái gì vậy? Sao mới đụng chuyện anh đã bỏ chạy rồi? Thì ra anh không những có sức khoẻ yếu mà còn nhát gan nữa à?
– Không phải, anh muốn em thêm một chuyện chi bằng bớt một chuyện thôi.
– Tôi đã làm gì đâu mà thêm hay bớt chuyện chứ? Anh đừng có suốt ngày bắt tôi làm cái này không được làm cái kia không được.

Anh phải biết tôi phải anh Ngoại trừ một chút xả giao ra thì không có bất kỳ mối quan hệ nào khác.

Nên cũng mong anh đừng quá xen vào chuyện riêng của tôi.
Thấy cô càng nói càng nóng giận, Quốc Đại liền hạ giọng.
– Thôi xem như là anh sai em chịu chưa? Anh xin lỗi lần sau anh sẽ rút kinh nghiệm.

Trời cũng tối quá rồi để anh đưa em về nhà.

Nếu không ba mẹ em sẽ lo lắng lắm đó.
Họ lo lắng sao, câu này nên nói với em gái Lưu Nhã Chi của cô mới đúng.


Còn nói với cô thì nó vô dụng.
– Thôi không cần đâu, tôi tự đi về là được rồi.
– Ơ nè, Nhã Quỳnh, để anh đưa em về mà.
Nói xong Nhã Quỳnh cũng ra lề đường ngoắc một chiếc taxi rồi nhanh chóng ngồi vào đó.

Mấy người đàn ông đi theo bảo vệ cô lúc nãy đều là người của Quốc Đại.

Vì sức khoẻ anh không tốt nên ba mẹ luôn sắp xếp người đi theo mỗi khi anh ra ngoài, lần này cũng không ngoại lệ.
Quốc Đại bị Nhã Quỳnh vô tâm bỏ lại khiến tâm tình bỗng trở nên không tốt.

Đột nhiên ngực trái đau buốt, hơi thở cũng khó khăn, hai chân lảo đảo phải nhờ vài người đàn ông kia đỡ lại.
– Cậu chủ, cậu có sao không cậu chủ?
– Mau..

mau đưa tôi về nhà nhanh.
– Dạ cậu chủ.
Trong một căn phòng xa hoa, bà Tuyền đang ngồi bên cạnh giường lo lắng lau tay chân cho Quốc Đại.

Bác sĩ riêng của gia đình vừa khám qua cho anh.

Ông ta nói bệnh tim của Quốc Đại ngày 1 trầm trọng vậy nên không được chịu thêm bất cứ cú sốc nào nếu không muốn mất mạng.

Từ nhỏ đến lớn Quốc Đại đều không khỏe vì căn bệnh tim quái ác này hoành hành.

Chính vì vậy ông Đức và bà Tuyền luôn chăm sóc anh giống hệt như một đứa trẻ.
– Tụi bay nói tao nghe xem tại sao lại để cậu chủ nổi giận đến mức phát bệnh như vậy? Là ai đã làm ra chuyện này mau nói đi.
Một người đàn ông cũng trong nhóm bảo vệ của Quốc Đại đang đứng cúi đầu không dám nhìn bà Tuyền.

Nghe bà lớn tiếng trách tội hắn càng run sợ thêm.
– Dạ là do cậu chủ cãi nhau với bạn gái nên mới giận đến như vậy thưa bà.
– Bạn gái, là Lưu Nhã Quỳnh sao?
– Dạ đúng vậy bà chủ, thật ra cũng không phải là cãi nhau.

Chỉ là cô Quỳnh muốn về một mình trong khi cậu chủ ngỏ lời đầy thành ý muốn đưa cô ấy về nên cậu chủ chỉ có chút tức giận thôi bà.
– Hum, lại có chuyện này nữa sao? Thôi được rồi, tụi bây ở đây chăm sóc cho cậu chủ đi.
– Dạ bà chủ.
Bà Tuyền ra ngoài là đi thẳng về phòng mình.

Ông Đức thấy mặt mày bà Tuyền không mấy tốt nên nhỏ giọng hỏi han.
– Bà làm sao vậy? Bác sĩ cũng nói thằng Đại tạm thời không sao rồi mà.
Bà Tuyền đến ngồi xuống giường rồi nhìn ông.
– Thì bây giờ tạm thời không sao rồi.

Nhưng mà có chuyện này tôi muốn nói với ông đây.
– Có chuyện gì vậy, bà đừng căng thẳng quá cứ từ từ nà nói.
Bà Tuyền mím môi một cái rồi thận trọng lên tiếng.
– Ông à, con mình cũng đã 28 tuổi, cũng nên lấy vợ cho nó được rồi.

Tôi thấy nó qua lại với con gái của ông Đạt được một thời gian rồi.

Hay là mình ngỏ ý cưới con bé đó về cho nó đi ông.

Nhà mình kinh doanh không phải nhỏ, đôi lúc cũng thiếu thốn hoặc khó khăn.

Nếu như vậy thì vừa hay nhà con bé cũng có danh tiếng trong ngành ngân hàng rồi còn gì.

Để con mình lấy con bé đó thì một công mà đôi chuyện đấy ông.

Vừa tác thành cho ý muốn của con trai, vừa củng cố việc kinh doanh cho gia đình thì không có gì là quá đáng đúng không?
– Sao tự nhiên bà lại nghĩ đến chuyện này? Mình cũng đã nghe thằng Đại nói gì về chuyện của hai đứa nó đâu.

Nó cũng chưa dẫn con bé kia về nhà mình giới thiệu lần nào.

Đã chắc chúng nó yêu nhau đâu mà bảo cưới?
– Chậc, ông không hiểu gì hết.

Tụi trẻ bây giờ nó yêu nhau không như mình hồi xưa đâu.


Có đôi quen nhau một hai tháng đã cưới.

Có đôi quen nhau cả mấy năm cũng chưa từng dẫn đối phương về nhà giới thiệu một lần nào mà cũng nói cưới là cưới đó.

Không biết tại sao hôm nay thằng Đại nó lại phát bệnh không? Là tại vì cãi nhau với con bé đấy.

Nếu không yêu thì cãi nhau để làm gì?
– Bà cứ từ từ đã đừng nóng vội.

Sáng mai tôi nói chuyện với thằng Đại xem sao.
– Chuyện đã rõ như ban ngày rồi ông còn hỏi tới hỏi lui cái gì nữa?
– Thì cũng phải hỏi ý nó một lần chứ bà muốn cưới dâu là cưới dâu à?
– Xùy, vậy thì tùy ông vậy.

Nhưng mà ông nhớ tính làm sao cho vẹn cả đôi đường đấy.
Bà Tuyền nói xong liền đi tới tắt đèn rồi nằm xuống giường.

Ông Đức nhìn vợ mình hậm hực đi vào giấc ngủ mà khẽ thở dài.

Lúc hơi thở bà Tuyền đều đặn rồi ông vẫn không thể nào chợp mắt được.

Vợ chồng ông từ xưa đến nay đều yêu thương Quốc Đại hết mực.

Cưng chiều cậu con trai này đến nỗi phải bỏ mặc một người con trai khác ở phương xa.

Điều này vẫn luôn làm ông trăn trở không thể nào im lặng được.
Ở nhà họ Lưu, Nhã Quỳnh vừa về đến phòng khách thì đã thấy mẹ kế là bà Dung và Nhã Chi đang ngồi ở đó.

Tôi từ nhỏ đã ý thức được bà Dung vốn không để mình vào mắt.

Nhưng câu đối với đứa em gái Nhã Chi cũng không có chúc bạn chút nào.

Mặc dù nó cũng xem cô như là cái gai trong nhà.
– Mày mới đi đâu về đấy?
Cô chưa kịp hỏi thì bà Dung đã lên tiếng trước.

Nhã Quỳnh cúi đầu chào bà ta rồi nhẹ giọng lên tiếng.
– Con vừa ra ngoài đi dạo một vòng.

Thôi dì và em ở lại nói chuyện tiếp đi.

Con lên phòng nghỉ ngơi sớm ngày mai còn đi làm nữa.
Cô nói vậy dường như vẫn làm bà ta không hài lòng.

Vừa dứt câu xong thì cô đã nhận ngay một cái liếc xéo xắc từ bà Dung.
– Nếu biết ngày mai đi làm sớm thì tối nay đừng có đi chơi.

Trong nhà này mày không làm được cái tích sự gì hết chỉ giỏi chơi là lẹ thôi.
Nhã Quỳnh đã quen với thái độ này của bà nên cũng bình tĩnh đáp lại.
– Vậy nên con rất biết thân biết phận thưa dì.

Thôi con lên phòng nha dì.
Nhã Chi lúc này mới đổng đãnh lên tiếng.

Mắt nó nhìn ngang dọc trên người cô mà miệng lại như đang nói chuyện với bà Dung.
– Mẹ à, con nghe nói chị tao đang qua lại với công tử con nhà nào đó cũng được lắm.

Hay là mẹ nói với ba gả chị ta đi cho rồi.

Chứ để chị ta ở nhà cứ đi chơi đêm về muộn như vậy biết đâu sau này con cũng phải mang tiếng lây luôn thì sao?
– Có chuyện này nữa sao? Nó quen được công tử nhà nào mà mẹ không biết vậy? Nhưng mà nếu có gả vào nhà thế gia thì cũng phải là con mới đúng.

Ở đâu ra mà nó được cái phúc phần đó chứ?
Thấy bà Dung không hiểu ý mình, Nhã Chi tiền nháy mắt qua bà rồi nói tiếp.
– Mẹ nói vậy sao được, dù gì chị Quỳnh cũng là con gái lớn trong nhà.

Con gái lớn phải có chồng trước thì đứa em này mới được gả đi mới phải.

Trên đời này nhiều nhà có gia thế như vậy thì con còn sợ không gả vào được cái chỗ tốt sao? Chẳng lẽ mẹ nghĩ con gái của mẹ mất giá như vậy à?
– Ầy, mẹ không có ý đó.

Ý của mẹ là..
Bà Dung chưa kịp nói hết câu thì Nhã Chi đã vỗ nhẹ vào tay bà ra hiệu im lặng.
– Mẹ không có ý đó là được rồi.

Chuyện này cứ quyết định như vậy nha mẹ.
Từ nãy đến giờ toàn là hai mẹ con bà Dung kẻ tung người hứng.

Nhã Quỳnh không muốn đứng đây tiếp tục nhìn thước phim này nên bèn nói.
– Xin lỗi nhưng con không quen ai nhà thế gia cả.


Mà con cũng không yêu càng không có bạn trai.

Nhà chúng ta không quá quan trọng lễ tiết, nhất là việc cưới xin.

Nếu em Chi đã có người thương thì ba và dì có thể gả em ấy đi trước.

Còn con tạm thời vẫn muốn ở nhà phụng dưỡng cho ba.

Thưa dì con lên phòng.
Nhã Quỳnh chào bà Dung rồi đi nhanh lên lầu.

Nhìn cô khuất bóng rồi bà Dung mới nhìn con gái.
– Lúc nãy con nói gì vậy? Kêu mẹ bắt nó lấy chồng là sao?
Lúc này Nhã Chi mới cười xùy.
– Mẹ không biết đó thôi, con đã nghe ngóng hết rồi.

Chị ta đang qua lại với con trai ông Đức bạn của ba đó mẹ.
– Cái gì, nhà bên đó cũng giàu có, quyền thế cũng không kém nhà ta đau.

Một mối tốt như vậy sao con không giành lấy cho mình mà còn muốn tác hợp cho nó?
– Trời ơi mẹ bình tĩnh nghe con nói hết đã.

Nhà đó đúng là rất tốt nhưng con trai họ chỉ có một, hơn nữa anh ta bị bệnh nan y.

Nghe đâu lúc nhỏ bác sĩ từng chuẩn đoán anh ta không thể sống qua năm 20 tuổi đấy.

Nhưng mà không ngờ y học ngày một phát triển.

Gia đình ông Đức cũng tìm mọi cách chạy chữa từ trời Đông sang trời Âu nên mạng của anh ta mới kéo dài được đến nay.

Con còn nghe anh ta đã lớn vậy rồi mà còn được ba mẹ bảo bộc như một đứa con nít.

Nhưng mà bệnh tình thì không thuyên giảm bao nhiêu cả.

Chắc anh ta sẽ chết sớm thôi, bệnh nan y mà, ông trời cũng phải bó tay thôi.

Mẹ à, con không muốn lấy một người đoản mệnh như vậy.

Nhưng chị Quỳnh thì chắc có thể chứ đúng không mẹ?
Vừa nói Nhã Chi vừa cười nham hiểm với bà Dung.

Còn bà Dung thì chưa hiểu ý cô ta lắm nên hỏi lại.
– Ý của con là gả nó cho cái thằng yểu mệnh à? Nhưng mà con nói nhà đó chỉ có 1 đứa con trai đó thôi mà.

Nếu con Quỳnh lấy thằng đó, sau này thằng đó chết thì gia sản nhà đó sẽ thuộc về con Quỳnh hết à? Không, làm gì có chuyện tốt như vậy cho nó chứ? Không được đâu con.
– Mẹ nghĩ sao vậy? Sao mẹ không nghĩ ngược lại họ sẽ đổ cho chị ta cái tội sát chồng rồi đuổi cổ ra khỏi nhà.

Đến lúc đó 1 xu cũng không được chạm huống hồ là cả gia sản đó.
– Sao con chắc chắn họ sẽ làm vậy?
– Vì họ thương con đến vậy mà.

Lúc mất con rồi họ đương nhiên sẽ tìm chỗ trút hận.

Lúc đó còn ai thích hợp hơn đứa con dâu vừa mới cưới chứ? Mẹ nghĩ xem bác sĩ phán con trai họ sống không qua nổi tuổi 20.

Nhưng con họ vẫn cải mệnh sống đến từng tuổi này.

Bây giờ vừa cưới dâu thì con trai lại chết.

Trách nhiệm không đổ lên con dâu thì đổ cho ai? Đường nào thì vào nhà đó rồi chị ta cũng lãnh đạn đủ mà thôi.
Bà Dung ngẫm nghĩ kỹ lại lời con gái nói.

Lát sau nhận thấy mấy lời này đúng thật không sai nên bà liền gật gù.
– Ừ, con nói có lý lắm.

Thứ người như con Quỳnh vốn không nên ở trong nhà chúng ta được hưởng tơ lụa.

Cái số bần hàn như nó nên chịu cảnh khổ thì mới biết mùi.

Được rồi, mẹ sẽ bàn lại với ba con sớm gả nó quách đi cho rồi.

Để nó lãng vãng trước mặt mẹ cũng gai mắt đủ rồi.
– Dạ, con ủng hộ hai tay hai chân luôn mẹ.
Nói xong hai mẹ con liền tấm tắc cười hưng phấn đến ngặc nghẽo.

Cứ nghĩ đến cảnh Nhã Quỳnh chưa lấy chồng bao lâu đã phải trở thành goá phụ.

Lại bị nhà chồng đánh đuổi như chó hoang khiến hai mẹ con bà cười không khép được miệng..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận