Chúng tôi còn nói vài câu nữa, đến khi tôi đột ngột cắt máy và gọi số di động của Alex.
"Chào anh, em đấy. Anh đã ở chỗ cô ấy chưa?" Tôi hỏi bất ngờ, ko có lời rào đón, đúng như một Miranda thu nhỏ.
"Andy, chào em. Em đã biết tin rồi?"
"Vâng. Em vừa gọi điện cho bố mẹ. Anh đã ở chỗ Lily chưa?"
"Có, hiện tại anh đang ở bệnh viện. Họ không cho anh vào phòng vì không phải giờ thăm và anh không phải là người nhà bệnh nhân, mặc dù vậy anh muốn ở đây, chỉ để có mặt khi Lily tỉnh dây." Giọng anh xa lắc xa lơ, như chìm trong suy tư.
"Chuyện gì đã xảy ra vậy? Mẹ em nói đại khái là cô ấy rẽ sai vào đường một chiều và tông phải taxi hay sao ấy. Không sao tin nổi."
"Đúng là ác mộng." anh thở dài, thất vọng vì chưa ai cho tôi biết gì cụ thể. "Anh cũng ko rõ hết sự việc từ đầu đến cuối, nhưng anh đã nói chuyện với người ngồi cùng trong xe. Cậu ta tên là Benjamin, người mà ở hồi đại học đã bị cô ấy cắt đứt sau vụ với hai cô gái khác, em nhớ ko?"
"Tất nhiên, hắn ta làm cùng một tòa nhà với em. Tại sao hắn lại có mặt trong chuyện này? Lily ghét hắn lắm, cô ấy chưa tiêu hóa xong chuyện ngày xưa."
"Thì anh cũng nghĩ thế, nhưng có vẻ như dạo này hai người đã gặp nhau nhiều lần, tối qua cũng thế. Cậu ấy kể là họ có vé xem Phish biểu diễn ở Nassau Coliseum và cùng đi đến đó. Anh đoán là cậu ta hút nhiều quá, Lily rủ lòng thương hại và tự cầm lái. Mọi việc bình thường, cho đến khi Lily vượt đèn đỏ ở một ngã tư rồi rẽ nhầm vào đường Madison Avenue, đâm trực diện một chiếc taxi. Phần cuối thì em biết rồi." Giọng anh lạc đi, và tôi biết rằng tất cả tồi tệ hơn là những gì tôi được nghe từ nãy đến giờ.
Nửa giờ vừa qua tôi lần lượt tấn công mẹ, bố và Alex với đủ loại câu hỏi, trừ một câu lơ lửng ngay trước mắt: tại sao Lily vượt đèn đỏ ở ngã tư và đi ngược chiều? Như mọi khi, Alex đón đầu suy nghĩ của tôi và trả lời trước.
"Độ cồn trong máu cao gần gấp đôi mức cho phép," anh nói tỉnh khô và rõ ràng hết mức có thể, để khỏi phải nhắc lại.
"Lạy Chúa."
"Nếu một lúc nào đó Lily tỉnh lại, cô ấy sẽ có khối vấn đề ngoài chuyện phục hồi sức khỏe. May mà người lái xe taxi chỉ bị xây xước chút đỉnh, và chân trái Benjamin cũng nát bét, nhưng cậu ấy nói là sẽ chóng lành. Mình chỉ còn cách đợi xem Lily sẽ ra sao. Bao giờ em về?"
"Gì cơ?" Tôi vẫn chưa thôi nghĩ về chuyện Lily đi với một thằng mà cô ấy ghét cay ghét đắng, nay bị hôn mê chỉ vì lái xe sau khi uống rượu cùng hắn.
"Anh vừa hỏi là bao giờ em về." Tôi im lặng một lát trước khi anh nói tiếp. "Em sẽ về sớm trước hạn chứ? Hay em định quyết tâm ở lại Paris và để bạn gái thân nhất trên đời chết mòn trong bệnh viện?"
"Sao anh lại nói thế, Alex? Anh có định nói em có lỗi khi ko biết chuyện này sẽ xảy ra? Và Lily nằm trong bệnh viện vì mấy hôm nay em ở Paris? Và mọi chuyện đã ko xảy ra nếu em biết trước là cô ấy lại đi với Benjamin? Đúng thế ko? Anh định ám chỉ điều gì?" Tôi hét lạc giọng, nhưng sau cú sốc vào buổi sáng tinh mơ tôi cảm thấy nhu cầu bức thiết được quát vào mặt ai đó.
"Không, đó là lời em chứ anh hoàn toàn ko nói thế. Anh chỉ nghĩ là tất nhiên em sẽ chóng về với Lily, như em có thể. Anh ko có quyền phán xét em, Andy, em hiểu anh rồi đấy. Tất nhiên anh cũng rõ là bây giờ đã rất muộn và trong mấy tiếng tới em cũng chẳng làm được gì. Gọi điện cho anh khi nào em biết giờ hạ cánh, anh sẽ đón em và mình đến thẳng bệnh viện."
"Okay, cảm ơn anh đã chăm sóc Lily. Em rất cảm kích, và nhất định Lily cũng thế. Em sẽ gọi điện sau khi biết sẽ phải làm gì."
"Được. Andy, anh nhớ em. Và anh biết em sẽ làm việc gì cần phải làm." Đường dây liên lạc bị ngắt trước khi tôi xé xác anh ra vì câu này.
Làm việc gì cần phải làm? Cần phải làm à? Nghĩa là gì? Chắc anh định gợi ý là tôi hãy chạy ra ngay sân bay. Cái giọng cao đạo như nói với một con bé nữ sinh bị bắt quả tang nói chuyện riêng trong lớp thật đáng ghét. Đáng ghét như lúc này anh đang ở chỗ bạn gái Lily của tôi, là người liên lạc giữa bố mẹ tôi và tôi, được lên giọng rao giảng đạo đức. Đã qua rồi cái thời mà khi nói chuyện với nhau chúng tôi có cảm giác an ủi là đang cùng nhau chèo chống chứ ko phải đứng đối mặt trên hai chiến tuyến. Tình thế đã tồi tệ đi như vậy từ bao giờ?
Tôi ko đủ sức giải thích cho anh một sự thật hiển nhiên: nếu tôi về nhà trước thời hạn thì sẽ mất việc, và tôi đã đổ mồ hôi sôi nước mắt vô ích trong suốt cả năm trời. Cho đến giờ tôi cố nhắm mắt trước một ý nghĩ khủng khiếp, song lúc này tôi phải nhìn vào sự thật: tôi có mặt hay vắng mặt cũng chẳng có ý nghĩa gì đối với Lily đang hôn mê trên giường bệnh. Mọi tính toán quay cuồng trong đầu. Tôi có nên đợi lúc bữa tiệc kết thúc rồi thử thuyết phục Miranda cho tôi đi? Hoặc khi Lily tỉnh dậy và nhận biết xung quanh, liệu có ai ở đó giải thích cho cô biết là tôi sẽ quay về sớm như có thể, chỉ vài hôm nữa thôi? Trong tâm trạng rối bời sau một đêm dài toàn những sâm banh và khiêu vũ, lại thêm tin cô bạn thân nhất hôn mê sau khi say rượu lái xe, những tính toán ấy nghe có vẻ hợp lý - song sâu thẳm trong tim, tôi biết, vâng, tôi biết là chúng chẳng có ý nghĩa gì.
"Aan-dree-aa, chị báo cho trường biết là hai cháu bé vắng mặt hôm thứ Hai vì ở Paris với tôi, và chị ghi lại những gì cần học bù. Sau đó chị dịch giờ ăn tối sớm lên nửa tiếng, nếu khó quá thì cắt luôn. Chị đã kiếm được cuốn sách tôi hỏi tối qua chưa? Trước bữa ăn tôi cần bốn quyển, hai quyển tiếng Anh và hai quyển tiếng Pháp. À, bản dự thảo cuối cùng trước khi đem in thực đơn bữa tiệc ngày mai nữa, tôi định duyệt các thay đổi lần nữa. Nhớ ko được có món sushi, nhớ chưa?"
"Vâng, Miranda," tôi nói và viết ngoáy tốc ký mọi việc vào cuốn sổ Smythson do phòng phụ kiện nhanh trí bổ sung vào bộ sưu tập túi, giày, thắt lưng và đồ trang sức. Tôi đến show thời trang Dior đầu tiên trong đời, và bên cạnh tôi MIranda truyền lệnh với tốc độ súng máy, không cần để ý là tôi chưa được ngủ đến hai tiếng. 7 giờ 45, một nhân viên học nghề của Renaud được ông cử đến gõ cửa để chắc chắn rằng tôi đã tỉnh giấc và - sáu phút trước hẹn - ăn mặc nghiêm chỉnh xuất hiện ở chỗ hẹn để cùng Miranda đến show thời trang. Nhận viên là một người trẻ tuổi, anh ta kín đáo làm như ko nhận ra là tôi để nguyên quần áo thiếp đi trên chiếc chăn chưa giở ra, thậm chí còn hạ độ sáng của ngọn đèn mà tôi đã quên ko tắt trước khi ngủ. Tôi có hai mươi phút để tắm, xem hướng dẫn trang phục của Allison, mặc quần áo và trang điểm (cô thợ trang điểm khó đăm đăm chưa đi làm vào giờ này).
Cơn nhức đầu của tôi ko là gì so với nỗi đau khi nhớ lại những cuộc điện thoại trong đêm. Lily! Lẽ ra tôi phải gọi điện cho Alex hoặc bố mẹ tôi xem tình hình cô trong mấy giờ vừa qua - dài như cả tuần - có gì cải thiện ko, nhưng ko còn thì giờ nữa.
Trong thang máy tôi đi đến quyết định là sẽ chỉ ở lại một ngày, một ngày chết tiệt duy nhất nữa thôi. Tàn cuộc tiệc tùng là tôi sẽ về ngay với Lily Biết đấu, nếu Emily đã hết ốm, thậm chí tôi có thể xin nghỉ vài hôm để hỗ trợ cho Lily vượt qua vụ tai nạn và những hậu quả tiêu cực tất yếu được chừng nào hay chừng ấy. Bố mẹ tôi và Alex sẽ giữ vọng gác cho đến khi tôi về - nghĩa là Lily ko bao giờ cô đơn - tôi tự nhủ. Cuộc đời tôi, cả sự nghiệp và tương lai đang ở đoạn thử thách, vậy thì hai ngày có là gì quan trọng - nhất là đối với một người đang hôn mê? Đối với tôi - tất nhiên với cả Miranda - thì vô cùng hệ trọng.
Ít nhất thì tôi cũng lên được xe trước Miranda. Bà ném một cái nhìn sắc như dao vào chiếc váy nhung the của tôi, nhưng ko buông lời nhận xét nào. Tôi vừa cất sổ ghi chép vào túi Bottega Venetta thì chiếc điện thoại di động quốc tế của tôi rung chuông - một điều chưa hề xảy ra trước mắt Miranda.
"A lô?" Tôi vẫn lén để mắt tới Miranda đang giở xem chương trình hôm nay và ra vẻ không nghe gì.
"Chào con gái." Bố tôi gọi. "Bố chỉ muốn báo tin mới nhất."
"Okay," tôi cố hạn chế nói chuyện vì cảm giác ko thoải mái khi phải nói chuyện điện thoại trước mặt Miranda.
"Bác sĩ vừa gọi điện báo là có vẻ như Lily sắp hồi tỉnh. Có tuyệt vời ko con? Bố nghĩ là nhất định con muốn biết tin đó."
"Vâng ạ, tất nhiên rồi. Thật tuyệt vời." "Con đã quyết định về hay chưa?"
"À, không, chưa ạ. Tối mai Miranda tổ chức dạ hội và rất cần con giúp một tay, cho nên... Bố này, con xin lỗi, bây giờ ko tiện nói chuyện. Con sẽ gọi điện lại nhé?"
"Lúc nào cũng được con ạ." Bố tôi cố nói giọng bình thản, nhưng tôi nghe khá rõ sự thất vọng.
"Vâng, cảm ơn bố đã gọi điện. Bye."
"Ai đấy?" Miranda hỏi, mắt vẫn nhìn tờ chương trình. Trời bắt đầu mưa, tiếng giọt nước đập lên mái ô tô át cả tiếng bà.
"À, bố tôi gọi điện. Từ Mỹ sang." Tôi nói vớ vẩn gì vậy? Từ Mỹ sang?
"Ông ấy muốn gì mà đụng chạm đến công việc của buổi dạ hội ngày mai?"
Trong đầu tôi nảy ra hàng triệu lời nói dối tiềm tàng, nhưng ko có thì giờ để nghĩ ra một câu cho hợp lý - nhất là khi Miranda tình cờ dỏng tai lên nghe. Tôi ko còn cách nào khác là phải nói thệt.
"À, ko có gì. Một cô bạn của tôi bị tai nạn, đang ở bệnh viện, chính xác hơn là bị hôn mê. Bố tôi vừa kể tình trạng của cô ấy và hỏi tôi có về ko."
Bà lắng nghe, gật đầu vẻ suy nghĩ và vớ lấy tờ báo mà người tài xế chu đáo đã đặt sẵn vào xe. "Thế à." Không có lấy một lời xin chia buồn hay hỏi cô ấy có bị nặng ko, chỉ một câu lạnh lùng vô nghĩa và ánh mắt bực dọc.
"Nhưng tôi không về, nhất định không. Tôi biết là sự có mặt của tôi ngày mai ở buổi dạ hội rất quan trọng. Tôi đã suy nghĩ rất lâu và muốn nói với bà là tôi sẽ cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình trước bà và công việc, nghĩa là tôi sẽ ở lại."
Bà im lặng. Rồi khẽ mỉm cười: "Aan-dree-aa, tôi khen ngợi ý định của chị. Chị biết xếp thú tự ưu tiên thế là tốt. Tôi cũng phải nói là thoạt tiên tôi đã suy nghĩ nhiều vì chị. Thứ nhất vì chị biết gì về thời trang cả, và còn tệ hơn, chị cũng chẳng thèm quan tâm đến. Thứ hai là sự bất bình dai dẳng và đa dạng của chị về các yêu cầu của tôi ko hề qua được mắt tôi. Về công việc thì chị đã tỏ ra là người khá có năng lực, nhưng quan điểm của chị về công việc ko phải đã hoàn toàn tốt."
"Ô, Miranda, cho phép tôi được..."
"Tôi chưa nói xong! Tôi muốn nói là lúc này đây, sau khi chị đã tỏ rõ thái độ làm việc tích cực, tôi sẽ có nhiều thiện chí hơn để giúp chị đạt được mục tiêu mơ ước. Chị có quyền tự hào về mình, Aan-dree-aa." Một cuộc độc thoại với độ dài, độ sâu và trong lượng kỷ lục.! Tôi choáng váng muốn ngất, ai biết được vì vui hay buồn, ai mà nói được. Nhưng bà còn đi xa thêm một bước, với một cử chỉ tuyệt đối ko thích hợp với một quý bà ở tầm vóc của bà. Miranda đặt tay bà lên tay tôi đang để trên ghế giữa hai người và nói: "Vào tuổi chị, ngày xưa tôi cũng vậy." Tôi ko tìm ra lấy một từ để đáp lại, và xe cũng vừa phanh kít trước khải hoàn môn Carrousel du Louvre và tài xế nhảy phắt ra khỏi xe để mở cửa cho chúng tôi. Tôi vớ lấy túi của tôi và của bà, vẫn chưa biết đó là khoảnh khắc huy hoàng nhất hay nhục nhã nhất trong đời mình.
Ký ức về show thời trang Paris chỉ còn lờ mờ. Phòng khá tối, như tôi còn nhớ, và tiếng nhạc quá ồn ã để làm nền cho sự lịch thiệp được đưa lên sân khấu. Nhưng nếu hôm nay nhớ về hai giờ đồng hồ được ngó vào thế giới dị biệt ấy thì một lần nữa tôi chỉ còn cảm thấy sự khốn khó của mình. Tương thích với bộ cánh của tôi - áo cashmere hiệu Malo mặc sát người, váy nhung the - Jocelyn đã cẩn thận chọn ra đôi ủng Channel làm cho đôi chân tôi có cảm giác bị đút vào máy xay thịt. Tôi chóng mặt vì mất ngủ, lại còn nhút nhát và đói gần chết. Đứng cùng với một nhóm phóng viên hạng ba và mấy kẻ lăng xăng khác ở tận cuối phòng, tôi cố ko để Miranda lạc khỏi tầm kiểm soát, đồng thời đảo mắt tìm một xó xỉnh ko có người, đề phòng trường hợp bị nôn. Vào tuổi chị, ngày xưa tôi cũng vậy. Câu ấy đập thùm thụp trong tai tôi theo nhịp mạch máu trên trán và thái dương.
Miranda để tôi yên thân ngót một tiếng - khoảng khắc tĩnh lặng trước cơn bão. Chúng tôi ở trong cùng một phòng, nhưng bà vẫn mở di động gọi tôi đi lấy một ly San Pellegrino. Từ lúc đó trở đi, trung bình cứ mười phút bà lại gọi điện, mỗi cú gọi lại gây ra một luồng điện đau buốt óc tôi. Reng! "Nối máy cho tôi với ông Tomlinson trên phi cơ." (Mười sáu lần gọi, nhưng Mờ-Cờ-Đờ ko nhấc máy." Reng! "Nhắc nhờ các biên tập viên Runway đang ở Paris: chớ quên là đang ở đây thì được miễn các nhiệm vụ hằng ngày. Tôi đợi duyệt tất cả mọi bài theo đúng lịch đã định." (Mấy người đang ở Paris mà tôi gọi được tại khách sạn chỉ cười và cúp máy luôn.) Reng! "Chị đi kiếm ngay cho tôi một chiếc bánh kẹp thịt gà tây kiểu Mỹ, tôi ghét giăm bông quá." (Tôi chạy năm cây số trong đôi ủng tra tấn, nhưng khác với Mỹ là nơi mỗi góc phố có một xe bán đồ ăn, ở đây ko sao tìm được. Chắc chắn đó là điều ko lạ đối với bà, vì ở New York tôi có bao giờ bị sai đi mua món này đâu.) Reng! "Tôi đợi bộ hồ sơ hoàn chỉnh của ba ứng cử viên đầu bếp hứa hẹn nhất, đặt vào phòng trước khi tôi từ show diễn về." (Emily làm ầm lên, cứ như tôi định bóp cổ chị. Nhưng chị vẫn hứa sẽ fax mọi thông tin cần thiết mà chị đã ghi chép về các ứng cử viên đầu bếp tương lai. Tập hợp thành hồ sơ là chuyện của tôi." Reng! Reng! Reng! Vào tuổi chị, ngày xưa tôi cũng vậy.
Chân nhức nhối, mặt xám ngoét, tôi trốn khỏi lũ búp bê người mẫu trên sàn catwalk ra ngoài để hút vội điếu thuốc. Vừa kịp bật lửa thì - dễ hiểu - lại có chuông điện thoại. "Aan-dree-aa! Aan-dree-aa! Chị lại chạy đâu mất rồi?"
Tôi di nát điếu thuốc chưa kịp châm và chạy vào phòng. Có lẽ dạ dày tôi sắp vùng dậy, bây giờ chỉ còn đợi xem khi nào và ở đâu.
"Tận phía tường sau cùng." Tôi lách vội qua cửa và đứng tựa vào tường. "Bên trái, ngay cạnh cửa. Bà có thấy tôi ko?"
Bà ngó qua ngó lại cho đến khi thấy tôi. Tôi toan tắt điện thoại, nhưng giọng nói thầm của bà vẫn tiếp tục xoáy vào tai: "Chị đứng yên ở đó, hiểu chưa? Là trợ lý của tôi chị phải luôn có mặt cạnh tôi khi cần, chứ ko phải ra ngoài nhảy múa. Thật ko sao chấp nhận được, Aan-dree-aa!" bà rẽ đường đi đến cuối phòng và đứng sững trước mặt tôi. Trên sàn diễn, một cô gái trong chiếc áo dài chấm dất gấu xòe ra lấp lánh kim tuyến đi đi lại lại giữa đám khán giả kính cẩn ngắm nhìn, và nhạc chuyển từ một kiểu nhạc nhà thờ sang Heavy Metal. Nhịp tim của tôi cũng chuyển theo. Miranda vẫn tiếp tục phun ra những lời độc địa khi đến trước mặt tôi, song ít nhất thì bà cũng gập điện thoại lại, và tôi làm theo.
"Aan-dree-aa, chúng ta có một vấn đề nghiêm trọng. Có nghĩa là chị có một vấn đền nghiêm trọng. Tôi vừa nhận điện thoại của ông Tomlinson. Anabella đã nhắc nhở ông là hộ chiếu của bọn trẻ con hết hạn vào tuần trước."
"Ôi, thật thế sao?" Là câu duy nhất mà tôi có thể thốt ra, tuy nhiên ko phải là câu trả lời thích hợp. Tay bà ôm chặt chiếc túi, mắt bà lồi khỏi hốc mắt.
"Ôi, thật thế sao?" Bà nhại tôi, chất giọng chua loét của bà khiến mọi người quay lại nhìn. "Ôi, thật thế sao? Phải chăng chị ko có gì để góp lời nữa à?"
"Không, tất nhiên ko phải thế, Miranda. Ý tôi ko phải thế. Tôi có thể giúp được gì ko?"
Tôi có thể giúp được gì ko? Bà nhại lại, lần này nghe như một đứa trẻ mè nheo. Nếu đó là bất kỳ ai trên quả đất này, ngoài Miranda, thì chắc chắn sẽ được tôi cho một cái tát. "Có đấy, chị sẽ giúp được ngay đây, Aan-dree-aa. Do chị ko đủ khả năng để lo làm xong mấy việc đó từ trước nên bây giờ chị phải tìm cách làm xong hộ chiếu mới cho bọn trẻ trước khi chúng cất cánh vào tối nay. Tôi ko muốn thiếu mặt các con trong buổi tiệc tối mai, chị có hiểu tôi ko?"
Có hiểu tôi ko? Chà, câu hỏi hay đấy chứ nhỉ. Tôi hoàn toàn ko hiểu nổi, tại sao đó lại là lỗi của tôi khi hộ chiếu của hai đứa trẻ mười tuổi hết hạn. Chúng có - xét về lý thuyết - hai bậc phụ huynh, một bố dượng và một cô giữ trẻ chăm sóc hai mươi tư tiếng mỗi ngày. Mặt khác thì tôi cũng biết là chuyện đó chẳng có ý nghĩa gì nữa. Trong mắt Miranda tôi là kẻ có lỗi, thế là đủ. Chắc chắn bà sẽ bịt tai ko muốn hiểu, nếu tôi nói là nên xóa sổ chuyến bay tôi nay của hai đứa trẻ đi. Tôi có thể làm một số điều tưởng như bất khả thi, nhưng trong vòng chưa đến ba tiếng đồng hồ mà từ nước ngoài xin được nhà chứ trách liên bang cấp cho hộ chiếu mới là chuyện nằm mơ giữa ban ngày. Chấm hết. Sau một năm phụng sự Miranda, đây là nhiệm vụ bất khả thi đầu tiên: bà có thể quát tháo và đòi hỏi hay hăm dọa bao lâu thì cũng vậy thôi, ko ai có phép màu để làm chuyện này. Vào tuổi chị, ngày xưa tôi cũng vậy.
Quên khẩn trương Miranda đi. Quên khẩn trương Parris và show diễn thời trang và trò khỉ marathon "tôi béo quá đi mất" đi. Quên khẩn trương cả lũ tay sai quen gánh chị tính khí quái đản của MIranda, chỉ vì bà làm chủ được nghệ thuật sử dụng các nhiếp ảnh gia có năng khiếu và trang phục đắt lòi mắt cho một tạp chí thời trang. Quên khẩn trương chuyện bà nghĩ ra điểm giống nhau giữa tôi và bà. Và bà có lý. Có lý do chết tiệt nào khiến tôi đứng đây, tại sao tôi phải để con quỷ cái buồn thảm này hành hạ và làm nhục? Để có thể, chỉ có thể thôi, ba mươi lăm năm nữa tôi lại có mặt tại chính nơi này, giữa một lũ sẵn sàng hôn chân mình và một trợ lý chỉ nhăm nhăm muốn bóp cổ mình?
Tôi rút di động ra bấm số và quan sát mặt Miranda ngày càng tím tái điên dại hơn vì điên tiết.
"Aan-dree-aa," bà rít qua kẽ răng nhưng vẫn có đủ tư cách một quý bà để ko nhảy chồm chồm lên. "Chị làm gì thế? Tôi nói với chị là hai con gái tôi cần gấp hộ chiếu mới, còn chị thì thấy lúc này buôn điện thoại thích hợp hơn chứ gì? Chị cho rằng tôi đưa chị qua Paris chỉ để làm việc ấy thôi sao?"
Mẹ tôi cầm máy sau ba hổi chuông, tôi vào đề luôn.
"Mẹ, con sẽ bay chuyến sớm nhất có thể. Con sẽ gọi điện lại cho mẹ khi xuống đến sân bay JFK. Con về nhà đây." Không đợi câu trả lời, tôi gập điện thoại và ngẩng lên nhìn vào cặp mắt sửng sốt vô độ của Miranda. Tôi bất giác quên cả nhức đầu và buồn nôn, chỉ mỉm cười chứng kiến bà há mồm ko nói nên lời. Song tiếc thay, bà hồi lại cũng nhanh. Kể ra thì ngay lúc đó nếu tôi phủ phục xuống và cố giải thích thì may ra còn một cơ hội mong manh ko bị đuổi việc, nhưng lúc này ko còn gì để tiếc nuối nữa.
"Aan-dree-aa, chị có biết là chị đang làm gì ko? Chị có biết là nếu chị cứ thế bỏ đi thì bắt buộc tôi phải..."
"Biến đi, Miranda. Biến ngay đi cho khuất mắt tôi."
Bà ngáp ngáp lấy hơi và ập tay che miệng. Những con búp bê thời trang đứng xung quanh quay phắt lại nhìn, thì thào với nhau và chỉ tay vào con bé trợ lý mạt hạng dám nói to câu ấy với một huyền thoại của thế giới thời trang.
"Aan-dree-aa!" Bà túm tay tôi. Tôi lánh người tránh móng vuốt của bà và cười rạng rỡ. Đã đến lúc chấm dứt trò thì thào xung quanh và để cho mọi người biết bí mật nhỏ bé của hai người chúng tôi.
"Rất đáng tiếc, Miranda," lần đầu tiên từ khi tới Paris tôi nói bằng giọng bình thản, ko run rẩy. "Nhưng chắc tôi ko thể đến buổi tiệc tối mai được. Bà hiểu chứ ạ? Chúc bà vui vẻ, tôi tin là ở đó sẽ rất vui. Chấm hết." Và trước khi bà kịp trả lời, tôi đeo túi lên vai, ko thèm để ý đến đôi bốt đang nghiền nát đầu ngón chân, hiên ngang đi ra ngoài kiếm taxi. Chưa bao giờ trong đời tôi có cảm giác khỏe khoắn hơn lúc này. Tôi về nhà.