Yêu Phu Thú Thân Bách Vô Cấm Kỵ


Trong lúc những đứa trẻ kia hát, người đàn ông mặc đồ cổ trang tôi thấy hôm qua đứng nép mình trong một góc của từ đường, lắc đầu, ra hiệu bảo tôi đừng đi vào.

Ngay cả bài đồng dao cũng ám chỉ chuyện khiêng xà, cộng thêm thái độ của trưởng thôn, tôi mơ hồ cảm thấy có gì đó không ổn.

Tôi đang định chạy tới chỗ người đàn ông kia hỏi thăm thì nghe tiếng trưởng thôn ở phía sau hét lớn: "Hát cái gì bậy bạ vậy! Vừa hát vừa chạy loạn trước linh đường, coi chừng tao mách bố mẹ bọn mày, đánh bọn mày nhừ tử!"
Bọn nhỏ sợ hãi không dám hát nữa, lập tức bỏ chạy.

Sau tiếng hét đỏ, người đàn ông mặc đồ cổ trang cũng không còn thấy đâu.

Trưởng thôn dẫn Thân Mai tới, sắc mặt âm trầm, sai người ghi nhớ những đứa trẻ vừa hát bài đồng dao kia, cắt phần hoa hồng cuối năm của gia đình chúng.

Trong những năm nay gia tộc có tục lệ chia hoa hồng từ khu mỏ quặng.

Xem ra trưởng thôn thật sự giận rồi, nhưng mấy đứa nhỏ chỉ hát đồng dao, có gì phải tức giận?
Hay bài hát đó đã chọc trúng thứ gì?
Chúng tôi vào từ đường, đợi một lúc, tộc trưởng và những người khác cũng tới.

Tôi thế mới biết việc tính tử vi điểm thủ cung sa lần này có bốn cô gái, ngoại trừ tôi và cháu gái của trưởng thôn thì còn cháu gái lớn của tộc trưởng tên Thân Lan Lan cùng một cô bé tên Thân Hồng Ngọc mới mười hai tuổi.

Kiểm tra thủ cung sa rất đơn giản, chỉ cần vươn cánh tay, dùng khăn dính rượu thuốc bôi lên chỗ điểm thủ cung sa hôm qua.

Rượu nóng bổ khí huyết, nếu không phải trinh nữ, thủ cung sa sẽ biến mất.

Tôi tìm hiểu trên mạng thì được biết thủ cung sa được điểm ngay trên kinh mạch ở cánh tay, khi nam nữ giao hoan, động chân khí, thủ cung sa sẽ biến mất.

Đương nhiên cũng có thể do thủ cung sa đã phản ứng với các kích thích như hormone sinh dục mà từ từ tiêu tan.

Nhưng kỳ lạ là tôi và Thân Hồng Ngọc mười hai tuổi sau khi chườm nóng, thủ cung sa vẫn còn.

Ngược lại thủ cung sa của Thân Mai mười bảy mười tám tuổi và Thân Lan Lan đều biến mất.

Thân Mai không dám tin, cố sức ma sát chỗ điểm thạch sùng: "Sao lại không còn chứ! Khi nãy vẫn còn mà! Con không có! Con! "

Chuyện này liên quan đến tác phong của con gái, cô ấy còn nhỏ, vừa xấu hổ vừa tức giận, không thể nói lên lời, lo lắng đến mức nước nắng giàn giụa.

"Con cái gì! Mất mặt chưa đủ hả! Mày không tự xem mình mới bao nhiêu tuổi! " Trưởng thôn đập bàn mắng, thái độ như muốn ăn tươi nuốt sống người ta.

Thân Lan Lan muốn giải thích cũng bị tộc trưởng trừng mắt nhìn, chỉ biết thút tha thút thít: "Cháu cũng không có! Cháu không! "
Nhưng bố mẹ họ đều đi cùng, đây là việc liên quan đến thanh danh của con gái, sao có thể để họ tiếp tục "làm xấu mặt" nữa, vì thế lập tức kéo họ về, có lẽ là để họ người nam là ai.

Bố mẹ tôi và bố mẹ Thân Hồng Ngọc còn giả tạo an ủi trưởng thôn và tộc trưởng, nói con gái thời nay trưởng thành sớm, yêu đương khi còn đi học cũng là chuyện bình thường, nhưng trên mặt không giấu được chuyện cười.

Sau khi chọn được trinh nữ, bước tiếp theo là khiêng xà.

Xà nhà đã được đỡ sẵn chỉ cần ghép các mối nối lại thôi.

Tôi cứ tưởng tôi chỉ cần nhấc thanh xà mới lên để bên thi công làm tiếp được.

Kết quả tôi không hề thấy thanh xà được thay thế, trưởng thôn giải thích nâng xà là việc lớn, tôi và Thân Hồng Ngọc phải tẩy uế bảy ngày, lần nữa chọn ngày lành rồi mới quay lại làm tiếp.

Lúc ông ta "nâng xà", khóe mắt liếc nhìn tộc trưởng một cái, giục chúng mau khiêng xà.

Hai đầu của thanh xà được chống bằng các khúc gỗ, xung quanh được bọc bằng vải đỏ có vẽ những ký tự kỳ lạ.

Thời điểm mấy thanh niên trai trang đứng bên cạnh buông dây thừng ra, tôi và Thân Hồng Ngọc đứng bên dưới gánh thanh xà bên trên vai, nâng ra ngoài.

Xà nhà được làm từ những khúc gỗ dày đến nửa gang tay, không biết có phải vì gỗ đã mục hay không, tôi gánh trên vai không hề thấy nặng.

Nhưng nó lại có một mùi lạ, hệt như mùi nhựa thông trộn với mùi hôi thối.

Hơn nữa nó rất lạnh như thể nó không phải làm bằng gỗ mà làm từ sắt.

Khi nó đè xuống vai tôi và Thân Hồng Mai, chỗ điểm thủ cung sa thoáng đau như có một cây kim đâm vào đó.

Tôi vừa thử ôm thanh xà, trong vải đỏ liền phát ra tiếng lạch cạch, có mấy con thạch sùng bò ra dọa chúng tôi suýt nhảy cẫng lên.


Tộc trưởng và trưởng thôn ở bên quát một tiếng, hơn nữa còn đang phải vác thanh xà, chúng tôi mới không nhảy dựng lên.

Nhưng chúng tôi cũng không chống đỡ được lâu, sợ không khiêng nổi nên vội hỏi nên mang đi đâu.

Tôi còn đang nghĩ chỉ cần vác ra khỏi cửa chính từ đường, bỏ xuống là được, kết quả trưởng thôn lại ra hiệu bảo chúng tôi khiêng hẳn ra ngoài.

Dù xà nhà không quá nặng thì nó vẫn rất thô, tôi và Thân Hồng Ngọc phải cố hết sức mới khiêng được.

Hai tay tôi ôm chặt thanh xà, sợ rơi xuống.

Trong lúc ôm, ngón tay tôi sờ vào tấm vải đỏ, phát hiện có thứ gì đó bị đóng đinh bên trong.

Người xưa có câu, bán nhà chứ không bán xà là bởi vì ông bà ta thường đào rỗng xà nhà để giấu kho báu.

Tôi tự hỏi mọi người cố tình hạ thanh xà xuống có phải để lấy kho báu giấu bên trong hay không.

Không chỉ tôi nghĩ như vậy, Thân Hồng Ngọc khiêng xà với tôi còn to gan sờ dọc theo thanh xà khiến trong tấm vải đỏ phát ra tiếng lạch cạch, thỉnh thoảng có mấy con thạch sùng bò ra.

Có mấy con thậm chí bò lên người tôi, tôi sợ đến mức nổi da gà khắp người.

Thật lạ, giữa trán của mấy con thạch sùng này đều có chấm đỏ tựa như chu sa.

Bố của Thân Hồng Ngọc - Thân Vĩ đứng trong đám đông liên tục nháy mắt ra hiệu cho cô ấy.

Những người xem náo nhiệt bên ngoài cũng cười hỏi trưởng thôn chẳng lẽ trong xà nhà giấu gì sao? Hay là cứ mở ra xem đi, dù sao cũng đều là người trong tộc.

Trưởng thôn lại nghiêm khắc gầm lên: "Hoa hồng chưa từ khu mỏ không đủ nuôi mấy người hả? Còn muốn động vào đồ của tổ tông? Ai dám có suy nghĩ đụng vào xà nhà và từ đường thì sẽ lập tức bị gạch tên khỏi gia phả, đừng hòng chia cổ tức!"
Trưởng thôn vừa nói vậy, không ai dám lên tiếng nữa.

Trưởng thôn lại trừng mắt nhìn Thân Hồng Ngọc, vừa đốt nhang vừa đọc: "Thằn lằn che chở, thạch sùng bảo vệ tộc.


Xử nữ khiêng xà, âm long biến hóa.

"
Câu này có hơi kỳ quặc, nhất là khi gần trùng khớp với bài đồng dao kia.

Nhưng tôi và Thân Hồng Ngọc vẫn cố hết sức khiêng xà, không dám nghĩ bậy, theo bọn họ ra ngoài trước.

Chúng tôi đi thẳng đến bên giếng cổ, tộc trưởng sớm đã sai nguồi mở nắp giếng ra, bảo chúng tôi ném thanh xà xuống giếng.

Thời điểm đó, thanh xà nặng đến nổi chân tôi bị đè xuống, khi nghe nói có thể thả nó xuống, tôi và Thân Hồng Ngọc nhanh chóng làm theo hướng dẫn.

Khi thả thanh xà xuống giếng, tấm vải đỏ bị cạnh giếng cào xước, lúc này tôi mới phát hiện thanh xà không phải một khúc gỗ nguyên vẹn mà nó đã bị xẻ ra rồi đóng đinh lại, có thứ gì đó như sáp từ những đường nối.

Phía bên trên cây đinh còn khắc phù chú, trông rất kỳ lạ.

Tôi không khỏi nhớ tới bài đồng dao trước từ đường: Thịt nát xương tan, giấu xác nguyên vẹn!
Không lẽ có thứ gì đó giấu trong thanh xà đắp sáp này sao?
Chẳng lẽ là thi thể?
Nghĩ tới đây, tôi lập tức lắc đầu, thanh xà tuy lớn nhưng cũng chỉ bằng nửa người ôm, sao có thể giấu thi thể!
Huống hồ thanh xà này lấy từ từ đường, hằng năm gia tộc có bao nhiêu người đến cúng tế, ai mà dám giấu thi thể ở đó, xui xẻo!
Nhưng suy nghĩ này lại khiến tôi lạnh toát cả người, chỗ điểm thủ cung sa cũng rét lạnh, có cảm giác dính dính vô cùng khó chịu.

Tôi đi rửa tay, định cùng bố mẹ về trước.

Những người đứng xem náo nhiệt đều thấy thanh xà bị khoét lỗ rồi đóng đinh, không ít người thở dài, khẳng định bên trong có kho báu.

Nhất là Thân Vĩ hai mắt sáng lên, không sợ chết mà nói với trưởng thôn: "Có gì trong thanh xà à? Dù sao cũng sắp thay xà nhà rồi, sao không lấy món đồ bên trong ra cho mọi người cùng xem?
Thân Vĩ ăn nhậu gái gú, vợ ông ta cũng là kẻ nghiện bài, cả nhà đều sống dựa vào cổ tức chia từ gia tộc, mà con trai ông ta vẫn tiêu tiên như nước, năm ngoái phải bán một cái núi để trả nợ.

Trưởng thôn không thèm nhìn ông ta, hừ lạnh: "Niêm phong giếng.

"
Bố tôi khinh bỉ nhìn Thân Vĩ, nói với tôi: "Gia tộc có quy định khi bỏ thanh xà xuống giếng thì phải chôn cất lại.

"
Chôn cất?

Chẳng lẽ bên trong thật sự có thi thể?
Trong lúc bố tôi nói chuyện, tộc trưởng đã cùng mấy thanh niên dùng tảng đá lớn lấp miệng giếng lại, sau đó trét xi măng lên.

Xong xuôi, bọn họ còn khắc phù văn, dùng xích sắt có khóa màu vàng để khóa miệng giếng lại.

Xem ra là đúng là niêm phong giếng, đề phòng có người trộm báu vật trong thanh xà.

Mọi người sôi nổi thảo luận về kho báu, còn nói nếu gia tộc gặp đại nạn, bọn họ chắc chắn sẽ lấy ra.

Có người đoán bên trong là thứ gì, thấy tôi và Thân Hồng Ngọc khiêng có vẻ không nặng lắm, hẳn là vàng bạc.

Nhưng cái cách ném xuống giếng rồi niêm phong hình như có hơi lỗi thời thì phải.

Nhất thời cả thôn đều bàn tán nghị luận, hôm đó còn có người đến nhà tôi hỏi xem tôi có biết thứ gì giấu bên trong không.

Tộc trưởng đặc biệt nhờ người tới dặn tôi phải tắm rửa sạch sẽ, ba ngày tới chỉ có thể ăn cháo và đồ chay, ba ngày sau tôi và Thân Hồng Ngọc phải đến từ đường đọc kinh tiếp ba ngày, đến khi đó mới có thể nâng xà.

Nhưng ngay đêm hôm ấy, tôi lại mơ thấy con rắn, lần này nó không còn bảo tôi ăn lòng đỏ trứng mà quát vào mặt tôi: "Rời khỏi thôn! Rời khỏi thôn!"
Tôi giật mình tỉnh giấc, đang nghĩ tại sao mình lại mơ thấy con rắn đó thì nghe bên ngoài có người kêu: "Chết rồi! Có người chết rồi!"
Tiếng chiêng rung trời, tôi nghĩ tới giấc mơ kỳ lạ ban nãy, sợ hãi chạy ra ban công thì thấy rất nhiều người đang chạy về phía từ đường.

Nghĩ tới thanh xà chôn trong giếng, tim tôi thắt lại, vội gọi bố mẹ dậy, cùng nhau tới từ đường.

Đến nơi, tôi thấy miệng giếng bị xi măng bịt kín đã bị cạy ra.

Không biết thanh xà đã bị kéo ra chưa, nhưng trước miệng giếng có một người đàn ông đang nằm sõng soài, lộn ngược như đang thăm dò gì đó.

Đang nửa đêm, người tới không nhiều.

Tôi vừa nhìn liền nhận ra không phải người đó đang dựa vào thành giếng, mà là phần eo rũ xuống miệng giếng, nửa người trên đã không thấy đâu.

Xung quanh giếng toàn là máu, rất nhiều con thằn lằn ngọ nguậy trong đó.

Trong lòng giếng sâu và tối, hình như có gì đó đang cử động, nước bắn tung tóe, còn có tiếng nhai và ùng ục cùng tiếng cạ vào thành giếng nghe rất chói tai.

Chỗ bị điểm thủ cung sa bỗng nhói lên như thể có con gì đó chui vào!.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận