Yêu Suốt Một Đời FULL


Ngay giây phút ấy tôi khuỵ chân xuống, túm lấy ngoại gào lên khóc như mưa.

Suốt hơn mười bảy năm trong cuộc đời chưa bao giờ tôi khóc nhiều đến như thế.

Tôi không còn muốn sống nữa, không còn muốn tồn tại trên cuộc đời bất hạnh, đau thương này nữa.

Vì sao ngoại lại rời xa tôi? Vì sao lại rời xa tôi khi tôi đang ôm hi vọng rằng ngoại sẽ cùng tôi chữa lành vết thương tôi phải mang? Ai cũng khuyên can tôi, nhưng tôi đã không còn chút sức lực nào để nghe, bởi tôi đã thật sự tuyệt vọng đến cùng cực rồi.

Thế nhưng dẫu cho tôi gào khóc thế nào, ngoại vẫn không trả lời, có vùng vẫy ra sao cũng chỉ thấy ngoại nằm yên trên đó không hề mở mắt.

Mấy người y tá khẽ nói:
– Khổ thân con bé, vừa bị c.ưỡng b.ức xong giờ bà nó lại mất, giờ nó chịu sao nổi chứ?
Phải rồi! Tôi không sao có thể chịu nổi được, nỗi đau này quá lớn, lớn đến mức tôi bỗng muốn đi theo ngoại ngay tức khắc.

Chỉ có ch.ết đi, chỉ có ch.ết đi mới có thể quên tất thảy mọi thứ mà thôi.

Mấy người y tá thở dài kéo tôi sang một bên để đưa ngoại ra ngoài.

Cả người tôi như bị vắt kiệt sức, trái tim tôi như ngừng đập, gào khóc gọi ngoại nhưng chỉ là những tiếng khản đặc vô vọng không dứt.
Ngoại tôi bị mang đi, còn tôi bị rất nhiều người vây quanh.

Tiếng khóc của tôi như xé nát trái tim ra làm trăm ngàn mảnh.

Mới vài hôm trước thôi tôi và ngoại còn ở cạnh nhau, tôi còn là cô thiếu nữ trinh nguyên, ngoại còn là người bà tuyệt vời khoẻ mạnh cạnh tôi.

Vậy mà chỉ vài ngày thôi mọi thứ như một cơn ác mộng ập đến liên tiếp.

Tôi không sao có thể chấp nhận nổi sự thật tàn khốc này khóc đến mức tê liệt tâm can.

Cuối cùng lần nữa bác sĩ phải tiêm cho tôi một mũi an thần rồi đưa tôi về phòng bệnh.
Khi tỉnh dậy tôi thấy mình vẫn đang nằm trong căn phòng trắng toát, xung quanh vẫn chẳng có ai ngoài một người bác sĩ.

Hình như vẫn là người bác sĩ kia nhưng tôi không nhớ nữa, anh nhìn tôi, tay đang thu xếp đồ đạc trên bàn rồi khẽ nói:
– Em tỉnh rồi sao? Mẹ em vừa làm xong thủ tục cho ngoại em, giờ đưa ngoại em về lo tang lễ.

Để anh đưa em ra ngoài.
Vốn dĩ cảnh tượng rất giống ngày hôm qua, tôi còn ôm chút hi vọng tất cả chỉ là mơ, ngoại tôi vẫn đang nằm chờ phẫu thuật.

Không ngờ câu nói của anh ta như gáo nước lạnh dội thẳng vào đầu tôi lạnh buốt.

Tôi ngước lên cả người vô hồn, ngay cả gào lên khóc cũng đau quá không khóc nổi, chỉ thẫn thờ nhìn về phía xa xăm.

Ngoại tôi mất thật rồi, ngoại thật sự đã rời bỏ tôi đi sang một thế giới khác, một thế giới có lẽ chẳng còn đau thương và bất hạnh.
Tôi không biết mình được đưa về thế nào, chỉ nhớ về đến nhà ngoại tôi đã được người ta đưa vào một cỗ quan tài.

Vì nhà chỉ có hai mẹ con nên di ảnh của ngoại cũng là mấy người hàng xóm mang đi phóng rồi đặt ngay ngắn ở giữa bàn thờ trong căn nhà nghèo nàn, xơ xác.

Tôi lặng lẽ ngồi bên cỗ quan tài của ngoại, lặng lẽ nhìn ảnh cuối cùng lại lặng lẽ rơi nước mắt.

Suốt mười bảy năm tôi sinh ra là mười bảy năm một tay ngoại chăm sóc cho tôi.

Hồi nhỏ tôi được nghe hàng xóm kể lại vừa sinh tôi ra mẹ tôi đã vứt cho ngoại, ngay cả một giọt sữa mẹ tôi cũng chưa từng được bú.

Suốt hơn một năm ròng rã ngoại phải cõng tôi đi xin từng giọt sữa một, ngày nào người ta cũng thấy một đứa bé khóc ngằn ngặt trên lưng ngoại.

Sau này lớn chút, từng hộp sữa bột hay từng miếng cơm, miếng cháo cũng là ngoại lao động quần quật để cho tôi được no đủ.

Căn nhà này tuy nghèo nhưng tôi vẫn luôn hạnh phúc vì có ngoại.
Tôi không thể gào khóc được, cổ họng như bị ai xé.

Tôi ngồi đó, lặng lẽ để mặc nước mắt lăn, nhìn lại căn nhà lại nhớ ngoại đến đau thắt lồng ngực.

Gương mặt ngoại nằm trong cỗ quan tài vẫn say sưa ngủ bình yên, mọi đớn đau dường như không còn.

Thế nhưng còn tôi, tôi đã đau đến mức tê liệt, đau đến mức không thể nào sống nổi.

Vì sao ngoại lại đột ngột đi như vậy? Tôi còn chưa kịp, chưa kịp nói với ngoại câu gì.

Mấy ngày hôm nay chìm đắm trong nỗi đau của chính mình, tôi còn không kịp nói gì với ngoại, giờ có hối hận cũng đã quá muộn rồi.

Cuối cùng tôi chỉ có thể nắm chặt lấy đôi tay lạnh lẽo của ngoại gục xuống khóc như mưa.
Đến chiều ngoại tôi được đưa ra nghĩa địa.

Trời bỗng mưa lất phất, tôi để đầu trần chân đất đi theo xe tang ra đến ngoài đồng.

Người ta đã đào sẵn hố, quan tài của ngoại được đặt xuống.

Ngay giây phút hạ quan tôi cũng hiểu ra rằng tôi và ngoại từ nay chính thức âm dương cách biệt.

Mẹ tôi cũng gục xuống khóc thành tiếng, người đàn bà lạnh lùng tàn nhẫn trong mắt tôi cũng suy sụp mà khóc.

Tôi đưa tay bấu lên lớp đất, không thể chạm vào ngoại thêm lần nữa, chỉ có thể từ từ nhìn ngoại bị chôn vùi dưới nấm mồ lạnh lẽo.

Tiếng khóc khàn đục hoà cùng tiếng mưa trong cơn bĩ cực tang thương.
Sau tang lễ của ngoại, tôi và mẹ trở về căn nhà cũ nát.

Căn nhà vốn đã neo người nay lại càng trở nên cô đơn.

Hằng ngày tôi chẳng thiết ăn uống gì chỉ giam mình trong buồng.

Cả một tương lai dài phía trước nhưng mịt mờ, không có ngoại lại mang một vết nhơ cả đời không gột nổi.

Tôi thu mình lại như thú bị thương đầy mình.

Thời gian này mẹ tôi thường xuyên quan tâm, nhưng có lẽ bởi mười mấy năm nay xa cách, lòng tôi cũng chai sạn lại nên không còn tha thiết với sự quan tâm ấy nữa.

Tôi cứ nằm trên giường, không khóc, không cười giống hệt một cỗ máy.

Đến ngày thứ năm sau tang lễ của ngoại cuối cùng tôi cũng phải dậy bởi trong nhà có sự xuất hiện của một người đàn ông xa lạ.

Ban đầu tôi nghĩ đó là nhân tình của mẹ.

Mẹ tôi năm nay hơn bốn mươi tuổi nhưng nhan sắc còn rất mặn mà, cả vóc dáng lẫn làn da đều đẹp và trẻ trung hơn tuổi.

Tuy mẹ đam mê cờ bạc nhưng tôi không thể phủ nhận mẹ tôi rất xinh đẹp.

Hơn mười bảy năm nay vứt bỏ tôi tôi cũng đoán được mẹ kiểu gì cũng có nhân tình bên ngoài.

Thế nên với sự xuất hiện của người đàn ông kia tôi không lấy làm lạ.

Chỉ là sau chuyện bị cưỡng bức tôi luôn cảnh giác với những gã đàn ông lạ, thế nên với người đàn ông này tôi cũng tuyệt đối giữ khoảng cách, hằng ngày đều ăn cơm trong buồng rồi đóng kín cửa lại, không ra ngoài, không chào hỏi, không nói chuyện, thậm chí tôi còn mong ông ta hãy cùng mẹ tôi đi đâu thật xa, để tôi một mình lại ở đây là được.
Tôi cũng không rõ về người đàn ông lạ mặt ấy, nhưng thấy ông ta có vẻ rất giàu có, đạo mạo.

Ông ta đỗ con xe sang trọng trước sân nhà ngoại, nhìn thôi tôi cũng ngâm hiểu đây không phải người đàn ông tầm thường.

Thế nhưng thái độ của mẹ với ông ta lại không giống như tôi nghĩ.

Thi thoảng ra khỏi buồng đi rửa mặt mũi hay đi tắm tôi đều thấy vẻ mặt lạnh nhạt của mẹ dành cho ông ta.

Còn ông ta đối với tôi lại hết sức nhẹ nhàng, dường như rất muốn nói chuyện, làm thân với tôi nhưng dưới sự bài xích của tôi ông ta cũng chỉ còn cách giữ một khoảng cách nhất định.
Mãi cho đến ngày thứ hai kể từ ngày ông ta xuất hiện, trong một buổi đêm vì uống quá nhiều nước nên tôi đành phải cố dậy đi vệ sinh.

Khi vừa lê chân ra đến sân tôi bỗng thấy mẹ tôi và người đàn ông kia đang đứng dưới giàn mướp ngoại tôi trồng.

Tiếng mẹ tôi rít lên khiến bước chân tôi cũng khựng lại:
– Mười tám năm nay anh bỏ rơi nó, chưa một ngày dòm ngó đến nó, từ lúc nó còn là bào thai anh đã dứt áo ra đi, giờ anh quay lại anh nói muốn nhận con? Anh nghĩ nó cần một người cha như anh sao?
Nghe đến đây tôi bất giác cũng có chút sững sờ, tiếng người đàn ông khẽ đáp lại:
– Chuyện năm xưa là lỗi lầm của anh.

Nhưng năm ấy cũng vì nghèo khổ quá sợ không nuôi được nên anh cũng không còn cách nào.

Dẫu gì cũng là máu mủ ruột thịt, em không cho anh đón con cũng cho anh nhận nó, có trách nhiệm với nó chứ?
– Tôi khỏi cần cái trách nhiệm của anh.

Nó sống không cần bố cũng quen rồi, mà dẫu cho tôi có để anh nhận nó nó cũng không thèm nhận anh đâu.

Anh về đi, tôi không muốn nhìn mặt anh.
– Chuyện anh sai với em, với con anh không dám cãi.

Nhưng xin em để anh nhận con…
– Anh nói thế không cảm thấy mình khốn nạn à? Anh cũng có gia đình rồi, có vợ con rồi, nhận con tôi để làm cái chó gì?
– Thế em giữ nó em có nuôi nổi nó không? Có cho nó được một tương lai tốt đẹp không? Có cho nó được học hành tử tế không? Em không cho anh đón nó về, nhưng ít em cũng cho có trách nhiệm với nó, mỗi tháng sẽ chu cấp cho nó một khoản tiền để nó đi học đi hành.
– Tôi không cần mấy đồng tiền bẩn thỉu của anh, anh cút cho khuất mất tôi.
Tiếng mẹ tôi gầm lên giữa đêm khiến tôi bất giác lùi chân lại.

Trong giây lát tôi bỗng cảm thấy người mình như hoá đá.

Hoá ra ra người đàn ông mà tôi ngỡ nhân tình của mẹ là bố ruột của tôi, là người đã bỏ rơi mẹ tôi, bỏ rơi tôi khiến tôi chưa một lần biết mặt.

Người đàn ông giàu có với chiếc xe sang đỗ trước sân này là bố ruột tôi đấy! Bên ngoài mẹ tôi và người đàn ông ấy vẫn đang cãi vã.

Còn tôi không tin nổi sự thật ấy lặng lẽ lùi về buồng.

Vừa bị cưỡng bức, sau đó là người bà nuôi tôi khôn lớn mất đi, đến giờ lại là bố ruột đến nhận.

Tôi bỗng cảm thấy cuộc đời mình thật giống một cuốn phim, nhưng là một cuốn phim bi thương chứ chẳng tốt đẹp gì cho cam.

Trước kia mỗi khi thấy bạn bè có đầy đủ bố mẹ, tôi cũng đã từng khao khát một cuộc đời trọn vẹn như vậy.

Nhưng giờ tôi đã không cần nữa rồi.

Tôi mong chờ gì cái đón nhận của một người bố đã bỏ rơi mình khi mình còn là một bào thai? Tôi mong chờ gì cái đón nhận của một người bố đã có gia đình, đã có vợ con? Tôi mong chờ gì đây khi tôi đã chìm ngập dưới bão tố cuộc đời, gần vào được đến bờ lại mới dang tay ra như muốn giúp đỡ mà không phải đến lúc tôi đang cần họ nhất?
Tôi không rõ hai người họ đã cãi nhau bao lâu, mãi đến khi nghe tiếng xe của bố tôi cất lên phóng vút vào không trung, tiếng bước chân của mẹ tôi đi vào buồng bên kia tôi mới đi vệ sinh rồi vào giường nằm.

Cả đêm ấy tôi không sao ngủ được, nhớ ngoại, nhớ lại chuyện bị cưỡng bức rồi nhớ cả những chuyện hồi nhỏ nước mắt lại ướt đẫm gối.

Mãi gần đến sáng tôi mới mệt quá mà thiếp đi, thế nhưng chẳng ngủ được bao lâu mẹ tôi đã vào mở cửa rồi nói:
– Dậy đi.

Dậy sắp xếp quần áo rồi đi cùng mẹ.
Tôi đang ngủ nghe mẹ nói vậy thì bật dậy, mẹ không để tôi đáp đã thở dài nói:
– Thấy có người giới thiệu trên tỉnh có bác sĩ tâm lý tốt lắm.

Giờ còn đang là hè, mẹ đưa mày lên đấy trị tâm lý một thời gian rồi về còn đi học.

Mẹ biết có những chuyện rất khó vượt qua nhưng cũng phải vượt qua thôi, còn cả một quãng đời dài phía trước.

Mày cứ như thế này rồi có khi phát điên mất con ạ.
Tôi lúc này mới ngước lên nhìn mẹ, bao nhiêu năm nay có lẽ đây là lần đầu tôi thấy lời nói của mẹ chân thật đến vậy.

Đêm qua cả một đêm không ngủ tôi cũng đã suy nghĩ rất nhiều, tôi cũng không thể cứ mãi sống vô hồn thế này, không thể cứ mãi chìm đắm trong cơn bĩ cực tối tăm như vậy.

Mẹ thấy tôi im lặng, có lẽ sợ tôi từ chối lại nói tiếp:
– Mơ ước lớn nhất của mày chẳng phải là đỗ đại học, lên Hà Nội học sao? Giờ mày cứ ủ dột, khổ đau thế này liệu có thực hiện được mơ ước hay không? Chuyện mày ghét mẹ, hận mẹ ra sao cũng được, nhưng nghĩ đến ngoại, ngoại ở trên trời cũng mong mày sống tốt, cũng mong mày thực hiện được mơ ước của mày chứ không mong mày cứ mãi thế này đâu con ạ.
Thật ra chính bản thân tôi cũng biết tâm lý tôi đang bất ổn trầm trọng, phải rồi, mới mười mấy tuổi đã phải trải qua những chuyện thế này thì phát điên cũng không có gì lạ.

Bao nhiêu ngày hôm nay tôi sống chẳng có chút phương hướng nào, có lúc đã nghĩ muốn buông xuôi tất cả mà chết đi cho rồi.

Nhưng rồi tôi lại nghĩ mãi, cớ sao kẻ cưỡng hiếp tôi sống bình yên còn tôi lại phải chết đi? Tôi có lỗi gì cơ chứ? Mẹ tôi lại thao thao bất tuyệt gì đó, đại loại thuyết phục tôi đi bằng được, cuối cùng tôi khẽ ngắt lời mẹ đáp lại:
– Mẹ ra ngoài trước đi, con chuẩn bị đồ một chút.
Từ hôm ngoại mất đến hôm nay, đây là câu nói đầu tiên tôi nói với mẹ.

Mẹ tôi có chút ngẩn người nhìn tôi.

Thực ra tôi vẫn chưa thể mở lòng ra với mẹ, thực ra tôi vẫn hận kẻ đã cưỡng hiếp tôi, thực ra tôi vẫn không chấp nhận nổi việc hắn ta làm ra trò đồi bại ấy vẫn sống tốt chỉ vì mẹ tôi rút đơn kiện.

Nhưng càng như vậy tôi càng muốn thoát ra khỏi đây càng sớm càng rốt, càng muốn rời xa nơi khổ đau này để sống một cuộc đời mới, quên đi vết nhơ mà hắn đã gây ra cho tôi, quên đi tất cả nỗi đau ở nơi này.

Vậy nên tôi chấp nhận đi điều trị tâm lý để về có thể cố gắng học, học thật tốt, chỉ có như vậy tôi mới có thể tự mình chữa lành từng vết thương cho mình.

Tạm thời cũng muốn xa nơi này một thời gian nếu không sẽ rơi vào trầm uất mà không gượng dậy nổi mất.
Ở bên ngoài mẹ tôi thắp cho ngoại nén nhang, tôi lấy balo trên bàn nhặt thêm vài bộ quần áo và vài quyển sách.

Balo này từ hôm ra viện tôi thậm chí còn chưa mở ra, bên trong vẫn còn quyển sách mà anh bác sĩ trẻ đưa cho tôi hôm ở viện.

Nhặt xong tôi khẽ đeo rồi đi ra ngoài, cũng thắp lên cho ngoại nén nhang rồi mới cùng mẹ ra bến xe.
Tôi nằm trên xe, mệt mỏi thiếp đi lúc nào chẳng hay.

Đến khi tỉnh lại đã thấy đến một trung tâm trị liệu tâm lý.

Ban đầu tôi còn tưởng đó chỉ là một trung tâm nhỏ không ngờ rất to, còn có chỗ ở cho những người ở xa như mẹ con tôi.

Lúc mới đến tôi được sắp xếp chung phòng với hai bạn nữ trạc tuổi mình, thế nhưng cả hai đều vui vẻ, tươi tắn rạng ngời chứ không mang tâm trạng khổ sở như tôi.

Tôi còn nghĩ có lẽ hai bạn chỉ vì áp lực học hành mà ảnh hưởng đến tâm lý mãi đến tối tôi lúc ăn cơm tôi mới được nghe mẹ kể lại rằng lúc chiều có nói chuyện với hai mẹ bạn ấy, hoá ra bạn nữ nằm góc trong cùng bị một đám người cưỡng hiếp tập thể đến mức bộ phận sinh dục bị tổn thương nghiêm trọng, bị ảnh hưởng cả đến chức năng sinh sản, còn bị phát tán những hình ảnh video ấy lên trên mạng, gia cảnh cũng khó khăn lắm, bố bỏ đi từ nhỏ, mẹ phải bươn trải lo cho mấy chị em, bạn đã điều trị ở đây nửa năm rồi giờ mới ổn lại.

Còn một bạn nữ còn lại thì do chứng kiến cảnh bố mẹ tự vẫn mà đâm ra tâm lý bất ổn, bị ám ảnh nên bà nội phải đưa lên đây để trị liệu tâm lý, cũng may đến giờ tình hình của bạn đã tốt hơn nhiều.
Nghe mẹ tôi kể xong người tôi cũng lặng đi, vốn nghĩ rằng mình đã khổ rồi hoá ra trên đời còn rất nhiều người khổ hơn mình rất nhiều.

Lúc ấy tôi đã tự động viên mình phải cố gắng lên, phải cố gắng mạnh mẽ lên bởi tôi còn may mắn hơn rất nhiều người, người ta có thể vượt qua được cớ sao tôi không thể?
Ăn cơm xong tôi với mẹ về phòng, hai bạn nữ cùng phòng giờ cũng đã ngủ, tôi không có việc gì làm liền lấy quyển sách được tặng trong balo ra đọc thử.

Vừa mở ra chợt phát hiện ngay bìa sách có năm ngôi sao nhựa được kẹp vào, trong mỗi ngôi sao đều có một dòng chữ được in lên đó, đều là những châm ngôn cuộc sống của các tác giả nổi tiếng.

Tôi khẽ cầm năm ngôi sao lên, còn thấy ngay trang đầu tiên có dòng chữ được viết rất cẩn thận:
“Mạnh mẽ lên cô gái! Giông bão nào rồi cũng sẽ qua, trời sẽ lại xanh.

Anh hi vọng rằng em sẽ đủ niềm tin và nghị lực để tự vẽ lên tương lai của chính mình”
Khi đọc đến đây, còn chưa mở trang sách nào ra tôi bỗng cảm thấy mũi cay xè.

Tuy không khóc nhưng rõ ràng là sự xúc động vô cùng.

Tôi bỗng nhớ đến gương mặt anh bác sĩ ấy, gương mặt đẹp đẽ mà thanh cao, dù chỉ là nhớ mang máng không rõ bởi khi ấy tôi đang rơi vào tuyệt vọng nhưng giờ nghĩ lại tự dưng thấy có chút tiếc nuối.

Giá mà tôi mở quyển sách này ra sớm hơn, giá mà tôi đọc được những dòng chữ này sớm hơn có lẽ tôi đã mạnh mẽ hơn nhiều rồi.

Suốt đêm ấy tôi đã đọc từng trang, từng trang sách, trong mỗi trang đều là những số phận, những hoàn cảnh bi đát vượt qua khổ đau, đứng dậy sau những vấp ngã rồi tạo lên thành công cho riêng mình.

Đến tận gần mười một giờ đêm mẹ tôi nhắc tôi ngủ tôi mới cất sách đi nhắm mắt ngủ một giấc thật ngon.

Có lẽ lâu lắm rồi tôi mới có thể ngủ một giấc ngủ bình an đến vậy.
Những ngày tiếp theo tôi bước vào trị liệu tâm lý, phần vì sau khi đọc cuốn sách kia tôi đã cố gắng tự nhủ mình sẽ mạnh mẽ, phần vì hai bạn cùng phòng chủ động bắt chuyện, còn động viên tôi rất nhiều, và vì nghĩ đến ngoại nên tôi dần dần bước qua được rào cản tâm lý, đáp ứng trị liệu rất tốt.

Chỉ có điều tâm lý tôi ổn dần thì tôi lại cảm thấy mẹ tôi chút bất thường.

Mẹ thường xuyên mất tích rất lâu, có khi là nguyên ngày, hỏi thì mẹ nói ở trung tâm bức bách quá, mẹ ra ngoài cho thoáng.

Tôi và mẹ khó khăn lắm mới tạm hoà hợp được đôi chút, tôi sợ mẹ lại ngựa quen đường cũ nên có nhắc nhở nhưng mỗi lần như vậy mẹ đều gạt đi bảo tôi yên tâm, mẹ tôi sẽ không thế nữa đâu.

Nghe mẹ nói vậy tôi cũng chẳng nghĩ gì nhiều, quả thực ở trung tâm này tôi phải điều trị tâm lý gần như cả ngày, chỉ nghĩ đơn giản tính cách mẹ không kiên nhẫn cho lắm, ở đây chờ đợi đối với mẹ quả thực là điều mà tôi còn khó tưởng tượng ra.
Khi tôi điều trị được khoảng hai mươi ngày thì hai bạn cùng phòng tôi được về trước.

Đêm ấy ba chúng tôi không ngủ nói chuyện suốt một đêm.

Cả ba đều động viên nhau cố gắng vượt qua mọi khó khăn, còn hứa sau này nếu có cơ hội sẽ gặp nhau trên thủ đô yêu dấu, học hành thật tốt để đều trở thành những sinh viên đại học ưu tú.

Sáng sớm khi tôi thiếp dần đi hai bạn đã đi từ bao giờ, cả hai đều để lại cho tôi một tấm thiệp xinh xắn động viên tôi cố gắng điều trị nốt để sớm được về nhà.

Tôi cứ nắm lấy hai tấm thiệp trên tay, hi vọng rằng sau này nhân duyên sẽ cho chúng tôi gặp gỡ lại lần nữa.
Tôi điều trị đúng một tháng rưỡi thì được về, do đáp ứng tốt nên bác sĩ chỉ kê ít thuốc dặn dò mẹ tôi giữ vững tâm lý cho tôi.

Sau hơn một tháng hai mẹ con đồng hành cùng nhau, tôi cũng dần buông bỏ được khoảng cách với mẹ, cũng cảm thấy giờ đây trên đời này chỉ còn hai mẹ con nương tựa vào nhau, chỉ hi vọng rằng mẹ cũng sẽ thật sự thay đổi, sẽ không sa chân vào con đường cờ bạc kia nữa.

Mẹ tôi không nhắc gì đến bố, tôi cũng không muốn hỏi, sau này… tôi có thể sẽ hỏi sau nhưng không phải bây giờ.

Hai mẹ con ngồi xe gần hai tiếng mới về đến nhà.

Khi vừa vào đầu ngõ đột nhiên tôi và mẹ thấy ngay trước cổng nhà một chiếc xe ô tô rất đẹp đang đỗ nhưng không phải xe của bố tôi.

Từ trong xe một người phụ nữ ăn mặc vô cùng sang trọng bước ra.

Vừa thấy người phụ nữ mẹ tôi bất chợt sững sờ lại.

Tôi không biết đó ai chỉ thấy sắc mặt mẹ trở nên vô cùng khó coi, còn chưa kịp phản ứng gì người phụ nữ kia đã lao về phía mẹ tát bốp một phát lên mặt mẹ tôi rồi rít lên:
– Con đĩ này, mày cũng to gan thật dám dụ dỗ chồng tao.

Bảo sao bao nhiêu ngày hôm nay lão ta luôn lấy cớ đi công tác, hoá ra là đi hú hí với nhau.
Tôi nghe xong có chút bàng hoàng nhìn mẹ, nhưng mẹ tôi cũng không phải dạng vừa lao vào ẩu đả với người đàn bà kia rồi đáp lại:
– Là chồng chị đến tìm tôi, muốn đánh muốn chửi thì về xử chồng mình trước đi.
– Á à cái thứ gái đĩ già mồm, nếu mày không dụ dỗ, không mời gọi thì chồng có đến không?
Chẳng ngờ mẹ tôi cười hềnh hệch đáp:
– Chị về hỏi chồng chị xem tôi mời gọi anh ta thế nào? Hay từ lúc mẹ tôi mất anh ta đã đến đây tìm tôi? Tôi đuổi không đi, năm lần bảy lượt đều là anh ta tự tìm đến tôi trước.

Mà chị đừng mở mồm ra một câu đĩ, hai câu đĩ.

Tôi nói cho chị biết năm xưa tôi đến trước, là chị cướp anh ta khi tôi bụng mang dạ chửa, tôi nghĩ cái từ đĩ điếm dành cho chị thì hợp lý hơn.

Mười tám năm rồi vẫn không biết cách giữ chồng thì đúng là con đàn bà thất bại.
Người phụ nữ kia bị mẹ tôi nói tức đến mức mắt long sòng sọc, mấy người hàng xóm thấy có tiếng cãi vã liền mở cửa ra xem.

Bà ta nhìn sang tôi, gầm gừ từng câu từng chữ:
– Cái thứ đàn bà vô học, nghèo nàn như mày anh ta tự bỏ chứ tao đếch thèm cướp.

Đúng là mẹ nào con nấy, hai cái bản mặt tởm lợm, lăng loàn giống hệt nhau.

Định dùng cái thứ con hoang này để đòi trách nhiệm, tiền bạc thì mơ đi.

Tao sẽ không để mẹ con mày được yên ổn đâu.

Nếu mày còn có ý định dụ dỗ chồng tao thêm lần nữa thì tao sẽ xé nát háng cả mày và loại con hoang này.

Nói cho mày biết, riêng đứa con gái của mày đừng mơ mà được đặt chân ngang hàng với con gái tao.

Tao sẽ cho cả đời nó không ngóc đầu lên được! Mày cứ chờ đó đó!
Mẹ tôi định chửi thêm mấy câu, nhưng vì thấy hàng xóm đang nhìn nên không thèm đáp lại.

Bà ta cũng tức giận giậm chân thình thịch rồi mở cửa xe đi vào.

Lúc đi qua hai mẹ con tôi còn cố tình nhấn mạnh ga để bụi đường bắn tung toé.

Phía bên kia ghế dường như còn một người con gái nữa, nhưng bụi đường mờ mịt khiến tôi không nhìn rõ gương mặt ấy.

Mẹ tôi kéo tôi vào nhà, ngồi phịch xuống ghế.

Tuy tôi không biết người đàn bà này là ai, nhưng qua việc cãi vã vừa rồi tôi cũng lờ mờ đoán ra đó là vợ của bố tôi.

Vốn dĩ định hỏi mẹ nhưng mẹ đã nhìn tôi rồi nói:
– Vào nghỉ ngơi đi con, chuyện này có thời gian mẹ sẽ nói sau.
– Nhưng…
Tôi nói đến đây bên ngoài cũng có tiếng cô Hà hàng xóm cất lên:
– Hai mẹ con chị Trang đi đâu cả tháng nay giờ mới về thế? Tôi lại cứ tưởng hai mẹ con chị chuyển đi đâu sống rồi cơ.
Mẹ tôi rót nước mời cô Hà ngồi xuống rồi đáp lại:
– Tôi có việc đưa cháu nó lên tỉnh một thời gian thôi.

Cô Hà sang chơi hay có chuyện gì thế?
Cô Hà hơi ngập ngừng nhìn tôi, một lúc sau mới khẽ nói:
– Chả là hôm trước hai mẹ con chị đi đâu thì có thằng công an xuống tìm.

Cái thằng mà đưa con Vân vào viện đấy.

Lúc biết hai mẹ con chị đi nó có vẻ tiếc nuối lắm, có gửi cho em một hộp quà nhắn là bao giờ cái Vân về thì đưa cho nó… cơ mà…
– Cơ mà sao? – mẹ tôi hỏi lại.
– Cơ mà nhà chị đi lâu quá, gần hai tháng đi, lại nghe phong thanh chị định bán nhà nên hộp quà đó em cũng không cất cẩn thận, chẳng biết con Tép với thằng Tôm nghịch ngợm giờ không tìm thấy nữa.

Ngại quá ạ.
Mẹ tôi nghe đến đây vẻ mặt không vui lắm, nhưng cô Hà đã nói thế mẹ cũng chẳng bắt đền được nên đáp lại:
– Ừ thôi cô về cố tìm lại xem thế nào, không thấy nữa thì đành thôi.
– Vâng ạ.

Để em tìm lại xem, không thì cho em xin lỗi.

Cho cô xin lỗi nhé Vân.
Tôi nhìn cô Hà, trong lòng thực sự cảm thấy rất không vui.

Tuy rằng tôi không thể nhớ rõ mặt anh công an hôm đã đưa tôi vào viện bởi khi ấy tôi rất hoảng loạn, thế nhưng tôi vẫn rất mong được một lần gặp lại, chí ít để có thể nói ra lời cảm ơn với anh.

Đây còn là món quà anh tặng tôi vậy mà cô Hà nói mất nghe dễ dàng thế.

Có điều giờ tôi cũng chẳng thể nằng nặc đòi, chỉ dặn cô Hà về hỏi lại Tôm, Tép xem chúng nó để đâu, dù hỏng hóc hay không nguyên vẹn tôi vẫn muốn nhận nó.

Cô Hà nghe vậy cũng áy náy xin lỗi thêm mấy câu rồi mới trở về.

Mẹ tôi thấy tâm trạng tôi không vui khi cô Hà nói vậy thì an ủi:
– Thôi, chắc là hai đứa nhà cô ấy nghịch rồi để đâu thôi.

Mai kia là tìm được thôi, xuống nấu cơm ăn rồi tắm táp nghỉ ngơi, đi xe cả ngày mệt rồi.
Tôi nghe vậy cũng gật đầu.

Tối ăn cơm tắm táp xong tôi leo lên giường mở quyển sách ra đọc nốt mấy trang cuối rồi mới ngủ được.

Phía bên kia buồng tôi thấy mẹ chong đèn cả đêm, mẹ hình như không ngủ, thấy tiếng mẹ nói chuyện điện thoại với ai đó đến tận khuya, nhưng vì tôi mệt nên ngủ thiếp đi bao giờ chẳng hay.

Sáng hôm sau tỉnh dậy trời đã nắng lên cao, lúc ra ngoài thấy mẹ đưa cho tôi một bộ quần áo mới rồi nói:
– Mẹ mua từ hôm trên tỉnh, giặt rồi mặc thử xem sao?
Tôi nhìn bộ quần áo trên tay mẹ ngạc nhiên vô cùng.

Đây là lần đầu tiên mẹ mua quần áo cho tôi, còn là bộ quần áo rất đẹp, không phải kiểu quê mùa như tôi hay mặc.

Thấy tôi ngạc nhiên mẹ lại cười:
– Định mua vào đầu năm học nhưng mà giờ mặc cũng được, vào đầu năm học mẹ mua cho sau.

Mẹ tìm được công việc rồi, lương cũng khá cao, mẹ giờ có tiền rồi.

Nào thay đi rồi ra mộ ngoại nữa, ra để ngoại xem cháu gái ngoại lớn thế nào rồi.
Tôi thấy mẹ nói vậy cũng yên tâm phần nào thay thử bộ quần áo.

Mặc lên người rất vừa vặn.

Nhưng sao tôi có cảm giác mẹ tôi là lạ lắm, nhưng lạ kiểu gì tôi lại không thể nhìn ra được.

Thay xong quần áo tôi và mẹ ra mộ ngoại, làm cỏ xong xuôi thắp lên cho ngoại nén nhang.

Đứng trước di ảnh ngoại tôi thấy mẹ khấn vái gì đó, còn dặn tôi xin ngoại phù hộ cho tôi những tháng ngày sau này sẽ an yên, hạnh phúc.
Sau khi từ mộ ngoại về, mẹ tôi qua quầy hoa quả mua ít cam sành vắt rồi cùng tôi về nhà.

Mẹ dặn tôi xuống nấu cơm còn mẹ ở trên nhà dọn đồ nhưng mẹ không cho tôi thay bộ quần áo ra, cứ nhất quyết bắt tôi mặc nguyên bộ đồ đó đến chiều đi tắm mới được thay vì mẹ ngại giặt.

Sau khi nấu cơm mang lên tôi thấy nhà cửa đã sạch sẽ, mẹ tôi đưa cho tôi cốc nước cam rồi nói:
– Uống chút nước cam đi cho mát con!
Trời nắng nóng, tôi cũng đang khát nên không nghĩ ngợi gì liền uống liền mấy hớp nước cam.

Thế nhưng vừa uống được vài phút đầu óc tôi bỗng trở nên choáng váng mơ hồ.

Trong giây lát tôi thấy mẹ đứng lên, đi vào buồng của tôi cầm chiếc balo của tôi ra.

Tôi không hiểu mẹ định làm gì muốn mở lời ra hỏi nhưng cơn buồn ngủ ập đến, chỉ thấy mẹ run rẩy lôi điện thoại trong túi ra, giọng nói gấp gáp, vội vàng:
– Chuẩn bị xong rồi, mang nó đi sớm đi nếu không sợ hôm nay bố nó sẽ tìm đến, mang tiền đến luôn, nhận đủ mới được mang người đi!
Câu nói ấy mẹ vừa nói xong, cả người tôi cũng mềm như sợi bún, màn đêm như thuỷ triều ập đến vây quanh tôi.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui