Đây là một vụ quỷ ám ở giai đoạn Chiếm Đọat, được nhà nghiên cứu tâm linh James Hervey Hyslop điều tra.
Năm 1914, Hyslop vướng vào vụ việc liên quan tới Doris Fischer, tên thật là Brittia L. Fritschle. Người đã báo cáo trình diện vụ việc là bác sĩ W. Franklin Prince, một giám mục nhà thờ và cũng là nhà tâm lý học. Fisher đã trải qua một thời thơ ấu bất hạnh và kinh hoàng, dưới bàn tay bạo hành của người cha nghiện rượu và mắc chứng đa nhân cách từ năm ba tuổi (1892). Cô cũng có khả năng nhìn thấy điềm báo tương lai, đoán trước được cái chết đột ngột của mẹ vì bệnh tật. Fischer và anh chị em của mình tiếp tục sống với bố, nhưng cô bị ngược đãi quá nhiều và sinh ra nhân cách "Doris bệnh hoạn" và "Maraget tàn ác". Fischer được gia đình của bác sĩ Prince nhận nuôi sau này. Ông cũng đã quen thuộc với các triệu chứng của bệnh đa nhân cách, và cùng với vợ cố gắng điều trị cho Fischer.
Trong nhiều năm, Hyslop đặt ra giả thuyết rằng một số khả năng tâm linh của cô bé – những triệu chứng ít nghiêm trọng nhất, bắt nguồn từ sự ảnh hưởng của ma quỷ. Mặc dù không phải là một người duy tâm, Hyslop vẫn đồng tình với các quan niệm về khả năng tâm linh, tin rằng giao tiếp với thế giới siêu nhiên cũng là điều quan trọng không kém gì điều trị tâm lý khoa học. Với suy nghĩ này, Hyslop đưa Fischer tới gặp một bà đồng, Minnie Soule, hy vọng có thể tìm và đuổi đi con quỷ đang quấy phá, hủy hoại tâm hồn cô bé.
Trong lễ cầu hồn, Soule truyền lại một lời nhắn từ mẹ Fischer cho cô bé. Bà đồng cũng nghe thấy được một thông điệp từ Bá tước Cagliostro. Hyslop không vui lòng trước sự hiện diện của Cagliostro, vì ông ta muốn ông cùng Fischer rời khỏi buổi cầu hồn. Những nghiên cứu sau này cho rằng, Cagliostro tượng trưng cho những khao khát tình dục mà cả Hyslop và Fischer mong muốn nhưng phải chôn giấu.
Sau đó, Soule nghe thấy giọng nói của linh hồn Richard Hodgson, anh ta xác nhận những giả thuyết của Hyslop về sự ảnh hưởng tâm linh là có thật, hứa sẽ giúp đỡ hết sức có thể. Cuối cùng, Soule nhận được một lời nhắn từ linh hồn của một cô gái trẻ người da đỏ, Minnehaha, hay "Tiếng cười của nước". Hyslop tỏ ra nghi ngờ về linh hồn cô gái này, vì Minnehaha là tên một nữ anh hùng trong bài thơ "Hiawatha" của Henry Wworth Longfellow. Nhưng ông vẫn diễn theo, ấn tượng với hiểu biết của Minnehaha về trường hợp của Fischer, và tự nhận rằng mình là nguyên nhân vài vấn đề mà Fischer mắc phải. Sau buổi cầu hồn, Hyslop bắt đầu tin rằng nhân cách "Maraget" không phải là một nhân cách ẩn của Doris, mà là một linh hồn đã ám vào cô bé.
Hyslop hỏi tại sao những linh hồn này khiến Fischer bị thương, và nhận được câu trả lời từ bà đồng Soule rằng đó đều là những linh hồn gây ảnh hưởng xấu. Những bài kiểm tra cũng dẫn tới Hyslop kết luận rằng trường hợp của Fischer không khác nhiều so với những vụ việc tương tự khác, nạn nhân cũng bị tâm thần, đa nhân cách, và dễ dàng được chữa khỏi bởi trừ tà. Năm 1915, Hyslop hoàn toàn tin rằng Fishcer bị ám, và ông viết về tất cả những trải nghiệm của mình với cô bé trong cuốn sách Life after Death (1918).
Hyslop tin rằng Bá tước Cagliostro là linh hồn mạnh nhất bám theo Fischer, và thực hiện lễ trừ tà linh hồn này. Dù những linh hồn khác vẫn ở lại, Hyslop không thực hiện lễ trừ tà nào nữa, hy vọng rằng Fischer đã được chữa lành. Cô cùng gia đình Prince quay về California và sống một cuộc sống bình thường trong một thời gian. Nhưng cô vẫn chưa hoàn toàn bình phục, cuối cùng chết trong bệnh viện tâm thần sau nhiều năm đương đầu với chứng đa nhân cách và rối loạn khả năng tâm linh.