Dám Kháng Chỉ? Chém - Ngoại Truyện 4
Phiên ngoại: An Nhạc hầu
Tiểu Ngũ khoảng bốn, năm tuổi, trên đường được người nhặt về, liền sống ở trong am.
Người đó thân hình cao kiện, tướng mạo uy nghiêm… Dĩ nhiên, động thủ nhưng thật ra là thuộc hạ của hắn, hắn chẳng qua là nhếch miệng.
Nhưng khi nam nhân này ra lệnh một tiếng, cũng không khác trời xanh ban phước[75], cứu vãn một cái mạng của Tiểu Ngũ đang đói bụng.
Lúc ấy bọn nhỏ lưu lạc được nhặt về không ít, lần đầu tiên bọn họ được ăn bánh bao trắng, hơn nữa còn no bụng, trong đầu toàn là ý niệm báo đáp đối với vị này.
Vô luận sau đó cuộc sống huấn luyện gian khổ cỡ nào, những người bạn đã từng cùng nhau ăn xin bị sai phái đến các công việc khác nhau, hoặc là từng người một dần biến mất ở trong cuộc sống của nàng, đối với nam nhân nhặt nàng trở về, trừ cảm kích, nàng chưa từng có ý niệm khác trong đầu.
Nàng cũng không thường gặp được ân công, may ra một năm gặp được một lần, rốt cuộc khi biết thân phận của hắn, cũng đã là sau khi Đại Trần diệt vong.
Là Dực vương của Đại Trần!
Hôm nay ở dưới thống trị của hoàng đế Đại Tề bất quá cũng là chó nhà có tang thôi.
Dực Vương không nói chí lớn, cũng không ngại đương triều bệ hạ là một kẻ hồ đồ, thật lâu sau, khi Dực Vương tự mình mang đến một gã thiếu niên đen gầy, trong mắt tựa hồ cháy rực hai ngọn lửa, hơn nữa từ ái dặn dò: “Tiểu Ngũ, đây là hoàng đế bệ hạ, chỉ vì chưa từng tập võ, thân thể có chút yếu, về sau giao cho ngươi dạy bệ hạ tập võ!” Tiểu đạo cô Tiểu Ngũ cuối cùng đã tìm được phương pháp báo đáp Dực Vương.
— Khốn kiếp đến mức để mất giang sơn Đại Trần quốc, thứ người như thế không phải nên nghiêm chỉnh dạy dỗ sao?
Cây gậy đánh lên người của hắn lần đầu tiên, Tiểu Ngũ nghe được một tiếng kêu thảm thiết…
Có lẽ hắn chưa bao giờ bị đánh, yếu ớt đến ngay cả nàng cũng phải xấu hổ. Nhưng loại yếu ớt này khơi dậy oán khí trong lòng nàng.
— nếu như không có đảm đương, không có dũng khí, không có năng lực thì nên thoái vị nhượng hiền[76], để cho người xứng đáng. Như là Dực Vương.
Nhưng gã này không có chút tự giác, cuộc sống cũng chưa từng ngoan ngoãn, ngoài việc cắn răng học võ, cũng đi theo học phụ tá của Dực Vương.
Có một lần trong lúc nàng rãnh rỗi, đi ngang qua thư phòng, nghe được phụ tá ngay mặt chê cười hắn, mặt hắn đỏ lên, “Trẫm… Trẫm” nửa ngày, cũng chỉ đổi lấy tiếng cười nhạo càng khó nghe hơn, càng lớn hơn thôi.
Rồi đến thời khắc luyện võ, nàng nhìn thấy thiếu niên sải bước đi tới đây, mới qua mấy tháng, ngọn lửa sáng kinh người trong mắt hắn trước kia đã hoàn toàn bị dập tắt.
Mơ ước của mọi người nhiều đến mức nào?
Tốc độ nhận rõ thực tế lại nhanh thế nào?
Hắn càng thêm ra sức luyện võ, cho dù sợ bị đánh, cũng chưa từng nghe thấy một tiếng hét thảm nữa.
Nhưng Tiểu Ngũ thật sự cảm kích Dực Vương, cảm thấy là thiếu niên này đoạt tất cả vốn nên có của Dực Vương. Nếu thiên hạ này là của ân công, Đại Tề có cơ hội nhất thống sơn hà hay không thì cần phải xem lại.
Đương nhiên đều là oán hắn.
Thời gian mấy tháng dằng dặc mà qua, thiếu niên càng ngày càng trầm mặc, thỉnh thoảng theo Dực Vương đi các nơi, âm thầm hoạt động. Cũng chỉ có mấy lần kinh hiểm tránh thoát đuổi bắt của quân Tề, mệnh ở sớm tối.
Thiếu niên trầm mặc như núi.
Nàng vẫn không nghĩ tới có một ngày hắn sẽ buông tha nơi che chở cuối cùng này, không thấy tung tích.
Bọn họ ngay cả hà khắc hơn với hắn, tổng còn không có lo lắng tính mạng, nếu không cẩn thận rơi vào trong tay Đại Tề hoàng đế, sợ rằng tánh mạng khó giữ được.
Dực Vương đối với việc đứa cháu duy nhất này đi mất, hết sức tức giận, hạ lệnh toàn bộ người trong ngoài hành động, đêm khuya một ngày nào đó, An Dật – ái nữ của nhiếp chính vương xưa, đã từng là Quảng Vũ tướng quân, hôm nay được hoàng đế bệ hạ Đại Tề xuống chiếu thư phong hậu, vẻ trầm mặc của thiếu niên rốt cục bị đánh rách.
Tiểu Ngũ đã từng nghĩ, thiếu niên này là không tuỳ tiện nói, là người đần độn vụng về như lời đồn đãi. Hắn chẳng qua là một công cụ mà Dực Vương dùng để hiệu triệu chí sĩ đầy lòng nhân ái phục quốc trong thiên hạ… Tương lai, chờ nghiệp lớn hoàn thành, công cụ này tự nhiên trở thành vô dụng.
Nhưng, Quảng Vũ tướng quân phá vỡ tất cả.
Trong truyền thuyết, nhiếp chính vương chỉ có một đứa con, người mang binh phù, sống nương tựa lẫn nhau với hoàng đế ba năm.
Người như vậy, có thể nói là kẻ sĩ mang trung dũng đầy mình đáng tự hào của Đại Trần.
Nhưng, lời đồn đãi thường thường tên không hợp thực.
Trong hiện thực Quảng Vũ tướng quân mặc dù hình mạo xuất chúng… Nhưng mà làm việc nói chuyện, hoàn toàn không có kết cấu, trong vô lại lại có hoang đường… Đã có hôn ước với hoàng đế bệ hạ Đại Tề, vẫn có thể cùng giường chung gối với hoàng đế bệ hạ, bắt đầu cuộc sống hàng ngày nghiễm nhiên như vợ chồng…
Hết truyện
Dịch Nghĩa
Trong các Bộ luật thời cổ đại, tội trộm cắp bị phạt rất nặng. Tùy theo tính chất đồ bị trộm mà tội phạm có thể bị chém đầu, tra tấn, lưu đày, … Thông thường, đối với trộm cắp vụn vặt, người bị phán tội phải bồi thường gấp đôi giá trị đồ trộm, hoặc bị phạt đánh bằng gậy.
Tấn Huệ Đế: ( 晋惠帝; 259 – 306), tên thật là Tư Mã Trung (司馬衷), là vua thứ hai của triều Tây Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Ông không có năng lực cai trị và thời gian ông ở ngôi đã xảy ra loạn Bát vương làm nhà Tây Tấn suy yếu trầm trọng rồi đi đến diệt vong. Bản thân Huệ Đế bất tài, ngờ nghệch, nhưng nhờ con trai có tài nên mới được Vũ Đế truyền ngôi, nhưng Hoàng hậu Giả thị lộng quyền, Tư Mã Luân ép thoái vị phải lưu lạc trong dân gian, sau phục vị lại phải đối mặt với việc em trai và con tranh kế vị. Phe phái của em trai thắng thế, Huệ Đế bị đầu độc mà chết.
Chính là các loại hạt dùng làm lương thực, xưa chủ yếu là lúa mạch, về sau mới trồng trọt thêm và định nghĩa là ngũ cốc (5 loại hạt).
Nhà kiểu cổ, xét về mức độ xa hoa thì loại nhà này không được đánh giá cao (so với các loại lầu các hay đình viện), tuy nhiên giá trị của nó ở sự bền chắc, mộc mạc và ấm áp. Nền được lót bằng đá xanh, mái ngói lưu ly men xanh nhạt hoặc trắng. (ND)
Hay Hoàng Lịch thông thư: Lịch Âm Dương, lịch Vạn niên bây giờ, soạn theo chu kỳ năm tháng ngày giờ hàng can hàng chi, cứ 60 năm quay lại một vòng, dựa vào thuyết âm dương ngũ hành sinh khắc chế hoá lẫn nhau, kết hợp với thập can, thập nhị chi, cửu cung, bát quái và nhiều cơ sở lý luận khác thuộc khoa học cổ đại phương Đông như thập nhị trực (Kiến Trừ thập nhị khách), Nhị thập bát tú, 12 cung Hoàng đạo, Hắc đạo… để tính ngày giờ tốt xấu. Ngoài ra còn có tên Hiệp ký lịch, Hiệp kỷ biện phương thư, Vạn bảo toàn thư, Tuyển trạch nhật, Ngọc hạp v.v
Hy sinh trên chiến trường, vùi thân nơi chiến địa, có da ngựa bọc thây đã là hạnh phúc.
Là một quá trình tu hành phải trải qua, gọi chung là nạn kiếp hay nhân quả. Thần tiên tu hành thường chỉ có ba tai sáu nạn. (ND).
Là một tín vật được quy ước dùng để hiệu triệu hay điều động quân đội. Thông thường đối với mỗi quốc gia, quy ước binh phù thường là hình hổ, gọi là hổ phù, được chia thành 2 mảnh ghép khít với nhau, là tín vật do Hoàng đế giữ một nửa, nửa còn lại trao cho thống lĩnh một đội quân, khẳng định quyền lực thừa hành của thống lĩnh đối với đội quân đó. Ngoài ra có thể có hình dạng đặc thù khác do các bên tự quy ước để giữ bí mật cũng như tránh làm giả.
Là một người có vai trò to lớn trong việc khai sinh ra một nhà nước mới. Đối với xã hội phong kiến, khai quốc công thần thường là người kề vai chiến đấu, giành giật giang sơn cùng với Hoàng đế. Sau khi có được ngai vị, Hoàng đế thường luận công ban thưởng, những người này sẽ có được quyền lợi và chức vị rất lớn, chỉ dưới Hoàng đế và được tôn sùng. Tuy nhiên, thực tế, các vị trí mà họ được phong thường là hữu danh vô thực, hoặc bị hoàng đế dần tước bỏ ảnh hưởng tới triều đình. Ví dụ nổi tiếng nhất chính là Chu Nguyên Chương nhà Minh dùng một chén rượu trên bàn tiệc mà bãi hết binh quyền của các công thần.
Câu này tác giả chơi chữ. Lâm tuyền là suối, rừng; hoàng tuyền là suối vàng (nơi người chết phải đi qua). Ý nói là không sống được thì chết vậy.
Quan lớn có quyền thay mặt Hoàng đế quyết định công việc triều chính quan trọng hoặc có tiếng nói quyết định đối với các vấn đề của triều đình.
Thành ngữ Trung Hoa: 人到矮檐下,怎能不低头 Bước qua mái hiên thấp, sao không phải cúi đầu? Ý nghĩa là bất đắc dĩ phải khuất phục hoàn cảnh.
Cửu ngũ: là một quẻ trong Kinh dịch, nói rằng Phi long tại thiên, lợi kiến đại nhân (九五。飛龍在天,利見大人). Khổng tử giải nghĩa Vạn vật đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, thủy lưu thấp, hỏa tựu táo, vân tòng long, phong tòng hổ, thánh nhân tác nhi vạn vật đổ. Bản hồ thiên giả thân thượng, bản hồ địa giả thân hạ; tức là Vạn vật có cùng bản chất/tính chất thì tương hợp, nước chảy nơi trũng, lửa gần vật khô, mây theo rồng, gió theo hổ, thánh nhân xuất thế vạn vật hướng theo. Xuất phát từ trời thì thuộc thượng, xuất phát từ đất thì thành hạ. Quẻ này là ứng với mệnh thiên tử, thánh nhân, ngôi cao tột bậc, được muôn phương kính ngưỡng.
Ý chí và tiết tháo của con người, sự cương trực, vững vàng, không dễ dàng nghiêng ngả, khuất phục trước sức mạnh.
Vật tận kỳ dụng: khai thác mọi tác dụng của một đối tượng/sự vật nào đó. Câu này vốn có từ lâu, nhưng nổi tiếng nhất là câu “nhân năng tận kỳ tài, địa năng tận kỳ lợi, vật năng tận kỳ dụng, hóa năng sướng kỳ lưu” (có thể phát huy hết tài năng của mọi người, có thể khai thác hết tác dụng của đất đai, có thể lợi dụng hết công năng của vạn vật, có thể để cho hàng hóa được lưu thông) của Tôn Trung Sơn trong cải cách Trung Quốc (ND).
Ý nói con nhạn bay qua còn phải vặt cái lông, dùng tất cả mọi thứ xung quanh, không bỏ sót gì; có nghĩa tương tự như vật tận kỳ dụng.
là một phương thuốc tránh thai tạm thời. Hoàng đế xưa rất kiêng kỵ ngoại thích, nên mỗi khi triệu thị phi tần thường ban thuốc này để làm phi tần đó không thể mang thai được. Trong các nhà quyền quý, vị chủ gia phu nhân cũng thường dùng thuốc này dưới nhiều hình thức để tiểu thiếp không thể mang thai, tránh việc tranh giành gia sản, sủng ái với vợ cả.
Kẻ thù gặp nhau tại đường hẹp, không thể né tránh được; tình địch nhìn nhau không vừa mắt.
Là khối gỗ lớn, đầu nhọn hoặc phẳng thường được đặt trên xe đẩy để công phá cổng thành.
Nơi thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với người bị phạt lỗi. Các gia đình quyền quý thời xưa thường có hẳn một bộ phận phụ trách việc này. Trong cung càng khoa trương hơn do quy củ nhiều và thâm nghiêm.
Trung Quốc quen với trai hơn là hến khi mô tả im lặng kín đáo, nhưng mà để “trai” nghe không thuận lắm nên đổi lại thành “hến” cho phù hợp với thành ngữ Việt Nam.
Tương tự như “Đổ dầu vào lửa”, “quạt gió thổi lửa”, góp một phần thúc đẩy sự việc tiến triển nhanh hơn.
Không phải người trong lòng, không chịu lấy chồng. Hôn nhân xưa là do môi chước, không có tự do tự định đối tượng cho bản thân. Hành động của Tần Ngọc Tranh như vậy đã vượt ra ngoài lễ giáo nhiều lắm, cũng thể hiện tình Mới 20 tuổi mà làm như già lắm! Mấy mươi năm!!!
Hai bên cùng có tình ý với nhau.
Dùng vũ lực chiếm đoạt yêu thích của người khác. Cụm từ này chủ yếu dùng trong việc tranh đoạt tình cảm nam nữ.
Sửa đổi một số xưng hô, hiện tại tiểu An đang đóng kịch, nên xưng hô với Yến Bình và Ngọc Tranh theo đúng quy tắc kẻ dưới người trên. Đối với Phượng ca, tuy là thân phận khác biệt, nhưng trong lòng tiểu An chưa từng nghĩ mình thấp kém hơn Phượng ca, nên vẫn để ta – hắn. Đối với cha An Dật, tuy để xưng hô là “hắn” thể hiện được sự gần gũi thân mật và bình đẳng giữa hai cha con, cũng phù hợp với cung cách cư xử có vẻ hời hợt giữa hai người (mặc dù thực tế không phải thế), nhưng một người con đề cập đến cha mình mà không có tôn ti trật tự – cho dù là trong suy nghĩ – cũng không hợp lý nên sẽ chuyển sang “cha ta” hay “ông ấy” tùy chỗ. Với những xưng hô khác, tùy theo cảm nhận và hoàn cảnh sẽ thay đổi cho phù hợp.
Xem “Đế vương họa mi”. Khán Nguyệt Quang giải thích rất hay và tường tận.
Đội mũ xanh: truyện dân gian Trung Hoa nói về việc người vợ đội mũ xanh cho chồng mỗi khi đi xa làm ám hiệu cho người tình tới. Về tích đội mũ xanh có rất nhiều phiên bản tương tự.
Xuyên kịch: là dạng nghệ thuật hát múa xuất phát từ Tứ Xuyên, kỹ năng của người biểu diễn rất cao, tiết mục đặc thù của họ là múa đổi mặt (bianlian – biến nhan), chỉ trong chớp mắt, phất tay áo một cái là đã mang mặt nạ khác.
Biết thì đã muộn.
Cung cách cư xử mất hết tình nghĩa, không nể nang người khác.
Bá Nha và Chung Tử Kỳ là tri âm thời Xuân Thu Chiến Quốc. Sách Xuân thu ghi lại, Bá Nha đánh đàn, Tử Kỳ nghe trộm, sau hai người kết bạn với nhau, Bá Nha cho rằng chỉ có Tử Kỳ mới hiểu tiếng đàn của mình. Sau này Chung Tử Kỳ chết đi, Bá Nha đã đập vỡ cây đàn quý Dao cầm trước mộ Tử Kỳ, cho rằng trên đời sẽ không có người hiểu được mình như Tử Kỳ nữa.
Chim uyên ương là một đôi chim trống mái sống cả đời với nhau, nếu có một con chết trước, con còn lại có thể buồn bã chết theo hoặc sống cô độc tới cuối đời. Trong nghệ thuật phương Đông, uyên ương được coi là biểu tượng của hạnh phúc và chung thủy trong hôn nhân.
Muốn làm điều gì đó nhưng sức lực không thể đáp ứng được.
Giết người phải hủy hung khí, ý là lam việc có người ngoài biết thì sẽ không đảm bảo bí mật.
Lấy ý từ câu đồ tể buông đao thành Phật. Mỉa mai Hoàng thái hậu ngoài mặt thì niệm Phật, nhưng không buông được ý chí sát phạt khi xưa.
Hạ đường: Cùng cách hay ly dị.
Không phải là mẹ ruột, các tiểu thư khuê các xuất giá thường mang theo vú nuôi hoặc các vị phụ nhân lớn tuổi để giúp bản thân quản lý công việc xung quanh, gọi là lão nương hoặc lão mẹ.
Ngự sử là chức quan giám sát hệ thống quan lại, tuần thị các quận huyện, đưa ra các hình phạt, giám sát các sự việc trong triều, Triều Đường – Tống mang hàm không rõ ràng, triều Minh mang hàm thất phẩm, triều Thanh thăng lên ngũ phẩm. Tuy ngự sử phẩm cấp thấp, nhưng có trách nhiệm giám sát và báo cáo trực tiếp với Hoàng đế nên rất được trọng vọng. Phạm vi quyền lực của ngự sử không chỉ trong công việc chính trị, mà để mắt đến cả cuộc sống của các quan lại. Điển hình như trong Hồng lâu mộng, Ninh-Vinh phủ sụp đổ có lý do trực tiếp vì ngự sử đài phát hiện hậu trạch Ninh phủ cho vay nặng lãi.
Là nơi xét xử các phạm nhân có chức vị. Tương tự như Tòa án bây giờ.
Không ở thế yếu, không phải chịu uất ức gì. Hành động nhìn lên cao thể hiện vị thế của kẻ yếu, rất rõ ràng như Hoàng đế ngồi trên cao, chúng thần đứng dưới, hoặc là ai đó muốn thị uy thì biện pháp nhanh nhất chính là đem chiều cao của bản thân uy hiếp kẻ khác. Trong truyện này, An Dật cũng tự bản thân thể nghiệm “ Ta từng hèn mọn ngửa đầu nhìn hắn”.
Là một chiến thuật dùng trong chiến tranh, lừa cho quân giặc đuổi theo mình, sau đó lén vòng lại phía sau và đổi vị trí, biến thành mình đánh từ sau lại, lấy bất ngờ chế ngự kẻ địch.
Là vũ khí, khi chiến đấu bao giờ cũng đối mặt với vũ khí của kẻ địch. Ý là bị đây lên đầu sóng ngọn gió.
Không có tư duy, không có tình cảm.
Lấy ý từ câu ‘Gỗ mục khó đẽo”, chỉ kẻ không sáng ý, không nhanh nhạy.
Anh bạn họ Đồng, kiểu xưng hô ngang hàng.
Vui vẻ, tương tự như mở cờ trong bụng. Hai câu này tác giả chơi chữ, dịch đúng thì mất hết ý nghĩa nên chỉ dịch ý.
Xuất phát từ câu “Không đánh mông ngựa mà lại đánh chân ngựa”, ý nói muốn ngựa tăng tốc độ thì phải đánh vào mông, nhưng đánh vào chân chỉ làm cho ngựa đau và chạy chậm lại, phản tác dụng. Vuốt/vỗ mông ngựa có nghĩa là làm việc đúng chỗ mới phát huy tác dụng cần có, nịnh nọt đúng chỗ, gãi đúng chỗ ngứa vậy.
Võ Tắc Thiên đời đường bóp chết con gái của mình, giá họa cho Vương Hoàng hậu, làm hoàng hậu bị phế, chết trong ngục.
Ở chỗ này, cha An Dật cho rằng Yến Dục có dã tâm làm hoàng đế, sợ An Dật vào hậu cung liền thành hòn vọng phu, huống chi ông nhìn rõ Yến Bình không có tình ý với con mình, ngạo khí của đại tướng quân không thể chấp nhận chuyện này. Từ việc ông nuôi An Dật như con trai, cho thấy tầm nhìn của ông xa như thế nào, biết rõ vô vọng, thế mà vẫn ra sức phò tá tiểu hoàng đế Tần Huy. Chỉ tiếc thái hậu không có tầm nhìn xa, tin tưởng Yến Dục mà không biết hắn đã sớm có ý khác, mất nước mất thân. Đây có thể coi là anh hùng bất đắc chí vậy.
Các đám ma theo tục lệ phương Đông, linh sàng (giường cho người chết sau khi nhập quan) được đặt ở hướng Đông, có màn trướng quây quanh và để gối như lúc còn sống. Trước linh cữu đặt linh tọa (bàn thờ) trên đặt bài vị, đèn nến và bát nhang, rượu,…
Song cá kết là 2 con cá được kết từ dây, vải hoặc chất liệu mềm nhẹ, hình 2 con cá quay mặt vào nhau, mang ý may mắn cát tường.
Phong bế nắp quan tài, thường là dùng mộc gỗ để gắn, có khi thêm một số vật liệu kết dính để không khí không lọt vào quan tài được.
Khi tiến hành phong quan, chỉ có người thân của người chết mới được ở cạnh, những người không liên can phải tránh mặt để kỵ xung khắc và xui rủi.
Lục bộ: chỉ 6 cơ quan chức năng cao cấp trong triều đình quân chủ Á Đông, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư, 6 bộ bao gồm bộ Lại – giữ việc phong tước, lựa chọn, thuyên chuyển… tương tự như bộ Nội vụ hiện nay; bộ Lễ – lo việc lễ nghi, tế tự, khánh tiết, …tương tự như Bộ văn hóa thông tin và truyền thông hiện nay; bộ Hộ – lo việc ruộng đất, kho tàng, tiền bạc, thuế, … tương tự như bộ tài chính; bộ Binh – lo việc quân đội; bộ Hình – lo việc giữ vững luật lệnh, hình phạt, tố tụng và xét xử; bộ Công – trông coi việc xây dựng.
Hiệu úy là một chức tước trong quân đội, chỉ huy một nhóm nhỏ binh sĩ, dưới tì tướng.
Cha nào con nấy, có nghĩa là bản lĩnh của người cha, con cái cũng học được một phần, không đến nỗi vô dụng.
Con trai giới quý tộc xưa, tầm 12 tuổi trở lên được cha mẹ nạp một số nữ hầu, phục vụ chăn gối và sinh hoạt tình dục, gọi là thông phòng, thông thường có thân phận thấp, nếu may mắn có thể được nâng lên làm thiếp, bằng không chỉ là người hâu có quan hệ chăn gối với chủ mà thôi.
Đổng Tước đài: do Tào Tháo thời Tam quốc ra lệnh xây dựng với mộng chinh phục Giang Đông, đem 2 nàng Kiều về cùng chung hưởng vinh hoa phú quý. Tào Thực (con trai của Tào Tháo) đã làm bài phú rất nổi tiếng vịnh cảnh đẹp Đổng Tước đài, có đoạn:
“Dựng lên giữa lừng trời xanh ngắt,
Đài nguy nga bát ngát không trung.
Mỹ quan nào kém non Bồng,
Gác cao, tây vực nhìn thông nẻo đoài.
Dòng Chương Thuỷ chảy dài trong suốt,
Tưới nhuần vườn cây tốt quả tươi…
Hai bên tả hữu hai đài:
Ngọc Long, Kim Phượng sáng ngời ánh dương.
Bắc hai cầu tây đông nối lại
Như cầu vồng sáng chói không gian.
Ngồi cao nhìn xuống cõi trần,
Đế đô mây ráng xoay vần nổi trôi…”
Là một vật dụng bằng bạc, gồm 2 nửa hình cầu có chạm khắc hoa văn rỗng khớp lại với nhau, phía trong có một cốc nhỏ dùng để đốt gỗ hoặc than thơm, có cấu trúc xoay để than không rơi ra ngoài và không làm bỏng tay (cấu trúc giống như cái bát không đổ của trẻ con bây giờ), cho dù xoay theo hướng nào đi nữa cũng sẽ hướng miệng lên trên, dùng để sưởi tay.
Nghĩa là khi có mẹ kế, tình cảm thân thiết giữa 2 cha con sẽ bị ngăn cách, từ đó mà sinh ra hiểu lầm không đáng có hoặc bị gièm pha, dẫn đến cha con không còn thân thiết.
Ngự mã giám: Cơ quan chuyên nuôi và chăm sóc ngựa phục vụ hoàng cung.
Trân cầm viên: cơ quan chịu trách nhiệm nuôi và chăm sóc thú cưng, vật cưng trong cung, thường là những loài quý hiếm làm cảnh như hạc, gấu, hổ, voi,…
Giấc mộng hoàng lương: bắt nguồn từ truyện “Chẩm trung ký” của Trầm Ký Tế đời Đường, kể về chàng thư sinh họ Lư nhân chuyến đi chơi, vào nghỉ trong một quán trọ. Chủ quán bắc nồi nấu kê vàng thì chàng lên giường nghỉ. Trong lúc ngủ, chàng mơ thấy mình lấy vợ sinh con, sự nghiệp thuận buồm xuôi gió, tận hưởng vinh hoa phú quý cho đến khi già đi và chết. Thế nhưng khi tỉnh dậy, nồi kê vàng vẫn chưa chín. Ý nói đời người như mộng, giàu sang nghèo hèn, vinh hoa phú quý, công danh lợi lộc chỉ là phù du mà thôi.
Nhục thung dung: tên khoa học Herba Cistanches, là một loại thảo dược toàn thân có vảy, có tác dụng chữa bệnh yếu sinh lý, đau lưng, đau gối, lạnh chân.
Dâm dương hoắc: cũng là một loại thảo dược có tác dụng làm tăng ham muốn tình dục, còn có các tên khác như cương tiền, phương trượng thảo, thiên lưỡng kim, hoàng liên tổ, hoa sừng trâu, phế kinh thảo, sở dĩ có tên này là do dân gian thường lấy lá cây này cho dê ăn.
Một dạng sai vặt, giúp việc cho quan lại, không được phong tước.
Ghi chép bàn luận về những chuyện kỳ quái.
Có ân tất báo, có thù tất trả, sảng khoái thực hiện, không câu nệ hay kiêng dè gì.
Cửa thùy hoa: Một dạng cửa trong kiến trúc cổ đối với các tòa nhà lớn, thường có mái trạm trổ, trụ lửng từ 4 góc mái và rèm lửng. Nó không có vẻ khí phái như cửa lớn nhưng có tính nghiêm cẩn, thường được bố trí làm cửa phụ hoặc cửa hậu.
Tảo y phường; Nơi giặt giũ quần áo.
Trăm dặm hồng trang: lấy từ tích mười dặm hồng trang, đám cưới đỏ rực kéo dài mười dặm, ý nói hết sức xa hoa.
Thời phong kiến, Hoàng đế hao hết tinh thần do thám, đề phòng người khác cướp ngôi, bao gồm cả các con của mình, do đó thường hạn chế giao lưu giữa các quan lại nắm thực quyền và các hoàng tử, đặc biệt là các hoàng tử có ưu thế trong việc kế vị thường chịu nghi kỵ rất sâu. Trong lịch sử tranh giành quyền lực nhuốm máu, các hoàng tử đã lập môn hộ hoặc ở đất phong thậm chí còn không dám đến thăm nhà ông ngoại, sợ Hoàng đế cho rằng cấu kết với ngoại tộc làm loạn và đưa quân trấn áp.
Thiên lại chi âm: Âm thanh hay đến mức trần thế không thể có được, chỉ có trên thiên đình mới có.
Thoái vị nhượng hiền: Lấy từ tích vua Nghiêu nhường ngôi cho vua Thuấn, sau Thuấn lại nhường ngôi cho vua Vũ. Vua Nghiêu không nhường ngôi cho con mình là Đan Chu mà chọn Thuấn, vua Thuấn trị tội Cổn (là cha của Vũ) nhưng lại không truyền ngôi cho con mình là Thương Quân mà nhường ngôi cho Vũ. Sử sách đời sau coi đây là tấm gương mẫu mực của việc chọn người tài đức chứ không vì lợi ích riêng.