Gatsby vĩ đại
8.5/10
28.617

Tác giả:

Thể loại: Truyện Khác

Nguồn: gacsach.com

Trạng thái: FULL

Số chương: 19

Tần suất cập nhật: 1 phút/chương

Ngày đăng: 5 năm trước

Cập nhật: 5 năm trước

Trong nền văn học Mỹ, Scott Fitzgerald(1) là một tên tuổi lớn mà nghệ thuật và tài năng lại không được mấy ai cùng thời hiểu và đánh giá đầy đủ. Cùng với Hemingway, ông là thành viên tiêu biểu nhất của “thế hệ lạc lõng”, thế hệ các nhà văn về lớp thanh niên Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất bị mất phương hướng trong cuộc sống, coi “mọi thần thánh đã chết cả, mọi cuộc chiến trận đã diễn ra xong, mọi niềm tin ở con người đã tan vỡ”. Fitzgerald là nhà thơ, người chép sử của một thời đại mà ông đã đem lại cho nó cái tên “Thời đại nhạc jazz”. Ông mang trong mình những xung động tình cảm và những mâu thuẫn của tâm hồn người Mỹ, đã phơi bày một cách ngậm ngùi, đau xót sự hư trá của những huyền thoại Mỹ, những mộng tưởng ở nước Mỹ, bởi cả cuộc đời ông cũng là một chuỗi mộng tưởng, là chạy theo mộng tưởng để rồi trở thành nạn nhân của chính căn bệnh thời đại mà ông đã đưa vào các trang sách.
Francis Scott Fitzgerald sinh năm 1896 tại Saint Paul, thủ phủ bang Minnesota ở miền Trung – Bắc Mỹ, trong một gia đình Thiên chúa giáo sa sút. Theo con đường đi tìm công danh cổ truyền của những thanh niên tỉnh lẻ, năm 17 tuổi, Fitzgerald từ giã quê hương đến miền Đông, học đại học tại Princeton. Nhưng ở đây, Fitzgerald đã vấp phải hàng rào của tiền tài và địa vị mà ông tưởng chỉ tồn tại ở các thành phố miền Trung – Tây. Cái hàng rào ấy ngăn cách ông giao tiếp với các tầng lớp giàu sang quyền quý mà ông mong muốn đặt chân vào. Mơ tưởng có thể vượt qua hàng rào ấy bằng những vinh quang nơi chiến trận, chưa học xong đại học, năm 1917 ông đã vào lính. Nhưng quân đội chỉ đem lại cho ông toàn thất vọng. Cả quãng đời binh nghiệp của ông đều diễn ra tại các trại huấn luyện, ông chưa kịp sang chiến đấu ở châu Âu thì Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc. Xuất ngũ năm 1918, Fitzgerald hướng đời mình vào văn nghiệp. Ông viết lại cuốn Người vị kỉ lãng mạn (The romantic egoist) được bắt đầu từ hồi ở Princeton, và cho ra đời dưới tên mới là Bên này thiên đường (This side of paradise). Tất cả số sách lần xuất bản đầu tiên tháng 3-1920 đã bán hết ngay trong hai mươi bốn giờ. Cuốn sách không chỉ là một thành công về văn học, mà còn là lời chứng sinh động về cả một thế hệ thanh niên Mỹ trong những năm hai mươi tự coi mình là thế hệ đầu tiên bị đuổi khỏi thiên đường, và nay sống ở mặt trái của thiên đường. Cuốn tiểu thuyết thứ hai của Fitzgerald, Những kẻ tài sắc và bị đoạ đày (The beautiful and the damned), xuất bản năm 1922 cũng gây được tiếng vang lớn.
Ngay trong thời gian này, Fitzgerald đã ấp ủ ý định viết một cuốn tiểu thuyết lớn, nhưng vì nhu cầu tài chính, từ năm 1919 đến 1925, ông phải dành nhiều thời gian viết truyện ngắn cho các tạp chí ăn khách. Những truyện xuất sắc nhất trong số này được in làm ba tập: Những cô gái ngổ ngáo và những triết gia (Flappers and philosophers, 1920), Truyện kể về thời đại nhạc jazz (Tales of the jazz age, 1922), và Tất cả đều là những chàng trai u buồn (All the sad young men, 1926).
Sống bằng bản quyền tác giả của những truyện ngắn đó, sau mười tháng ngồi viết tập trung tại Paris, cuối cùng ngày 1-4-1925, Fitzgerald gửi đến nhà xuất bản Scribner ở New York bản thảo cuốn Gatsby vĩ đại.
Nếu hai cuốn tiểu thuyết đầu của Fitzgerald mới chỉ là những lời tâm sự của một đứa con thời đại, phản ánh những mộng tưởng của một thế hệ, thì với Gatsby vĩ đại, ông đã thực sự bắt đầu sự nghiệp của một nhà tiểu thuyết lớn, không chỉ sử dụng những kinh nghiệm sống của mình ở trạng thái nguyên sơ, không chỉ bằng lòng với vai trò người kể chuyện về thời đại nhạc jazz, trong đó ông vừa là diễn viên vừa là khán giả, mà còn thể hiện một sự suy ngẫm về thời đại mình, tổng hợp các khía cạnh khác nhau của nó và đặt ra một dấu hỏi về số phận con người mà trong các tác phẩm trước ông mới chỉ miêu tả. Đây là một trong những tác phẩm cô đọng và sâu sắc nhất trong văn học Mỹ thời kì này. Eliot đã say mê đọc đi đọc lại cuốn sách ba lần ngay trong năm 1925, và đánh giá “nó kích thích và lôi cuốn tôi hơn tất cả những cuốn tiểu thuyết mới, cả Anh lẫn Mỹ, mà tôi đã đọc trong mấy năm gần đây”. Yuri Trifonov, nhà văn Liên Xô, trong một cuộc phỏng vấn ở tạp chí Văn học nước ngoài đã gọi Gatsby vĩ đại là một trong những cuốn tiểu thuyết lớn nhất của thế kỉ XX.
Tuy vậy, cuốn sách đã không đáp ứng tất cả sự mong đợi của Fitzgerald. Ông đã đặt nhiều kì vọng ở cuốn sách, cho rằng với tác phẩm này, cuối cùng ông sẽ được thừa nhận là một trong những nhà văn lớn, có thể là lớn nhất, của thế hệ mình, và cùng với thành công về nghệ thuật sẽ là thành công về tài chính để ông có thể trang trải các món nợ chồng chất. Nhưng cũng như với hai cuốn sách đầu, sự đánh giá của dư luận đối với Gatsby vĩ đại lúc bấy giờ nói chung là hời hợt. Ngay cả những bài phê bình nhiệt tình nhất cũng không hiểu hết ý nghĩa của tác phẩm và những đóng góp về nghệ thuật văn xuôi của tác giả.
Nản chí, Fitzgerald dự định thực sự từ bỏ nghề văn nếu cuốn sách tiếp theo của ông không thành công hơn cuốn Gatsby. Trong một bức thư gửi Maxwell Perkins, giám đốc văn học của nhà xuất bản Scribner và sau này trở thành người bạn thân của nhà văn, Fitzgerald đã viết với một giọng chua xót: “Nay tôi sẽ viết một số (truyện ngắn) rẻ tiền cho đến khi tích luỹ đủ cho cuốn tiểu thuyết sắp tới của tôi. Khi cuốn đó viết xong và xuất bản, tôi sẽ chờ xem. Nếu nó nuôi nổi tôi để khỏi phải mất thêm một khoảng thời gian viết lếu láo nào khác, thì tôi sẽ tiếp tục viết tiểu thuyết. Nếu không, tôi sẽ bỏ đi, về quê hay đi Hollywood học nghề điện ảnh…”
Quả vậy, sau Gatsby, Fitzgerald lại phải viết truyện ngắn làm kế sinh nha. Từ năm 1925 đến 1934, ông viết tổng cộng khoảng 160 truyện ngắn, trong đó trừ một số ít, còn thường là không có giá trị lớn. Năm 1951, Malcolm Cawley tuyển những truyện xuất sắc nhất, xuất bản làm một tập nhan đề Một viên kim cương to bằng toà nhà Ritz (A diamond as big as the Ritz). Rồi chín năm sau Gatsby vĩ đại, chín năm dài hoang mang và lo lắng, ra đời một cuốn tiểu thuyết phức tạp hơn và rậm rạp hơn – cuốn Ban đêm êm đềm (Tender is the night) – trong đó tác giả kể lại tất cả những gì ông đã chiêm nghiệm và tìm ra hình thức thể hiện thích hợp.
Ban đêm êm đềm được xuất bản vào đúng thời kì ảm đạm nhất trong cuộc đời Fitzgerald. Ông đặt hi vọng còn cao hơn nữa vào cuốn sách. Ông muốn viết “một cái gì mới về hình thức, tư tưởng và cấu trúc, một hình mẫu cho thời đại mà James Joyce, G. Stein còn đang tìm kiếm, và Joseph Conrad đã không tìm ra”. Nhưng cuốn sách lại bị dư luận tiếp nhận hết sức lạnh nhạt, và thất bại của cuốn sách hầu như đã kết thúc đời văn của tác giả. Fitzgerald bị hoàn toàn bỏ quên. Bản quyền tác giả của ông nay chỉ còn bằng một phần nghìn hồi xuất bản tác phẩm đầu tay. Chán nản, hoài nghi tài năng của mình, năm 1937 Fitzgerald bỏ đi Hollywood với ý định sống bằng nghề viết kịch bản phim. Tại đây ông đang viết dở cuốn Nhà đại tư bản cuối cùng (The last tycoon), miêu tả bước đường làm giàu nhanh vùn vụt của một nhà đại tư bản trong ngành điện ảnh, thì ngày 20-10-1940, một cơn đau tim đột ngột đã chấm dứt vĩnh viễn mọi mộng tưởng, mọi trăn trở, dằn vặt của một nhà văn đã chán chường về tinh thần, mệt mỏi về thể xác.
Sau ngày ông qua đời, một bài xã luận trên tờ Thời báo New York viết: “Tài năng của ông lớn lao hơn ông tưởng, và trên thực tế và về mặc văn học ông đã sáng tạo ra một thế hệ…” Không những thế, cả trong những thế hệ sau không có mấy nhà văn không ít nhiều chịu ảnh hưởng của Fitzgerald. Cùng với Faulkner, Fitzgerald là nhà văn duy nhất trong thời kì giữa hai cuộc chiến tranh thế giới mà tiếng nói được các nhà văn lớp sau lắng nghe. Có lẽ đó là vì hơn ai hết, Fitzgerald đã thể hiện niềm u hoài và nỗi cô đơn chứa chất ở đáy tâm hồn người Mỹ. Nhưng có lẽ còn vì ông là một trong những nhà văn trong thời kì này, ngoài nội dung còn chăm lo đến văn phong, luôn chú trọng đến hình thức và cấu trúc của tác phẩm. Trong các tác phẩm của các nhà văn Mỹ như William Stainrald, Phillips Rod… có thể bắt gặp những âm sắc và nhịp điệu bắt nguồn trực tiếp từ Fitzgerald. Cũng còn có thể thấy ảnh hưởng của ông ở cả những nhà tiểu thuyết thuộc các dòng khác như Norman Miles, James Jones; đối với họ, Fitzgerald là hiện thân của một nhà văn bị một xã hội vật chất và khuôn sáo bạc đãi và ruồng bỏ. Nhưng có thể tiên đoán không sai như G. Stein, rằng “Fitzgerald sẽ vẫn còn nhiều người đọc, khi mà nhiều người trong số các nhà văn nổi tiếng cùng thời với ông đã bị rơi vào quên lãng”.

8.5/10
28.617
Gatsby vĩ đại

Tác giả :

Thể loại: Truyện Khác

Nguồn: gacsach.com

Trạng thái: FULL

Số chương: 19

Tần suất cập nhật: 1 phút/chương

Ngày đăng: 5 năm trước

Cập nhật: 5 năm trước

Trong nền văn học Mỹ, Scott Fitzgerald(1) là một tên tuổi lớn mà nghệ thuật và tài năng lại không được mấy ai cùng thời hiểu và đánh giá đầy đủ. Cùng với Hemingway, ông là thành viên tiêu biểu nhất của “thế hệ lạc lõng”, thế hệ các nhà văn... viết về lớp thanh niên Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất bị mất phương hướng trong cuộc sống, coi “mọi thần thánh đã chết cả, mọi cuộc chiến trận đã diễn ra xong, mọi niềm tin ở con người đã tan vỡ”. Fitzgerald là nhà thơ, người chép sử của một thời đại mà ông đã đem lại cho nó cái tên “Thời đại nhạc jazz”. Ông mang trong mình những xung động tình cảm và những mâu thuẫn của tâm hồn người Mỹ, đã phơi bày một cách ngậm ngùi, đau xót sự hư trá của những huyền thoại Mỹ, những mộng tưởng ở nước Mỹ, bởi cả cuộc đời ông cũng là một chuỗi mộng tưởng, là chạy theo mộng tưởng để rồi trở thành nạn nhân của chính căn bệnh thời đại mà ông đã đưa vào các trang sách.
Francis Scott Fitzgerald sinh năm 1896 tại Saint Paul, thủ phủ bang Minnesota ở miền Trung – Bắc Mỹ, trong một gia đình Thiên chúa giáo sa sút. Theo con đường đi tìm công danh cổ truyền của những thanh niên tỉnh lẻ, năm 17 tuổi, Fitzgerald từ giã quê hương đến miền Đông, học đại học tại Princeton. Nhưng ở đây, Fitzgerald đã vấp phải hàng rào của tiền tài và địa vị mà ông tưởng chỉ tồn tại ở các thành phố miền Trung – Tây. Cái hàng rào ấy ngăn cách ông giao tiếp với các tầng lớp giàu sang quyền quý mà ông mong muốn đặt chân vào. Mơ tưởng có thể vượt qua hàng rào ấy bằng những vinh quang nơi chiến trận, chưa học xong đại học, năm 1917 ông đã vào lính. Nhưng quân đội chỉ đem lại cho ông toàn thất vọng. Cả quãng đời binh nghiệp của ông đều diễn ra tại các trại huấn luyện, ông chưa kịp sang chiến đấu ở châu Âu thì Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc. Xuất ngũ năm 1918, Fitzgerald hướng đời mình vào văn nghiệp. Ông viết lại cuốn Người vị kỉ lãng mạn (The romantic egoist) được bắt đầu từ hồi ở Princeton, và cho ra đời dưới tên mới là Bên này thiên đường (This side of paradise). Tất cả số sách lần xuất bản đầu tiên tháng 3-1920 đã bán hết ngay trong hai mươi bốn giờ. Cuốn sách không chỉ là một thành công về văn học, mà còn là lời chứng sinh động về cả một thế hệ thanh niên Mỹ trong những năm hai mươi tự coi mình là thế hệ đầu tiên bị đuổi khỏi thiên đường, và nay sống ở mặt trái của thiên đường. Cuốn tiểu thuyết thứ hai của Fitzgerald, Những kẻ tài sắc và bị đoạ đày (The beautiful and the damned), xuất bản năm 1922 cũng gây được tiếng vang lớn.
Ngay trong thời gian này, Fitzgerald đã ấp ủ ý định viết một cuốn tiểu thuyết lớn, nhưng vì nhu cầu tài chính, từ năm 1919 đến 1925, ông phải dành nhiều thời gian viết truyện ngắn cho các tạp chí ăn khách. Những truyện xuất sắc nhất trong số này được in làm ba tập: Những cô gái ngổ ngáo và những triết gia (Flappers and philosophers, 1920), Truyện kể về thời đại nhạc jazz (Tales of the jazz age, 1922), và Tất cả đều là những chàng trai u buồn (All the sad young men, 1926).
Sống bằng bản quyền tác giả của những truyện ngắn đó, sau mười tháng ngồi viết tập trung tại Paris, cuối cùng ngày 1-4-1925, Fitzgerald gửi đến nhà xuất bản Scribner ở New York bản thảo cuốn Gatsby vĩ đại.
Nếu hai cuốn tiểu thuyết đầu của Fitzgerald mới chỉ là những lời tâm sự của một đứa con thời đại, phản ánh những mộng tưởng của một thế hệ, thì với Gatsby vĩ đại, ông đã thực sự bắt đầu sự nghiệp của một nhà tiểu thuyết lớn, không chỉ sử dụng những kinh nghiệm sống của mình ở trạng thái nguyên sơ, không chỉ bằng lòng với vai trò người kể chuyện về thời đại nhạc jazz, trong đó ông vừa là diễn viên vừa là khán giả, mà còn thể hiện một sự suy ngẫm về thời đại mình, tổng hợp các khía cạnh khác nhau của nó và đặt ra một dấu hỏi về số phận con người mà trong các tác phẩm trước ông mới chỉ miêu tả. Đây là một trong những tác phẩm cô đọng và sâu sắc nhất trong văn học Mỹ thời kì này. Eliot đã say mê đọc đi đọc lại cuốn sách ba lần ngay trong năm 1925, và đánh giá “nó kích thích và lôi cuốn tôi hơn tất cả những cuốn tiểu thuyết mới, cả Anh lẫn Mỹ, mà tôi đã đọc trong mấy năm gần đây”. Yuri Trifonov, nhà văn Liên Xô, trong một cuộc phỏng vấn ở tạp chí Văn học nước ngoài đã gọi Gatsby vĩ đại là một trong những cuốn tiểu thuyết lớn nhất của thế kỉ XX.
Tuy vậy, cuốn sách đã không đáp ứng tất cả sự mong đợi của Fitzgerald. Ông đã đặt nhiều kì vọng ở cuốn sách, cho rằng với tác phẩm này, cuối cùng ông sẽ được thừa nhận là một trong những nhà văn lớn, có thể là lớn nhất, của thế hệ mình, và cùng với thành công về nghệ thuật sẽ là thành công về tài chính để ông có thể trang trải các món nợ chồng chất. Nhưng cũng như với hai cuốn sách đầu, sự đánh giá của dư luận đối với Gatsby vĩ đại lúc bấy giờ nói chung là hời hợt. Ngay cả những bài phê bình nhiệt tình nhất cũng không hiểu hết ý nghĩa của tác phẩm và những đóng góp về nghệ thuật văn xuôi của tác giả.
Nản chí, Fitzgerald dự định thực sự từ bỏ nghề văn nếu cuốn sách tiếp theo của ông không thành công hơn cuốn Gatsby. Trong một bức thư gửi Maxwell Perkins, giám đốc văn học của nhà xuất bản Scribner và sau này trở thành người bạn thân của nhà văn, Fitzgerald đã viết với một giọng chua xót: “Nay tôi sẽ viết một số (truyện ngắn) rẻ tiền cho đến khi tích luỹ đủ cho cuốn tiểu thuyết sắp tới của tôi. Khi cuốn đó viết xong và xuất bản, tôi sẽ chờ xem. Nếu nó nuôi nổi tôi để khỏi phải mất thêm một khoảng thời gian viết lếu láo nào khác, thì tôi sẽ tiếp tục viết tiểu thuyết. Nếu không, tôi sẽ bỏ đi, về quê hay đi Hollywood học nghề điện ảnh…”
Quả vậy, sau Gatsby, Fitzgerald lại phải viết truyện ngắn làm kế sinh nha. Từ năm 1925 đến 1934, ông viết tổng cộng khoảng 160 truyện ngắn, trong đó trừ một số ít, còn thường là không có giá trị lớn. Năm 1951, Malcolm Cawley tuyển những truyện xuất sắc nhất, xuất bản làm một tập nhan đề Một viên kim cương to bằng toà nhà Ritz (A diamond as big as the Ritz). Rồi chín năm sau Gatsby vĩ đại, chín năm dài hoang mang và lo lắng, ra đời một cuốn tiểu thuyết phức tạp hơn và rậm rạp hơn – cuốn Ban đêm êm đềm (Tender is the night) – trong đó tác giả kể lại tất cả những gì ông đã chiêm nghiệm và tìm ra hình thức thể hiện thích hợp.
Ban đêm êm đềm được xuất bản vào đúng thời kì ảm đạm nhất trong cuộc đời Fitzgerald. Ông đặt hi vọng còn cao hơn nữa vào cuốn sách. Ông muốn viết “một cái gì mới về hình thức, tư tưởng và cấu trúc, một hình mẫu cho thời đại mà James Joyce, G. Stein còn đang tìm kiếm, và Joseph Conrad đã không tìm ra”. Nhưng cuốn sách lại bị dư luận tiếp nhận hết sức lạnh nhạt, và thất bại của cuốn sách hầu như đã kết thúc đời văn của tác giả. Fitzgerald bị hoàn toàn bỏ quên. Bản quyền tác giả của ông nay chỉ còn bằng một phần nghìn hồi xuất bản tác phẩm đầu tay. Chán nản, hoài nghi tài năng của mình, năm 1937 Fitzgerald bỏ đi Hollywood với ý định sống bằng nghề viết kịch bản phim. Tại đây ông đang viết dở cuốn Nhà đại tư bản cuối cùng (The last tycoon), miêu tả bước đường làm giàu nhanh vùn vụt của một nhà đại tư bản trong ngành điện ảnh, thì ngày 20-10-1940, một cơn đau tim đột ngột đã chấm dứt vĩnh viễn mọi mộng tưởng, mọi trăn trở, dằn vặt của một nhà văn đã chán chường về tinh thần, mệt mỏi về thể xác.
Sau ngày ông qua đời, một bài xã luận trên tờ Thời báo New York viết: “Tài năng của ông lớn lao hơn ông tưởng, và trên thực tế và về mặc văn học ông đã sáng tạo ra một thế hệ…” Không những thế, cả trong những thế hệ sau không có mấy nhà văn không ít nhiều chịu ảnh hưởng của Fitzgerald. Cùng với Faulkner, Fitzgerald là nhà văn duy nhất trong thời kì giữa hai cuộc chiến tranh thế giới mà tiếng nói được các nhà văn lớp sau lắng nghe. Có lẽ đó là vì hơn ai hết, Fitzgerald đã thể hiện niềm u hoài và nỗi cô đơn chứa chất ở đáy tâm hồn người Mỹ. Nhưng có lẽ còn vì ông là một trong những nhà văn trong thời kì này, ngoài nội dung còn chăm lo đến văn phong, luôn chú trọng đến hình thức và cấu trúc của tác phẩm. Trong các tác phẩm của các nhà văn Mỹ như William Stainrald, Phillips Rod… có thể bắt gặp những âm sắc và nhịp điệu bắt nguồn trực tiếp từ Fitzgerald. Cũng còn có thể thấy ảnh hưởng của ông ở cả những nhà tiểu thuyết thuộc các dòng khác như Norman Miles, James Jones; đối với họ, Fitzgerald là hiện thân của một nhà văn bị một xã hội vật chất và khuôn sáo bạc đãi và ruồng bỏ. Nhưng có thể tiên đoán không sai như G. Stein, rằng “Fitzgerald sẽ vẫn còn nhiều người đọc, khi mà nhiều người trong số các nhà văn nổi tiếng cùng thời với ông đã bị rơi vào quên lãng”.

Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...

Gợi ý truyện

Màu Xanh Trong Suốt

Màu Xanh Trong Suốt

8.5/10
11448

Tác giả:

Thể loại: Truyện Khác

Trạng thái: FULL

Mở Bình luận truyện