Quang Âm Thiên và Khoa HọcKhoa học vốn không hiện hữu.
Bởi vì mình gọi nó là khoa học nên nó là khoa học.Hỏi: Phật-giáo nói: "Thủy tổ của loài người từ Quang Âm Thiên tới." Ðiều nầy phải chăng là mâu thuẩn với lý luận của khoa học? Ví như, khoa học có thuyết tiến hóa, nói rằng con người biến hóa từ trạng thái vi sinh vật tối sơ, trãi qua không biết bao nhiêu ức triệu kiếp, từ từ tiến hóa, cuối cùng mới biến thành khỉ rồi sau đó biến thành người.
Ðiều này hợp với Phật lý chăng?Ðáp: Con người từ Quang Âm Thiên lại; song không phải từ bảy ức triệu năm trước đâu, có lẽ cả bảy ức ức triệu năm trước họ đã hiện hữu ở đây rồi.
Các vị trời ở Quang Âm Thiên tới nhân gian, không phải kẻ hoàn thiện gì mà họ đã mất trí huệ rồi.
Vì sao? Thì cũng giống như khi mình đầu thai thác sanh vậy.
Lúc ban sơ khi thế giới chưa có nhân loại, chưa được khai hóa, toàn là hỗn độn (như cái trứng gà vậy).
Các vị trời bay tới thế giới này, đông như ruồi, nghĩ rằng ở đây có đồ ăn ngon lành lắm.
Các vị ấy từ Quang Âm Thiên xuống, có lẽ đã du hành một thời gian rất lâu mới tới được địa cầu, hệt như hỏa tiển phóng lên không gian, bay vào quỷ đạo trãi qua thời gian nhiều năm mới tới đây.
Các vị trời tới địa cầu chẳng có mục đích gì đặc biệt.
Các vị ấy du hành, rồi lạc mất phương hướng, nên tới địa cầu hốt hoảng cả lên.
Sau khi tới địa cầu thì họ không còn thông minh như khi ở trên trời nữa.
Họ chỉ còn lại một thứ tánh giác tri mà thôi, không như lúc còn ở trên cõi trời.
Cũng giống như con người vốn thông minh nhưng khi chết rồi đầu thai ra thành con nít thì quên hết chuyện quá khứ.
Cũng giống như người bị đụng xe, hôn mê bất tỉnh, chẳng còn tri giác việc gì cả.Tuy nói rằng họ từ Quang Âm Thiên xuống, song họ đã dần dà mất hết đức tánh và trí huệ sẵn có, chỉ còn lại một chút xíu tánh giác tri mà thôi.
Tuy là từ trời xuống, song chỉ một số ít thôi, không ai biết là bao nhiêu.
Không có lịch sử để tra khảo, thời gian cũng quá lâu xa, nên không cách gì kiểm chứng đặng.Ðiều mình gọi là "khoa học," thì cũng không có gì là khoa học.
Ðây chỉ là một danh từ, mình đặt tên nó là "khoa học." Kỳ thật, nó chỉ là một thứ lý luận, lý tánh.
Lý luận ấy viên mãn hay chăng? Phải dựa vào kiến giải và năng lực hiểu biết của các bạn.
Nhiều vị hiểu rộng lắm.
Song có kẻ khác thì chưa học qua khoa học, không hiểu khoa học là gì.
Phải chăng kẻ chưa học qua khoa học thì chẳng có khả năng lý luận? Không phải! Bất luận là học hay không, tự tánh mỗi người đều có khả năng lý luận.
Chớ nói rằng học qua khoa học thì mới có khoa học (hiểu khoa học), chưa học qua khoa học thì không có khoa học (không hiểu khoa học).
Cũng giống như Phật tánh, ai ai cũng sẵn có.Khoa học chỉ là một bộ phận nhỏ nơi Phật tánh.
Nó không phải là một thứ lý luận hoàn hảo nhất.
Bạn nói rằng người ta nghiên cứu khoa học như thế như thế đó, và viết ra luận án như thế như thế đó; kỳ thật đó chỉ là một sự điên đảo chấp trước của con người.
Giống như "gắn một cái đầu lên trên đầu mình" (làm việc chấp trước, vô ích, ngược đời).
Không có việc gì cần, mà cố tìm việc lăng xăng.
Lăng xăng bận rộn tìm kiếm mãi, thì chẳng tìm ra ất giáp gì cả.
Dù là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu mãi, họ chẳng thể tới đặng chân chính kết luận.Con người ta quá chấp trước vào khoa học, cho rằng nó là hay nhất.
Kỳ thật mọi thứ đều có sẵn trong tự tánh của ta, không cần mình hướng ngoài tìm kiếm.
Khi bạn tìm bên ngoài, bạn sẽ mãi mãi chẳng tìm ra.
Bạn nói tìm ra nó rồi Ố đúng là thứ thiệt; song nó chỉ là đồ giả mà thôi.
Bởi vì cái chân thật thì không thể tìm ra hay nói đến.
Khoa học vốn không hiện hữu (không có thực thể) bởi vì mình đặt tên nó là khoa học, nên gọi là khoa học.Giảng ngày 28, tháng 11 năm 1982Tánh, Thức, Ý, TâmKhông bị ngoại cảnh chi phối, đó chính là tu hành.
Bị ngoại cảnh chuyển, tức là đọa lạc.Hỏi: Tánh, thức, ý và tâm khác nhau như thế nào?Ðáp: Như đứa con nít mới sinh ra đời rất là vô tư, không có quan niệm gì về mình, về chúng sinh, về thọ mạng, thì đó cũng ví như là "Tánh." Khi đứa con nít biết được làm sao để bú sữa mẹ thì đó ví như là "Thức".
Sau khi uống sữa mẹ, lại biết mặc áo, không mặc áo thì cảm thấy lạnh, biết hổ thẹn; rồi cảm thấy đói, khát, lạnh, nóng, thì giai đoạn đó ví như là "Ý." Cho tới khi lớn lên, lúc đó lại muốn cái này cái nọ, đó là có "Tâm" vậy.
Ðây là bốn thứ tâm, nhưng cũng có thể nói là một, chúng nó hổ tương quan hệ không thể phân ly được, vì cùng một nhà.
Tuy là bốn danh từ khác nhau nhưng bản tánh lại là một.
"Nghiệp" là hậu quả căn bản mà chúng tạo nên.Bây giờ nói rộng ra một chút, thế nào gọi là "Phật." "Tánh" tức là Phật.
Thế nào là Thần? "Thức" của mình tức là thần.
"Ý" là tâm phân biệt và "Tâm" là sự suy nghĩ vọng tưởng.
Bản "Tánh" thì lúc nào cũng quang minh sáng suốt, không có mình, không có người, không có rơi vào số lượng.
Nhưng khi có "Thức" rồi thì rơi vào danh số, rớt vào phân biệt.
"Ý" cũng là sự phân biệt, cũng gọi là thức thứ sáu.
Thức nầy so ra thì rất vẩn đục.
Ngược lại thức thứ bảy và thức thứ tám thì thanh tịnh một chút.
Thức có tám loại: mắt, mũi, tai, lưỡi, thân, ý là sáu thức đầu, cộng thêm thức thứ bảy và thức thứ tám.
Bản thân của thức thì không phải là tám cái mà vì trên mặt danh từ nên phải phân làm tám.
Nhưng nói một cách tổng quát thì chỉ là một, một nhưng lại có tám cương vị khác nhau.
Tuy có tám cương vị khác nhau nhưng vẫn do một thức chi phối khống chế.
Tám mà một, một mà tám.
Tám không ngại một, một không ngại tám.
Từ nơi một sinh ra tám, từ nơi tám thâu hồi thành một, đó gọi là thức."Ý" tức là tâm phân biệt của mình, tức là thức thứ sáu.
"Tâm" không những phân biệt mà đầy dẫy vọng tưởng.
Trong sáu thức đầu có thể nói là loại có tánh tri giác, là do nơi lục căn phát sáu thứ tri giác đó.
Sáu căn tức là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý; phát xuất ra thấy (thị giác), nghe (thính giác), ngửi (khứu giác), nếm (vị giác), sờ (xúc giác), hiểu (tri giác).
Con người tạo tội nghiệp là ở nơi sáu căn đó, tu hành cũng từ nơi sáu căn này.
Nếu không bị ngoại cảnh chi phối thì đó chính là tu hành.
Nếu bị cảnh giới bên ngoài làm cho xoay chuyển thì tức là đọa lạc..