Khai Thị Quyển 1- Hòa Thượng Tuyên Hóa FULL


Ðắc Nhất Vạn Sự TấtAi hiểu được số không này, thì người đó có thể tu hành chứng quả.Chư Pháp tùng duyên sinh, Chư Pháp tùng duyên diệt.Ngã Phật Ðại Sa-Môn, Thường tác như thị thuyết.Nghĩa là:Các Pháp do duyên sinh,Các Pháp do duyên diệt.Ðức Phật Ðại Sa-Môn,Thường nói lý như vậy.Tất cả mọi Pháp đều do nhân duyên sinh ra, rồi cũng do nhân duyên tiêu diệt.

Ðó là đạo lý luân hồi, cũng là đạo lý: "Vật cực tắc phản, bỉ cực thái lai." Nghĩa rằng vạn vật hễ biến thiên đến cực điểm phía nầy rồi thì sẽ quay đầu để tới cực điểm phía kia.

Khi bế tắc cùng cực thì rồi sẽ hanh thông.

Ðó là Pháp tương đối trên thế gian nầy vậy.Pháp tương đối ví như sự tốt đẹp đến cực điểm rồi sẽ biến thành xấu, xấu đến cực điểm lại biến thành tốt.

Cũng như con người sinh ra là điều tốt, nhưng khi chết đi lại là điều xấu, điều hủy hoại.

Sinh, trụ, dị, diệt; sinh xong rồi sẽ trụ, trụ rồi sẽ biến dị, biến dị rồi sẽ hủy diệt.

Sinh, lão, bệnh, tử cũng đồng đạo lý như vậy; sinh ra rồi từ từ sẽ già, già rồi có bịnh, bịnh rồi sẽ chết.

Ðó là thứ pháp nhân duyên.

Con người ai cũng sống, thích sống, và ai cũng phải chết, nhưng lại sợ chết.

Nếu mình không thích sống mà cũng không sợ chết, thì đó là một loại định lực.

Như người ta thường hay sợ quỷ, nhưng tại sao lại sợ? Bởi vì quỷ thì xấu xa hung ác, có thể hại người và làm chết người.

Cho nên, người ta đều sợ quỷ, đó là hiện tượng sợ chết mà thôi.

Nếu như mình không sợ chết, thì mình không sợ bất cứ cái gì.

Bất luận là quỷ thần, yêu ma, quái vật, mình cũng không sợ; không gì làm cho mình sợ cả.

Còn sự sợ hãi là còn chưa có định lực.

Hết mọi sự sợ hãi thì đó mới là chánh định, chánh thọ, mới có định lực.

Có định lực thì con người mới:Túng ngộ phong đao thường đản đản, Giả nhiêu độc dược dã nhàn nhàn.Nghĩa là:Ðứng trước mũi kiếm vẫn ngang nhiên, Dù ép độc dược cũng bình thường.Ý rằng nếu có người đem dao tới chặt đầu mình, hoặc là dùng độc dược để giết hại, mình cũng không lo sợ, trong tâm không hề giao động.

Ðó là vì sao? Vì mình đã thoát khỏi sinh tử "Sở tác dĩ biện, bất thọ hậu hữu." Nghĩa là "xong xuôi những việc cần làm, từ đây chẳng phải đầu thai làm gì." Cho nên nói nếu được "một" thì mọi sự đều xong.Nhưng được "một" đây cũng vẫn chưa hẳn là đủ, phải làm cho "một" nầy trở về bản nguyên của nó: trở về số không.

Số không là đạo lý rất linh diệu, khó có thể diễn bày được.

Ai hiểu được số không này, thì người đó có thể tu hành chứng quả.

Làm sao để hiểu số không nầy? Trước hết phải hiểu số một.

Bởi vì "Ðắc nhất vạn sự tất," nghĩa là được một thì vạn sự đều xong.

Cái một này xa rời ngôn ngữ, văn tự, ra khỏi tâm sở duyên, quét sạch tất cả Pháp, xa rời tất cả tướng.

Lại nói rằng: "Nhất pháp bất lập, vạn sự giai không." Nghĩa là chẳng lập một pháp gì, mọi sự thảy đều không.

Quý vị muốn tới cảnh giới và đạo lý này, thì trước hết phải tới "một," quý vị đừng coi thường số "một" này.Thiên đắc nhất dĩ thanh,Ðịa đắc nhất dĩ ninh, Nhân đắc nhất dĩ thánh.Nghĩa là:Trời được "Một" nên trong,Ðất được "Một" nên yên,Người được "Một" thành Thánh.Tại sao trời che phủ được vạn vật? Là vì trời được số "một" này.

Tại sao mặt đất làm chỗ dựa cho vạn vật? Là vì đất được số "một" này.

Nếu như đất mất số một thì đất sập, núi băng, động đất, nước biển nổi trào, đủ thứ tai họa phát sinh.

Nếu nơi nào mất số "một" này, thì nơi đó sẽ sinh ra đủ thứ tai họa.

Nếu số "một" này không mất thì mọi nơi trên mặt đất đều bình an."Nhân đắc nhất dĩ thánh." Nếu con người thật sự tới được số "một" này thì có thể ra khỏi luân hồi, chứng thánh quả, khai trí huệ.

Bởi vì con người mất số "một" nên kẹt trong luân hồi, xoay chuyển trong lục đạo, chịu đủ thứ phiền não vô minh.

Tám vạn bốn ngàn phiền não đều do mất số "một" này mà sinh ra.

Muốn về lại "một" thì trước tiên phải biến phiền não thành Bồ-đề, biến sinh tử thành Niết-bàn; dễ như trở bàn tay vậy, không khó khăn lắm đâu! Song vì lẽ gì ta chẳng biến phiền não sinh tử thành Bồđề Niết-bàn được? Bởi vì do mình đã mất đi số "một" này, và chạy tới số hai, ba, rồi đến số mười, từ số mười tới số một trăm, rồi vô tận; nên trăm ngàn vạn ức thứ phiền não mới sinh ra.

Bởi thế số "một" này rất quan trọng.

Tuy nhiên, bởi vì mình đã mất số "một" này, muốn trở về nó không phải là dễ.

Từ số "một" mà muốn phản bổn hoàn nguyên, trở lại số không thì lại càng khó khăn hơn nữa.Tôi nói cho quý-vị một ví dụ đơn giản khác.

Lúc nào gọi là "một"? Còn lúc nào gọi là "không?" Ðối với con gái, từ một tới mười bốn tuổi, đối với con trai từ một tới mười hai tuổi, trong giai đoạn đó, chưa mất đi số "một." Thời gian nào là số "không?" Từ lúc nhập thai cho đến lúc sinh ra, đó là giai đoạn mình ở trong số "không." Lúc đó thì tất cả những thứ phiền não vọng tưởng, tham, sân, si đều không có.

Cho tới lúc biết ăn, đói rồi sinh lòng tham ăn, giận dữ, ngu si bắt đầu phát sinh; nhưng lúc nầy cũng chưa mất đi số "một," đây chính là khởi đầu cuộc sống làm người.

Từ số "không" biến thành "một," thì số "một" này vẫn còn là số rất hoàn chỉnh, vì nó là sự bắt đầu của mọi sự.

Cho tới khi trải qua những diễn biến trong đời, những thứ khác sẽ cộng thêm vào số "một" này, để biến thành hai, hai thành ba, ba thành bốn, và cứ thế tăng lên, càng tăng thì gánh nặng càng lớn, và con người càng trở nên ngu si hơn.Tánh tức là số "không," số "không" cũng tức là tánh.

"Không" tánh có nghĩa là chẳng có gì cả, chính là:Bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai?Nghĩa là:Xưa nay chẳng có vật gì,Thì sao có chỗ bụi trần bám vô.Tu hành cần phải tu đến chỗ "hồ tôn xích tử," nghĩa là tâm như đứa con nít, tâm không có bất cứ điều gì.

Giống như đứa con nít vậy, tức là phản lão hoàn đồng.

Song, phản lão hoàn đồng không phải là nói rằng mình đi uống sữa, mà chính là muốn mình không còn tham, sân, si, mạn, nghi.

Ðây mới gọi là phản bổn hoàn nguyên; chẳng khác gì với tri kiến của đứa con nít, rất là thiên chân, không tà lự, không một chút giải đãi lười biếng, cũng không có tâm tham tiện nghi, hoặc là tâm thị phi.

Ðó chính là "Bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai" vậy.Tu Ðạo mình cần hiểu rõ đạo lý này thì mới có thể chân chính giác ngộ.

Tại sao mình phải nghe giảng kinh? Bởi vì mình muốn phản bổn hoàn nguyên.

Tại sao lại muốn tu hành? Cũng vì muốn phản bổn hoàn nguyên, quét sạch mọi vẫn đục trong tâm.

Chớ dụng công nơi nhân ngã thị phi.

Nếu có ai nói câu gì trái ý thì mình thấy khó chịu, không vui.

Ðụng một sợi tóc, mình cũng hết sức đau đớn khó chịu.

Nhỏ một giọt mồ hôi để làm lợi cho thiên hạ thì cũng chẳng chịu làm.

Ðó đều là tinh thần hết sức ích kỷ, không thể tu Ðạo được.Người tu Ðạo cần phải vô ngã, vô nhân, vô chúng sanh, vô thọ giả (không thấy có mình, không thấy có người, không thấy có chúng sinh, không thấy có thọ mạng).

Vô ngã không có nghĩa là mình không làm mà kêu kẻ khác làm giùm mình.

Vô nhân không có nghĩa là tới lúc ăn uống lại nói: "ồ! Vì vô nhân, tôi ăn thêm một chút cũng chẳng can gì, tức là không có ai khác." Cho dù lúc nầy mình không còn nhân tướng (chẳng thấy có kẻ khác) đi nữa, nhưng kẻ khác vẫn còn nhân tướng kia mà.

Lúc tranh chấp, đánh lộn, thì lại "vô chúng sanh tướng." Hoặc lúc ăn thịt thì lại "Vô thọ giả tướng." Tức là miếng thịt không có thọ mạng.

Tất cả đều là kiến giải sai lầm.

Như vậy thì nên làm thế nào?Thế nào là kiến giải đúng:1. Vô Ngã Tướng (không thấy có mình): Tức là không cống cao ngã mạn, không tính toán lợi lộc cho mình.2. Vô Nhân Tướng (không thấy có người): Nghĩa là mình không chướng ngại, không làm chuyện bất lợi cho kẻ khác.3. Vô Chúng Sinh Tướng (không thấy có chúng sinh): Nghĩa là coi vạn vật đều đồng một thể với chính mình.4. Vô Thọ Giả Tướng (không thấy có thọ mạng): Mọi chúng sinh có quyền sống, bởi thế chúng ta không thể đoạt hoặc giết hại bất kỳ sinh mạng nào Ố kể cả người và động vật.Do đó, khi tu Ðạo, bất kỳ lúc nào, đừng vì mình mà mong cầu, đừng vì mình mà tính toán.

Hãy luôn nghĩ đến kẻ khác.

Giảng ngày 5 tháng 12, năm 1982 tại Vạn Phật Thánh Thành.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui