69.
Ở VƯỜN LAN MÀ CHĂNG BIẾT LAN THƠM(Vạn Phật Thành ngày 16 tháng 10 năm 1983)Chúng ta ở trong đạo tràng này ngày ngày học Pháp, hành Pháp, ngày ngày được khói hương xông ướp, dần dà Pháp với mình hợp lại làm một!Phật Pháp có năm thứ hương gọi là Ngũ Phần Giới Hương: Giới Hương, Ðịnh Hương, Huệ Hương, Giải Thoát Hương, Giải Thoát Tri Kiến Hương.
Ðược năm thứ hương này xông ướp một thời gian lâu thì tự nhiên mình sẽ khai ngộ.
Kẻ mới tới thì cảm thấy mọi chuyện ở chùa đều chẳng tốt; hương là hương, mà ta là ta, chẳng có quan hệ gì.
Nhưng nếu ở đây lâu và thường được hương xông ướp thì tự nhiên mình sẽ hòa với hương khí làm thành một thể; cho nên cổ nhân nói rằng:"Dữ thiện nhân cư,Như nhập chi lan chi thất,Cửu nhi bất văn kỳ hương.Dữ bất thiện cư,Như nhập bào ngư chi tứ,Cửu nhi bất văn kỳ xú."Nghĩa là:"Ở với người tốt,Thì cũng giống như vào vườn lan,ỞƯ lâu thì mình không còn biết mùi thơm.Còn ở với người xấu,Thì cũng giống như vào chợ cá,Ở lâu thì mình không còn biết mùi tanh nữa."Vì sao vậy? Bởi vì con người mình và hoàn cảnh bên ngoài đã hợp thành một thể rồi!Những người có thiện căn được hương xông ướp thì có thể đột nhiên đại ngộ, cũng gọi là khai ngộ.
Khai ngộ thì có gì tốt? Tức là mình hiểu được thấu suốt tất cả mọi sự việc, không còn hồ đồ, rồi phá thủng vô minh, khiến trí huệ hiển hiện.
Vô minh cũng giống như một cái thùng đen thui, chẳng thấy được gì cả.
Khi đã khai ngộ thì quang minh xuất hiện, phá tan cái màn hắc ám đó, và mình thấy được rõ ràng mọi chuyện.70.
THẾ NÀO LÀ TAM TẠNG KINH MƯỜI HAI BỘ?(Vạn Phật Thành ngày 17 tháng 10 năm 1983)Tam Tạng tức là Kinh Tạng, Luật Tạng và Luận Tạng.
Kinh Tạng nói về cái học của Ðịnh, Luật Tạng nói về cái học của Giới và Luận Tạng nói về cái học của Huệ.Sau khi Ðức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, Tôn giả Ma Ha CaDiếp lãnh đạo 500 vị chứng quả A La Hán ở nơi Thất Diệp Quật để kết tập Ba Tạng Kinh Ðiển.
Bấy giờ, Tôn giả A Nan ghi lại lời Pháp mà Ðức Phật đã dạy lúc còn tại thế và làm thành Kinh Tạng; Tôn giả Ưu Bà Ly đem những giới luật mà Ðức Phật đã dạy sắp xếp lại thành Luật Tạng; Tôn giả Ma Ha Ca Diếp đem tâm đắc của các vị đệ tử học Kinh, nghiên cứu Luật, mà kết tập lại thành Luận Tạng.Mười hai bộ tức là 12 đề mục phân biệt văn thể của Kinh, được tóm tắt trong bài kệ sau đây:Trường Hàng, Trùng Tụng tịnh Cô Khởi,Tỷ Dụ, Nhân Duyên, dữ Tự Thuyết,Bổn Sự, Bổn Sinh, Vị Tằng Hữu,Phương Quảng, Luận Nghị cập Thọ Ký.1. Trường Hàng: Kinh thuộc loại này thì viết bằng văn xuôi từng hàng, từng hàng.2. Trùng Tụng: tức là nghĩa lý ở văn xuôi được diễn tả bằng thể kệ tụng, để lập lại ý chính.3. Cô Khởi: là những bài kệ, bài tụng viết ra độc lập, chẳng liên quan gì tới ý văn phía trước và phía sau của Kinh.4. Tỷ Dụ: là dùng ví dụ để thuyết minh nghĩa lý của kinh văn.5. Nhân Duyên: là phần tường thuật các nhân duyên liên quan đến những chuyện xảy ra.6. Tự Thuyết: thường thì có người thỉnh Pháp, Ðức Phật mới thuyết Pháp; duy chỉ có bộ Kinh A Di Ðà thì không có người thỉnh mà Ðức Phật tự thuyết.7. Bổn Sinh: là phần Ðức Phật kể về quá khứ kinh lịch khi Ngài hoằng Pháp lợi sinh.8. Bổn sự: là phần kể lại những việc mà các vị Bồ Tát, A La Hán đã làm lúc tu nhân.9. Vị Tằng Hữu: là nói về những chuyện thần thông biến hóa mà xưa nay chưa từng nghe thấy.10. Phương Quảng: là phần kinh phương chính quảng đại nói đến cảnh giới viên dung vô ngại.11. Luận Nghị: là phần báo cáo về sự nghiên cứu Kinh, Luật của các vị đệ tử, hoặc là phần ghi chép lời thảo luận của Ðức Phật và các đệ tử.12. Thọ Ký: là phần đề cập đến việc Ðức Phật thọ ký cho những vị Bồ Tát, như lúc nào thì họ thành Phật, khi nào thì họ sinh Tịnh độ, thành Phật ở cõi Tịnh độ nào, hay là những dự ngôn v.v....Tôi giới thiệu mười hai bộ Kinh Tam Tạng đơn giản như vậy để các vị có một ấn tượng sơ khởi.
Chúc các vị thâm hiểu Kinh Tạng, và phát trí huệ rộng lớn như biển..