Kim Bình Mai FULL


Sáng hôm sau, Nguyệt nương cho soạn lễ vật thật hậu, chờ Tiết tẩu tới đem sang nhà họ Trần.

Nguyệt nương lại sai Tây Môn Đại thư mặc đồ tang, ngồi kiệu tới thay mặt mình phúng điếu.
Tiết tẩu đem lễ vật tới thì Kính Tế đang đứng ở cửa, thấy vậy bèn hỏi:
- Ở đâu vậy?
Tiết tẩu đáp:
- Thôi cậu ơi, cậu đừng có làm bộ không biết, đây là lễ vật của mẹ vợ cậu sai tôi đem tới điếu lão gia, có cả Đại cô nương tới nữa đấy.
Kính Tế mỉa mai:
- Thì ra bên vợ tôi tới điếu đấy hả? phụ thân tôi đã gần xanh cỏ rồi mà mới thấy tới điếu, sao sớm quá vậy?
Tiết tẩu bảo:
- Kìa, sao cậu lại nói thế? đại nương bây giờ là thân goá bụa, có ra khỏi nhà đâu mà biết đến chuyện gì, lại cũng chẳng có ai tới báo tang, làm sao mà biết.

Do đó mới trễ nãi như thế này.

Mãi hôm qua tôi tới nói chuyện, Đại nương mới biết đó.

Xin cậu đừng giận.
Đang nói thì kiệu của Đại thư ngừng ở cửa, Kính Tế làm bộ hỏi Tiết tẩu:
- Ai vậy?
Tiết tẩu bảo:
- Đừng có giả vờ, còn ai vào đây nữa, thì Đại cô nương vợ cậu chứ ai.

Hôm nay đại nương khó ở trong mình nên Đại cô nương đi thay, vả lại đại cô nương là phận dâu con thì phải đến chứ sao.
Kính Tế nói lớn:
- Đuổi con dâʍ phụ đó về đi, dâu con gì nó, nhà này không cần nó.
Tiết tẩu bảo:
- Kìa sao cậu quá nóng giận như vậy? dầu sao thì cũng là chỗ vợ chồng.
Kính Tế bảo:
- Nó không phải là vợ tôi nữa, tôi không cần nó nữa.
Đoạn nhìn ra, thấy Đại thư xuống kiệu, vội chạy tới đạp người phu kiệu một đạp rồi quát:
- Có đem kiệu đi không, tao đập nát kiệu ra bây giờ, mà con dâʍ phụ kia cũng khó yên với tạ Cút đi mau.
Hai người phu kiệu thấy Kính Tế làm dữ, vội khiêng kiệu đi.
Tiết tẩu vào nhà gọi được Trương bà ra thì kiệu đã đi xa rồi.

Tiết tẩu không biết sao, đành thưa với Trương bà nhận lễ vật rồi trở về thưa chuyện lại với Nguyệt nương.
Nguyệt nương nghe chuyện xong giận uất lên bảo:
- Thằng khốn đó hành động như vậy thì quả là không còn trời đất nào nữa.

Sao lúc gia gia sinh tiền làm quan thì nó vác mặt tới đây ở suốt mấy năm, mà bây giờ nỡ lây oán để báo ân như vậy.

Chẳng qua là nó làm điều bậy bạ nhơ nhuốc, ta đánh mắng nó nên nó thù đấy thôi.
Đoạn quay sang bảo Đại thư:
- Con à, cha mẹ vợ nó đã không coi ra gì, nhưng con là vợ nó, mà đã là vợ thì sống làm người bên chồng, chết làm ma bên chồng, ta cũng không dám giữ con ở nhà, sợ tiếng đời chê trách.

Vậy thì ngày mai con cứ tới lần nữa, đừng sợ nó, nó không dám to gan lớn mật gϊếŧ nổi con đâu, chẳng lẽ không còn vương pháp luật lệ gì hay sao, mà nó có thể muốn làm gì thì làm.
Sáng hôm sau, Nguyệt nương lại cho gọi kiệu đưa Đại thư tới nhà Kính Tế, có Đại An đi theo.
Kính Tế vắng nhà, vì phải tới trông coi đắp mộ cho chạ Mẹ Kính Tế,, Trương bà, là người biết lễ, giữ Đại thư lại rồi bảo Đại An:
- Ngươi về thưa với Đại nương là ta rất cảm tạ về lễ vật đem tới, xin Đại nương đừng chấp Kính Tế, hôm qua nó ăn nói hành động xằng bậy vì nó say rượu đấy thôi, để rồi ta sẽ dạy nó.
Đọan sai khỏan đãi Đại An rồi cho về.
Đến tối, Kính Tế về tới nhà, vừa thấy Đại thư là xông tới đánh đá mà mắng:
- Con dâʍ phụ, mày bảo tao ăn nhờ ở đậu, vậy còn tới đây làm gì nữa? mày biết không? nhờ có của cải kim ngân tao đem tới mà mày mới có được cái sản nghiệp như ngày naỵ Gia đình mày sang đọat của cải của tao chứ tao không có hề ăn một hột cơm nào của gia đình mày đâu.

Cha tao chết chôn đã cả tháng nay, bây giờ tao cần mẹ con mày tới điếu tang hay sao?
Đại thư cũng không vừa mắng lại rằng:
- Đồ khốn kiếp vô liên sỉ, con dâʍ phụ đó bị đuổi ra rồi bị gϊếŧ, bây giờ anh lại trút giận lên đầu tôi phải không?
Kính Tế nghe nói tới Kim Liên thì càng giận hơn nhảy tới nắm tóc vợ mà đánh.

Trương bà phải chạy lại can, Kính Tế xô mẹ ra.

Trương bà khóc nói:
- Thằng chết ôn chết dịch bất hiếu bất nghĩa kia, mày không coi tao là mẹ nữa hay sao mà xô đẩy tao như thế?
Ồn ào lên một hồi rồi Kính Tế ra đường gọi một cỗ kiệu tới, đuổi vợ về mà bảo:
- Con dâʍ phụ còn vác mặt lại đây nữa thì tao gϊếŧ mày.
Đại thư về tới nhà thì sợ hãi lắm, ở lì trong nhà, không dám đi đâu nữa.
Thật là:
Ai ngờ câu chuyện thêm phiền phức
Buồn giận thành ra oán hận sâu.
Một hôm vào tiết Thanh Minh tháng ba, Nguyệt nương sai soạn vàng hương, rượu thịt và nhiều lễ vật khác để ra ngọai thành làm lễ tảo mộ cho Tây Môn Khánh, Tuyết Ngà và Đại thư ở nhà coi nhà.

Ngọc Lâu, Tiểu Ngọc và nhũ mẫu Như Ý bồng Hiếu ca nhi đi theo.

Lại có cả vợ chồng Ngô Đại cữu cùng đi.
Cảnh vật ở ngoại thành muôn phần xanh tươi đẹp, hoa hồng liễu lục, mây trắng trời xanh.

Người ngựa nườm nượp, xe cộ dập dìu, thật một năm bốn mùa không mùa nào bằng được mùa xuân.

Ngày xuân thì gọi là lệ nhật, gió xuân thì gọi là hòa phong, con ngựa ngày xuân gọi là bảo mã, cỗ kiệu ngày xuân gọi là hương xa, con đường mùa xuân gọi là phương kính, thậm chí đến bụi đất mùa xuân cũng được gọi là hương trần.

Thấy hoa đua sắc, cỏ đua tươi thì bảo là xuân tín, thời gian mùa xuân thì gọi là thiều quang.
Đi chừng năm dặm thì tới mộ phần của Tây Môn Khánh, nơi đây được xây cất thành một toà biệt thự có đủ phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp y như dành cho người sống.

Đại An đem các lễ vật vào, gia nhân lo nhóm lửa nấu đồ ăn để cúng.
Nguyệt nương, Ngọc Lâu và mọi người ngồi trên nhà khách dùng trà, trong khi Đại An và các gia nhân lo bày lễ tam sinh và các thứ rượu thịt lên tế đài trước phần mộ chủ.
Nguyệt nương thấy mọi việc đã chuẩn bị xong xuôi mà chưa thấy vợ chồng Ngô Đại cữu tới.

Nguyên vợ chồng Ngô Đại cữu, mới đầu thì hẹn cùng đi, nhưng phút chót lại nói là sẽ đến sau.
Mãi tới giờ Tỵ mới tháy vợ chồng Ngô Đại cữu cưỡi lừa, đem một vài gia nhân tới.

Nguyệt nương chạy ra rước vào hỏi:
- Sao tẩu tẩu không dùng kiệu, lừa này làm sao cưỡi nổi.
Đoạn mời vào phòng trong thay áo, trở ra dùng một tuần trà, rồi bắt đầu tới trước phần mộ của Tây Môn Khánh.

Nguyệt nương châm năm nén hương lớn, đưa cho vợ chồng Ngô Đại cữu hai cây, Ngọc Lâu một cây, nhũ mẫu Như Ý cầm giùm Hiếu ca nhi một cây, còn mình thì cầm một cây, vái lạy trước mộ rồi khấn rằng:
- Chàng ơi, nay nhân tiết Thanh minh, tôi là Ngô thị, cùng Mạnh Tam nương và con chúng ta là Tây Môn Hiếu, tới trước mộ chàng, có nén hương trăm vàng đốt cho chàng.

Chàng sống khôn thác thiêng, xin về chứng giám, phù hộ cho vợ cho con, cho những người ra tảo mộ chàng hôm naỵ Chàng ơi, tình phu thê gắn bó, nghĩa chồng vợ đậm đà, chàng về chứng giám cho tôi.
Khấn xong thì cắm hương vào bát rồi phục xuống mộ mà khóc.

Ngọc Lâu cũng bước tới khấn vái rồi phục xuống mà khóc cùng Nguyệt nương.

Nhũ mẫu Như Ý bồng Hiếu ca nhi tới trước mộ, quỳ lạy khấn vái rồi cũng khóc.

Sau cùng là vợ chồng Ngô Đại cữu tới khấn vái.
Làm lễ xong, Đại An đem vàng mã ra đốt rồi vào phòng khách dọn tiệc rượu.

Nguyệt nương mời vợ chồng Ngô Đại cữu nhập tiệc.

Ngọc Lâu ngồi cạnh Nguyệt nương.

Cuối cùng là Tiểu Ngọc, Như Ý bồng Hiếu ca nhi và một a hoàn của Ngô Đại cữu là Lan Hương.

Mọi người uống rượu trò chuyện.
Nguyên đêm hôm trước, Xuân Mai nằm với Chu Thủ bị, giả vờ nằm mộng mà khóc thút thít.

Chu Thủ bị hỏi thì Xuân Mai đáp:
- Tôi nằm mơ thấy mẫu thân tôi về bảo là tiết Thanh minh, nhà nào cũng tảo mộ đốt vàng, mà tôi là con, lại chằng ngó ngàng gì tới mẹ.

Do đó, tỉnh dậy, tôi buồn mà khóc.
Chu Thủ bị bảo:
- Như vậy tức là nàng cũng có hiếu, đó là điều đáng khen, nhưng không biết mộ mẹ nàng ở đâu?
Xuân Mai nín khóc đáp:
- Ở sau chùa Vĩnh Phúc, phía nam ngọai thành đó.
Chu Thủ bị bảo:
- Tưởng xa xôi gì chứ chùa Vĩnh Phúc thì ngày mai để bảo chúng nó soạn lễ vật cho nàng ra tảo mộ mẹ.
Thì ra Xuân Mai lúc đứng ra chôn cất cho Kim Liên đã giấu Chu Thủ bị, và bây giờ lại bịa chuyện để được đi tảo mộ Kim Liên.
Hôm sau, Chu Thủ bị sai gia nhân soạn lễ vật thật hậu, đem ra phần đất hương hoa? của gia đình, dành để an táng người trong nhà, nơi đây có cả một trang viện nguy nga, có hoa viên đình đài rộng rãi.

Chu Đại nương cùng con gái và Xuân Mai, mỗi người ngồi trên một cỗ kiệu bốn người khiêng, gia nhân xúm xít trong ngoài, quân hầu dẹp đường mà đi.
Trong khi đó, tại mộ phần của Tây Môn Khán, ăn uống xong xuôi, Nguyệt nương sai gia nhân dọn dẹp các thứ, rồi gọi thêm một cỗ kiệu cho Ngô Đại cữu mẫu, mọi người ra đường ngoạn cảnh.

Ngô Đại cữu cưỡi lừa đi cạnh, gia nhân theo sau.
Đi ba dặm thì tới Đào Hoa điếm, năm dặm thì tới Hạnh Hoa thôn, dọc đường đúng là cảnh "ngựa xe như nước áo quần như nêm", trai thanh gái lịch dập dìu, người đi tảo mộ, kẻ thưởng xuân vui tiết Hàn thực, vui hội Đạp thanh.
Đang đi thì thấy trước mặt, bên gốc hòe lớn xanh tươi là một ngôi chùa lớn.

Nguyệt nương hỏi:
- Ngôi chùa nhỏ này tên gì vậy?
Ngô Đại cữu giục lừa tới gần đáp:
- Đây là viện hương hoa? của Chu lão gia, tên gọi Vĩnh Phúc Thiền Lâm.

Lúc sinh tiền, dượng nhà ta từng cúng rất nhiều tiền để trùng tu Phật điện, cho nên bây giờ mới được sáng sủa khang trang như vậy đó.
Nguyệt nương bảo chị dâu:
- Chúng mình cũng nên vào chùa thăm cảnh Phật một chút.
Mọi người xuống kiệu vào chùa.

Một tiểu sa di trông thấy vội vào báo với vị trưởng lão:
- Có một đám người sang trọng lắm, đang vào chùa đấy.
Trưởng lão vội bước ra nghênh tiếp, nhận ra Ngô Đại cữu, Trưởng lão vội cung kính thi lễ, rồi sai các tiểu tăng mở hết các cửa trong chùa, đoạnn nói:
- Kính thỉnh liệt vị Bồ Tát thí chủ du ngọan cảnh Phật.
Lại sai một tiểu tăng hướng dẫn đi coi khắp nơi trong chùa.

Lát sau mọi người trở lại phương trượng, vị Trưởng lão sai đem trà mời dùng, mọi người an toạ.

Ngô Đại cữu hỏi:
- Dám hỏi đạo hiệu của trưởng lão đây.
Vị trưởng lão đáp:
- Đạo hiêiuj của bần tăng là Đạo Liên, còn chùa này là viện hương hoa? của ân chủ Chu lão gia trong soái phủ, hiện trong chùa có tất cả một trăm mười vị tăng, không kể rất nhiều vị tăng khác vân du tới trạm trú toa.

thiền tại đây để đáp báo công đức chí thí chủ tứ phương.
Đoạn gọi tiểu tăng dọn tiệc chay tại phương trượng khoản đãi.

Nguyệt nương nói:
- Chúng tôi chẳng dám quấy quả trưởng lão.
Nói xong lấy ra năm tiền, bảo Ngô Đại cữu đưa cho trưởng lão, rồi nói:
- Có chút ít để trưởng lão mua hương cúng Phật.
Trưởng lão cảm tạ rồi nói:
- Liệt vị Bồ Tát thí chủ tới đây, chúng tôi mới chỉ có chung trà nhạt tiếp đãi mà đã cho nhiều quá.
Lúc đó tiệc chay đã dọn xong, trưởng lão mời mọi ngừoi dùng.

Bữa tiệc vừa mới bắt đầu thì có hai quân hầu hung hăng bước vào bảo:
- Trưởng lão, không mau ra mà nghênh tiếp hay sao? Tiểu phu nhân trong phủ tới đó.
Vị trưởng lão lật đật đứng dậy xốc lại mũ đạo và áo cà sa rồi nói:
- Cảm phiền liệt vị thí chủ tạm lánh sang tiểu phòng bên cạnh đây chốc lát, đợi tiểu phu nhân niệm hương xong thì lại xin mời tiếp tục dùng tiệc chay với bần tăng.
Nói xong, sai ngay sa di dọn dẹp bàn tiệc.
Ngô Đại cữu và Nguyệt nương đứng dậy cáo từ nhưng vị trưởng lão cứ nhất định giữ lại.
Trong khi đó chuông chùa được đánh lên từng hồi để tiếp đón Xuân Mai.

Vị trưởng lão ra tận cổng chùa đứng đợi, đám tiểu tăng đứng dọc hai bên cổng.

Kiệu Xuân Mai hãy còn ở xa, đám quân hầu lăng xăng chạy trước hô hoán dẹp đường.

Khoảnh khắc kiệu Xuân Mai ngừng tại cổng chùa, a hoàn vén rèm kiệu, Xuân Mai yểu điệu bước xuống.

Vị trưởng lão cúi mình chắp tay nói:
- Tiểu tăng không được biết sớm là tiểu phu nhân tới nên không ra nghênh tiếp từ xa được, xin tiểu phu nhân tha tội.
Xuân Mai đáp:
- Làm phiền trưởng lão quá.
Nói xong gọi gia nhân dẫn thẳng vào nơi có mộ phần Kim Liên, sai đặt bàn dọn lễ vật.

Các thứ xong xuôi, gia nhân quân hầu lui ra đứng hai bên.

Xuân Mai từ từ bước tới thắp hương, vái bốn vái rồi khấn:
- Nương nương oi, hôm nay tôi là Bàng thị tới đốt vàng cho nương nương đây, nương nương may mắn được lên Niết bàn, còn không may thì về nhận tiền này.

Lúc trước tôi đã hết lòng nói để Chu lão gia cưới nương nương về cùng tôi sum họp một nhà, nào ngờ tôi chậm trễ quá để nương nương phải chết thảm vì tay kẻ thù.

Xin nương nương hiểu cho lòng tôi.
Khấn xong, sai gia nhân đốt vàng mã rồi cất tiếng khóc bi ai.
Trong khi đó, Nguyệt nương ngồi tại tăng phòng, nghe nói là có tiểu phu nhân đến, nhưng chờ mãi không thấy vào, liền hỏi một vị hoà thượng, vị này đáp:
- Cách đây ít lâu, trong phủ Chu lão gia cho táng ở sau chùa một thiếu phụ, nói là thư thư của tiểu phu nhân, nên hôm nay nhân tiết Thanh minh, tiểu phu nhân tới đốt vàng cho chị, hiện còn đang ở ngoài mộ phần.
Ngọc Lâu bảo;
- Hay là không phải Xuân Mai tới.
Nguyệt nương cũng nói:
- Xuân Mai thì có người chị nào táng ở đây đâu.
Bèn hỏi vị hoà thượng:
- Tiểu phu nhân trong phủ quý tính là gì vậy?
Vị hoà thượng đáp:
- Tiểu phu nhân họ Bàng, hôm nọ có đưa cho trưởng lão chúng tôi bốn năm lạng bạc để làm lễ tụng kinh siêu độ.
Ngọc Lâu bảo:
- Hồi sinh tiền, gia gia có lần nói với tôi là Xuân Mai họ Bàng, là con lớn trong nhà nên gọi là Bàng đại thự Chắc là nó đó.
Đang nói chuyện thì nghe tiếng vị trưởng lão gọi sa di:
- Mau sửa soạn trà lên nhé.
Sau đó là tiếng gia nhân đầy tớ ồn ào, rồi Xuân Mai tiến vào phương trượng.

Nguyệt nương và mọi người hé tấm mành trong tăng phòng nhìn ra, thì thấy đúng là Xuân Mai, nhưng đẹp đẽ sang trọng hơn trước bội phần.

Xuân Mai có vẻ mập ra, khuôn mặt đầy đặn như vầng trăng, vàng đeo ngọc giắt đầy người, mặc áo đại hồng, quần thúy lam thêu kim tuyến, thập phần quý phái.
Vị trưởng lão đón tiếp Xuân Mai vào ngồi trong phương trượng.

Tiểu sa di đem trà ra, trưởng lão hai tay nâng mời mà nói:
- Tiểu tăng quả tình không biết là tiểu phu nhân tới đây tế trước phần mộ do đó không chuẩn bị được gì, nguyện mong tiểu phu nhân thứ tội.
Xuân Mai nói:
- Đâu dám, tôi còn phải nhờ trưởng lão nhiều nữa chứ, tiện đây cũng cảm tạ trưởng lão về lễ niệm kinh hôm nọ.
Vị trưởng lão đáp:
- Không dám, tiểu phu nhân dạp quá lời, đó là bổn phận tiểu tăng phải báo đáp cho ân chủ, hôm nọ lại được tiểu phu nhân sai đem cho quá nhiều lễ vật và tiền bạc.

Hôm đó tiểu tăng hết lòng cho thoa? đáng, tụng kinh cả một ngày mới xong, đến tối hai vị quản gia mới ra về, tiểu tăng có nhờ hai vị đó trình lại với tiểu phu nhân.
Xuân Mai gật đầu, tiếp lấy chung trà mà uống.

Vị trưởng lão lại nói;
- Thỉnh tiểu phu nhân ngồi lại uống thêm chung trà nữa.
Vị trưởng lão cứ cà kê dê ngỗng khiến Nguyệt nương và mọi người ngồi chờ trong này sốt ruột, muốn ra về lại sợ bất tiện.
Lát sau Nguyệt nương sợ trời chiều, về nhà quá tối, bèn nhờ vị hoà thượng mời trưởng lão vào để cáo từ, Trưởng lão không chịu, nhất định lưu lại, rồi trở ra phương trượng thưa với Xuân Mai:
- Tiểu đạo còn chuyện này muốn bẩm với tiểu phu nhân.
Xuân Mai bảo:
- Trưởng lão có điều gì xin cứ dạy.
Vị trưởng lão nói:
- Bên trong tăng phòng hiện có mấy vị nữ thí chủ nhân đi du ngoạn, có tới đây thăm cảnh Phật, bây giờ các vị đó muốn ra về, tôn ý tiểu phu nhân thế nào, xin chỉ dạy cho.
Xuân Mai bảo:
- Sao trưởng lão không thỉnh các vị đó ra đây ngồi?
Vị trưởng lão vào mời ra.

Nguyệt nưogn không chịu, đáp:
- Trưởng lão cứ nói là không gặp chúng tôi, trời chiều rồi, xin cho chúng tôi về.
Vị trưởng lão nghĩ rằng mình đã nhận tiền bố thí mà chưa khoản đãi được gì thì không yên lòng, nên cứ giục Nguyệt nương và mọi người ngồi ngoài phương trượng, Nguyệt nương không từ chối được, bèn cùng Ngọc Lâu và Ngô Đại cữu mẫu bước ra.
Xuân Mai vừa nhìn thấy đã nói:
- Tưởng ai, hoá ra nhị vị nương nương và đại cữu mẫu.
Nói xong đứng dậy mời ba người ngồi, rồi trước tiên sụp lạy Ngô Đại cữu mẫu..

Ngô Đại cữu mẫu hoảng lên đứng dậy tránh ra một bên mà nói:
- Kìa, tiểu phu nhân, bây giờ không phải ngày trước, xin tiểu phu nhân đừng để tôi mang tội thất kính.
Xuân Mai cứ lạy rồi đứng dậy nói:
- Sao đại cữu mẫu lại dạy vậy? Tôi đâu phải như người khác, tôn ty thượng hạ là lẽ tự nhiên, bỏ sao được.
Đoạn lần lượt sụp lạy Nguyệt nương và Ngọc Lâu.

Hai người đều lạy trả lễ, nhưng Xuân Mai không chịu, nâng hai người dậy mà nói:
- Tôi quả không biết liệt vị có mặt tại nơi này, nếu biết sớm thì đã thỉnh ra bái kiến.
Nguyệt nương nói:
- Từ bấy đến nay chúng tôi bận rộn không tới quý phủ thăm hỏi thư thư được, xin thư thư đừng giận.
Xuân Mai đáp:
- Sao đại nương lại dạy như vậy, tôi đâu dám giận gì.
Lại thấy Như Ý bồng Hiếu ca nhi đứng sau thì bảo:
- Mới có ít lâu mà ca nhi mau lớn quá.
Nguyệt nương bảo Như Ý:
- Ngươi và Tiểu Ngọc không ra lạy chào thư thư hay sao?
Như Ý và Tiểu Ngọc tươi cười bước ra lạy chào, Xuân Mai đều đỡ dậy.
Nguyệt nương bảo:
- Thư thư à, cứ để cho chúng nó bái kiến.
Xuân Mai chỉ cười, rút trên đầu ra một đôi trâm vàng, cài lên mũ Hiếu ca nhi, Nguyệt nương thấy vậy nói:
- Đa tạ thư thư.
Rồi bảo Như Ý:
- Không bắt ca nhi lạy tạ hay sao?
Như Ý bảo Hiếu ca nhi chắp tay vái Xuân Mai.

Xuân Mai vui vẻ lắm.

Ngọc Lâu bảo:
- Hôm nay mà thư thư không tới đây thì làm sao chúng tôi được gặp vui vẻ như thế này?
Xuân Mai đáp:
- Chằng giấu gì nhị vị nương nương.

Ngũ nương tôi tứ cố vốn thân, nên tôi cho chôn cất sau chùa này, hôm nay nhân tiết Thanh minh, tới đây đốt cho Ngũ nương ít vàng gọi là cho trọn nghĩa tình ngày xưa.

Nếu không có tôi thì ai đứng ra lo lắng cho Ngũ nương bây giờ.
Nguyệt nương nghe xong không nói gì.

Ngô Đại cữu mẫu bảo:
- Thật thư thư là người có ân có nghĩa lắm, đã đứng ra lo mai táng lại còn nhớ tới tảo mộ đốt vàng nữa.
Xuân Mai nói:
- Thì đại cữu mẫu nghĩ coi lúc trước, Ngũ nương đối với tôi rất tốt, vậy mà khi chết thì chết tủi chết nhục, thi hài lại không ai nhận lãnh, nên tôi phải đứng ra lo cho trọn nghĩa.
Trong khi nói chuyện thì tiệc chay đã dọn xong, tiệc gồm hai bàn toàn món ăn chay thịnh sọan, trưởng lão mời mọi người ăn uống.
Tiệc xong, mọi người ngồi uống trà nói chuyện.

Ngọc Lâu muốn đốt cho Kim Liên ít vàng gọi là trọn nghĩa chị em, bèn lấy ra năm tiền, nhờ một tiểu sa di mua vàng hương.

Vị trưởng lão thấy vậy bèn bảo:
- Nương nương không phải mua, ở đây tiểu tăng còn nhiều, để xin lấy ra kính biếu nương nương.
Nhưng Ngọc Lâu cứ đưa tiền cho vị trưởng lão, rồi nhờ sa di đưa vào thăm mộ Kim Liên.
Tới nơi thấy mộ cao ba thước, dọn dẹp sạch sẽ, bèn bước tới thắp hương, vái một vái rồi khấn:
- Ngũ thư thư oi, tôi là Mạnh Ngọc Lâu, không biết thư thư được an táng ở đây, nay mới tới đốt cho thư thư được trăm vàng, xin thư thư về mà nhận.
Khấn xong thì khóc.
Như Ý thấy Ngọc Lâu vào thăm mộ Kim Liên thì cũng định bồng Hiếu ca nhi thẻoa, nhưng Nguyệt nương bảo:
- Đừng bồng ca nhi đi đâu, làm ca nhi sợ.
Như Ý nói:
- Không sao đâu, đại nương yên tâm.
Nói xong cứ bồng Hiếu ca nhi ra.

Tới mộ Kim Liên thì thấy Ngọc Lâu đang vừa đốt vàng vừa khóc.
Trong phương trượng, sau vài tuần trà, Xuân Mai sai gia nhân lấy đồ ăn mặn bày ra đầy hai bàn, mời Ngô Đại cữu mẫu và Nguyệt nương dùng.

Lát sau Ngọc Lâu vào, cũng được mời dự tiệc mặn.

Cuối tiệc là Như Ý và Tiểu Ngọc.
Xuân Mai lại sai dọn riêng một bàn tiệc đem vào tăng phòng cho Ngô Đại cữu.

Đang ăn uống chuyện trò vui vẻ thì thấy hai quân hầu vào quỳ bẩm:
- Lão gia đang ở trang viện, sai chúng tôi tới thỉnh tiểu phu nhân tới coi hát tuồng, đai phu nhân và tiểu thư cũng đang ở đó, xin tiểu phu nhân tới ngay cho.
Xuân Mai chậm rãi bảo:
- Ngươi về trình với lão gia là ta biết rồi.
Hai quân hầu lạy chào mà đị.

Nguyệt nương thấy vậy cùng Đại cữu mẫu đứng dậy bảo:
- Thôi, trời cũng đã chiều, hôm nay làm phiền thư thư cũng nhiều rồi, thư thư lại hữu sự, xin cho chúng tôi về.
Nhưng Xuân Mai không chịu, nhất định giữ lại, sai gia nhân đem chung lớn tới uống rượu rồi bảo:
- Liệt vị nương nương và tôi gặp ít xa nhiều, nay gặp nhau đây thì xin ngồi lại cho thoa? tình mong nhớ, còn chút thân tình, xin đừng để đứt.

Tôi ở đây cũng chằng có ai thân thích, tôi sẽ tới lui thăm viếng liệt vị nương nương.
Nguyệt nương bảo:
- Thư thư à, thư thư nói vậy là quý rồi, chúng tôi đâu dám làm nhọc thư thư, để rồi chúng tôi sẽ tới vấn an thư thư.
Lát sau Nguyệt nương nói:
-Thôi bây giờ cũng muộn rồi, sợ chúng tôi về không kịp, đại cữu mẫu đây hôm nay lại không có kiệu.
Xuân Mai sốt sắng:
- Nếu đại cữu mẫu không có kiệu thì tôi có sẵn nhiều ngựa đây, để bảo gia nhân thỉnh đại cữu mẫu lên ngựa đưa về tận nhà.
Nhưng đại cữu mẫu từ chối nói là đã có lừa rồi.
Sau đó mọi người đứng dậy, Xuân Mai gọi gia nhân lấy một xấp vải và năm tiền, đưa cho trưởng lão.

Trưởng lão cảm tạ rồi tiễn mọi người ra cổng.
Tới cổng, Xuân Mai bái biệt mọi người, chờ cho mọi người lên kiệu hết, mới lên kiệu mà đi.

Gia nhân lại xúm xít, quân hầu lại hô hoán dẹp đường.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui