Trần Phúc lại tiếp tục khăn gói lên đường về Thăng Long, trên đường đi chàng ghé lại Vạn Kiếp để thăm nghĩa phụ.
Nghĩa phụ của Trần Phúc là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Từ nhỏ chàng đã được nghĩa phụ nhận nuôi do cha chàng là một viên tướng của Nhà Trần đã hi sinh trong trận chiến với Quân Mông Cổ lần thứ hai năm 1285.
Lúc đó, cha Trần Phúc trước khi chết đã hô lên tiếng Sấm vang trời:- Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.Do Hưng Đạo Vương tiếc thương cho người dũng tướng trung kiên nên đã nhận Trần Phúc làm con nuôi, với mong muốn Trần Phúc mai này sẽ anh dũng như cha mình...Về đến Vạn Kiếp, đi qua những con đường làng thân thuộc, lòng Trần Phúc bỗng thấy nghẹn ngào, trên con đường từ đình làng về tới thái ấp, từng lát kí ức về một thời tuổi thơ ùa về khiến Trần Phúc chợt nhớ ra, hình như lâu lắm rồi chàng chưa về đây, về lại nơi nuôi nấng dưỡng dục mình suốt tuổi ấu thơ.
Dù đây không phải là quê gốc của Trần Phúc, nhưng nơi đây đã gắn bó với chàng từ khi lên ba, thử hỏi ba tuổi thì có biết gì về cái gọi là gốc gác đâu, với chàng từ khi lớn lên, biết cất tiếng nói đầu tiên cậu đã ở nơi đây rồi, chàng luôn xem nơi này là quê hương duy nhất của mình, cái nơi được gọi là nhà.Đi đến chiều tối thì cũng đến nơi, vừa vào nhà thì Trần Phúc đã thấy nghĩa phụ đang ngồi ngoài hiên vừa uống trà vừa chơi cờ, chàng nói:- Nghĩa phụ ơi, con về rồi đây.Vừa nhìn thấy Trần Phúc, Hưng Đạo Vương nỗi trận lôi đình, ông quát lớn:- Cái thằng nghịch tử này, đi đâu mấy năm nay biệt tâm biệt tích hả?Vừa nói ông vừa cầm cây gậy tre hằng ngày dùng để chóng đi, lao tới gõ ngay vào đầu Trần Phúc một cái trời giáng khiến chàng không kịp trở tay ngã bổ nhào xuống đất.
Gia nhân trong nhà thấy thế hoảng hốt nhưng cũng không làm được gì vì cũng quen với cảnh này, lúc nào công tử cũng bị Quốc Công đánh cho no đòn mỗi khi làm sai chuyện gì.Bị đánh đến u cả đầu, Trần Phúc chỉ biết ngồi đó ôm đầu khóc la:- Đau quá, nghĩa phụ lúc nào cũng nặng tay với con.Hưng Đạo Vương bình thản về lại chỗ cũ nói:- Với con như vậy là còn nhẹ, mau lại đây, đánh cờ với ta.Từ nhỏ đến lớn, nghĩa phụ là người chỉ dạy từng chút một cho Trần Phúc, từ văn chương, võ nghệ đến binh pháp, ông luôn muốn chàng giỏi giang hơn người nên lúc nào cũng rất là nghiêm khắc với chàng.
Hôm nay vừa về là lại bị nghĩa phụ đánh cho, quả là không may chút nào, vừa ôm đầu Trần Phúc vừa vào hiên chơi cờ với ông.Vừa chơi Hưng Đạo Vương vừa thuyết giản:- Việc chơi cờ, cốt là ở cái tâm, tâm phải tịnh, chí phải vững, có thế chiêu thức xuất ra mới có uy lực.Nhân lúc Hưng Đạo Vương mất cảnh giác, Trần Phúc thừa cơ hội:- Nghĩa phụ, người không tịnh tâm rồi, tiếp chiêu của con.Vừa nói Trần Phúc vừa vận sức, đẩy khí vào quân xe đặt xuống chiếu tướng, khí từ quân xe tỏa ra tứ phía như một cơn gió thổi ngang qua.
Hưng Đạo Vương thấy thế tâm đắc vuốt râu nói:- Đúng là ngựa non háu đá.Nói xong Hưng Đạo Vương cầm ngay quân pháo bắn thẳng vào trận địa mà ông đã mai phục sẵn, luồng khí phát ra cuồn cuộn như bão táp lấn át hoàn toàn luồng khí của Trần Phúc, chỉ trong phút chốc quân xe của chàng đã nằm gọn trong tay Hưng Đạo Vương.Thua trước đòn mai phục của nghĩa phụ, Trần Phúc chỉ biết khóc than:- Nghĩa phụ lại thắng rồi, con không chơi nữa đâu.Hưng Đạo Vương lại vuốt râu cười nói:- Con cũng tiến bộ đấy, giờ đã biết đưa khí vào vật dụng rồi, xem ra cũng có chút thành tựu tu tập.Trần Phúc thở dày nói:- Không biết đến khi nào con mới mạnh được như nghĩa phụ?Hưng Đạo Vương cười đắc ý nói:- Con đó, không chịu siêng năng thiền tập thì một trăm năm nữa cũng không với tới ta đâu.Trần Phúc hỏi:- Mà nghĩa phụ, có cách nào không cần thiền mà vẫn mạnh hơn không?Hưng Đạo Vương suy nghĩ một hồi rồi nghiêm mặt nói:- Ùm, không có!Trần Phúc ngồi chăm chú nghe nhưng nghe xong muốn bật ngửa.- Trời ạ, thế mà nghĩa phụ cũng tỏ vẻ bí hiểm.Hưng Đạo Vương lại nói:- Ta chưa nói hết, đúng là muốn mạnh lên cốt là ở thiền, phải có thiền thì mới tích tụ được nguyên khí, rồi chuyển hóa năng lượng vào binh khí, từ đó mỗi đòn đánh mới có sức công phá hơn bình thường.
Con có biết tại sao người càng già thì lại càng có nhiều nguyên khí không?Trần Phúc nhanh nhảu đáp:- Càng ngồi thiền lâu càng tích được nhiều thiên khí, cái này nghĩa phụ đã dạy con từ khi lên tám.Hưng Đạo Vương nói:- Đó chỉ là bước cơ bản thôi, khi con thiền con phải ngồi một chỗ tịnh tâm đúng không?Trần Phúc đáp:- Đúng ạ, ngồi một chỗ mới tịnh tâm được ạ.Hưng Đạo Vương nói tiếp:- Khi con ngồi, tâm con tịnh, nhưng khi con đứng, khi con đi, thậm chí khi con đánh nhau tâm con vẫn tịnh, đó là cách giúp rút ngắn thời gian tu tập.Trần Phúc nghe xong vẫn chưa hiểu gì:- Là sao ạ? Con vẫn chưa hiểu lắm.Hưng Đạo Vương đáp:- Tức là thiền mọi lúc, mọi thời điểm trong ngày, thay vì bình thường con chỉ thiền một canh giờ khi con ngồi yên một chỗ, thì bây giờ mọi lúc con điều thiền thì sẽ tăng tốc độ tích thiên khí lên gấp nhiều lần.Trần Phúc nghe xong ngạc nhiên:- Hả, tính sơ sơ là cũng nhanh gấp hơn mười lần bình thường, vậy làm sao để lúc nào cũng thiền được ạ?Hưng Đạo Vương đáp:- Thì lúc nào con cũng thiền thì sẽ thiền mọi lúc thôi.Trần Phúc lại bật ngửa với câu trả lời của nghĩa phụ.- Trời ạ, nghĩa phụ trả lời như không trả lời luôn ý.Hưng Đạo Vương cười lớn đáp:- Con phải tự tìm ra câu trả lời, ta chỉ mách cho đến thế thôi, con đường tu tập là một con đường dài.Nói xong Hưng Đạo Vương bỏ vô nhà, để lại Trần Phúc mặt mày bí xị chán không nói nên lời.
Tối đó trần Phúc ngủ lại nhà, sáng ra thì chàng vào vườn để hít một ít khí trời cho khuây khỏa, thời tiết mùa xuân ở vùng đồng bằng không lạnh như ở trên núi, nhưng cái rét của chốn thôn quê này vẫn là một cái gì đó khó chịu đối với Trần Phúc.
Chàng ghét nhất là trời lạnh, một năm có mười hai tháng thì hết mấy tháng là trời lạnh buốt, còn thêm những tháng mùa thu khi trời đổ mưa, nhiệt độ cũng chả ấm lên được bao nhiêu.
Những ngày rong ruổi truy bắt tội phạm ở ngoài thâm sơn cùng cốc, mỗi khi trời đổ mưa thì ôi thôi xong, vừa ướt vừa lạnh, cảm giác tái tê vô cùng.Nhưng có lẽ sự phong trần đã có trong máu của chàng từ nhỏ.
Hồi đó, cứ sáng ra là chàng lại đi mò cua bắt ốc ở ngoài đồng, trưa thì đi câu cá ngoài sông, tối thì lại đi bắt dế, bắt ếch, chẳng khi nào là Trần Phúc có mặt ở nhà.
Bởi thế mà nghĩa phụ cứ phải đi tìm chàng về suốt ngày, mỗi lần chàng trốn học đi chơi với đám trẻ ngoài xóm mà bị nghĩa phụ phát hiện là y như rằng hôm đó về no đòn.Vừa nói tới thì Trần Phúc thấy nghĩa phụ đang ngồi câu cá ngoài ao, chàng cũng vào nhà kho tìm một cái cần câu rồi ra ngồi với nghĩa phụ, vừa câu hai người vừa nói chuyện, Hưng Đạo Vương hỏi Trần Phúc:- Tình hình Đại Việt dạo này ổn không Phúc nhi?Trần Phúc đáp:- Biên giới phía tây đang rất căng thẳng nghĩa phụ ạ, nhiều lộ, phủ thường xảy ra các cuộc nổi loạn, phía biển thì các con buôn đang rất là ráo riết chuyển hàng hóa vào trong thành đô và các vùng lân cận, dạo này con đang truy lùng theo các đường dây buôn lậu ngoài biển, dự là chuyến này sẽ mất khá nhiều thời gian.Hưng Đạo Vương trầm ngâm:- Coi bộ vất vả đấy, con có nghĩ đến việc tội phạm ngày càng nhiều, liệu rằng đứng đằng sau châm mồi là một thế lực lớn?Trần Phúc đáp:- Con cũng từng nghĩ tới vấn đề này và có cho người điều tra, có vài cái tên khiến con khá lưu tâm, nhưng đa phần mọi thứ còn khá mơ hồ.
Cũng rất có thể như nghĩa phụ nói, Đại Việt đang xuất hiện các thế lực thù địch lớn và đủ sức xoay chuyển càn khôn.Hưng Đạo Vương hỏi:- Nếu việc đó xảy ra, con có nghĩ mình có đủ sức giữ lấy càn khôn không?Suy nghĩ một chốc rồi Trần Phúc đáp:- Con không nghĩ mình đủ sức, nhưng Triều Đình không chỉ có mỗi mình con, con cũng chỉ là một hạt cát nhỏ bé mà thôi.Hưng Đạo Vương nói:- Tre già thì măng mọc, đến một lúc nào đó con phải tự mình gánh vác lấy trọng trách, lúc ấy chẳng thể cậy vào ai ngoài bản thân mình, con phải nhớ điều đó.Trần Phúc đáp:- Con hiểu thưa nghĩa phụ, con chỉ mong ngày đó không đến sớm...Cá thì chưa câu được, nhưng hai người họ cứ ngồi đó mãi, Hưng Đạo Vương căn dặn Trần Phúc rất nhiều, ông đặt niềm tin vào chàng không ít, những tâm huyết của ông từ ngày ấy đến bây giờ cũng chỉ mông sao Trần Phúc nên người và giúp ích được cho đất nước.
Hôm nay Trần Phúc về nhà, Hưng Đạo Vương vui lắm, ông thấy chàng gầy đi nhiều, có lẽ do mưa nắng Đại Việt đã bào mòn đi da thịt người thiếu niên tuổi chưa đầy đôi mươi.
Dù nhỏ tuổi nhưng thiếu niên ấy phải bôn ba khắp nơi, phải đi vào hang ổ của những kẻ nguy hiểm nhất để tiêu diệt chúng.Ngày ấy chính Hưng Đạo Vương là người tiến cử Trần Phúc vào cung, ông chỉ muốn chàng ở bên bảo vệ Hoàng Thượng, nào ngờ chàng lại được Hoàng Thượng tin tưởng giao cho vai trò lãnh đạo Hồng Minh viện.
Sau ngần ấy năm, Trần Phúc đã chứng minh được tài năng của mình khi tiêu diệt được hàng loạt tội phạm khét tiếng, trở thành cánh tay đắc lực của Triều Đình.
Nhưng cơ hội nào cũng đi kèm với rủi ro, trách nhiệm càng lớn thì nguy hiểm càng nhiều, Hưng Đạo Vương vừa mừng vừa lo cho Trần Phúc.
Mừng vì nghĩa tử mà mình nuôi nấng chỉ dạy hôm nay đã có thành tựu riêng, nhưng ông cũng lo, lo vì chẳng biết tương lai rồi sẽ ra sao, chẳng biết được ngoài kia có bao nhiêu kẻ xấu xa, có bao nhiêu là mối nguy hiểm đang chờ đợi người thiếu niên trẻ tuổi ấy….