Ngầm - Haruki Murakami
8.5/10
11.320

Tác giả:

Thể loại: Truyện Khác

Nguồn:

Trạng thái: FULL

Số chương: 26

Tần suất cập nhật: 1 phút/chương

Ngày đăng: 5 năm trước

Cập nhật: 5 năm trước

Một vài nhận xét về cuốn sách


"Cách tiếp cận giản dị hấp dẫn của ông đã biến tập hợp những lời kể về một cơn ác mộng thành một tác phẩm mang tính xoa dịu tâm hồn"
Julian Loose, The New Statesman

"Qua cách đặt vấn đề cảm nhưng cương quyết của Murakami, ta thấy những người đã gia nhập Aum cũng đang dạt trôi không phương hướng trong thế giới như chính các nhân vật trong tiểu thuyết của ông."
Steven Poole, The Guardian

"Ngầm là một cuộc kiếm tìm mang tính cá nhân. Murakami có một mục tiêu chính: Phá vỡ khái niệm chúng ta và bọn chúng, phá vỡ thái độ cho rằng chúng ta tỉnh táo còn bọn chúng (những kẻ tiến hành vụ tấn công) thì điên rồ."
Ian Hacking, London Review of Books

"Tài năng văn chương của Murakami đã được chứng minh qua việc tổ chức và sắp xếp các nguồn thông tin để phát triển lên thành một cách kể chuyện gai góc và khách quan như trong Tội ác và Trừng phạt."
Nicholas Jose, The Age

"Xuất sắc. Tác phẩm của Murakami chủ yếu được cấu thành từ lời kể của các nạn nhân. Trong khi nhắc lại cái ngày định mệnh ấy, họ đã đưa người đọc đến một góc lạ thường trong cuộc sống của những người dân Tokyo. Kết quả tổng hợp không chỉ là một tác phẩm ấn tượng của nền văn học nhân chứng, mà còn là dư âm độc đáo của những tâm hồn Nhật Bản bình thường."
The Independent

Tháng Ba năm 1995, thủ đô Tokyo của Nhật Bản rung chuyển bởi một cuộc tấn công vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nước này nhằm vào những thường dân – hành khách của hệ thống tàu điện ngầm Tokyo. Chỉ mười hai người chết, nhưng hàng ngàn người đã bị thương, trong đó có nhiều người bị tổn thương vĩnh viễn. Khủng khiếp hơn, đây là vụ tấn công bằng vũ khí hóa học, do một tổ chức tự xưng là giáo phái Aum Shinrikyo chế tạo, lên kế hoạch và tiến hành.
Được mô tả là một tác phẩm báo chí đẫm chất văn chương, Ngầm đã khẳng định cho cái tài năng của Murakami – vốn hầu như không cần tranh cãi trong lĩnh vực tiểu thuyết – ở thể loại phi hư cấu. Trong loạt phỏng vấn với 34 nạn nhân của vụ tấn công và 8 thành viên của Giáo phái Aum, Murakami đã đem lại cho chúng ta chân dung về những con người ở cả hai phía, bức nào cũng rõ ràng, biểu hiện như chính họ bằng xương bằng thịt, với những quan điểm cá nhân mạnh mẽ, không hề bị bóp méo để phục vụ cho bất kỳ mục đích gì. Ngầm đem lại cái nhìn khách quan về vụ tấn công, đồng thời cố gắng cắt nghĩa sự kiện kinh hoàng đó bằng cách nhìn sâu hơn vào những bất ổn của hệ thống xã hội đang được duy trì trong thời hiện đại, bất ổn đằng sau vẻ bề ngoài bình lặng của mỗi cá nhân, và con đường dẫn đến tội ác của những kẻ không phù hợp hoặc đã từ chối cuộc chạy đua bất thành của chủ nghĩa vật chất nhưng lại cạn kiệt niềm tin vào những điều tốt đẹp khác.
Lời Tựa
Một buổi chiều lật xem tạp chí, tôi chợt nhận ra mình đang nhìn vào trang thư bạn đọc. Tôi thật không nhớ vì sao; chắc là lúc ấy tôi rảnh. Hiếm khi tôi cầm lấy tờ Ladies’ Home Journal hay những tờ đại loại, đọc trang thư bạn đọc lại càng hiếm hơn.
Nhưng, có một bức thư khiến tôi chú ý. Thư của một phụ nữ có chồng bị mất việc do vụ tấn công bằng hơi độc ở Tokyo. Anh là người thường xuyên đi tàu điện ngầm, vì kém may mắn nên trên đường đi làm đã lên phải một trong mấy toa tàu bị xả hơi độc sarin 2 . Anh bất tỉnh và được đưa vào bệnh viện. Nhưng thậm chí sau nhiều ngày chờ bình phục, các hậu quả vẫn không dứt và anh không thể trở về với nếp làm việc cũ. Thoạt đầu anh còn được nể tình, nhưng thời gian qua đi, chủ và các đồng sự của anh bắt đầu nhận xét móc máy. Không chịu được lâu hơn nữa không khí băng giá, cảm thấy như bị ép phải bật bãi, anh xin thôi việc.
Tờ tạp chí đã thất lạc nên tôi không thể dẫn chính xác được bức thư, nhưng ít nhiều nó đã nói vậy. Như tôi còn nhớ thì bức thư không có gì đặc biệt than thân trách phận, cũng chẳng mang giọng giận dữ quá đáng. Có chăng chỉ là một tiếng lầm rầm khe khẽ. "Thế quái nào mà chuyện này lại xảy ra với chúng tôi cơ chứ…?" chị tự hỏi, vẫn chưa chấp nhận nổi chuyện không biết từ đầu thình lình ập lên gia đình mình.
Bức thư khiến tôi chấn động. Đây là những người vẫn còn mang vết sẹo tâm lý nghiêm trọng. Tôi cảm thấy buồn, thật tình buồn, tuy biết mối thương cảm của tôi dành cho cặp vợ chồng này là không thích hợp. Nhưng tôi còn có thể làm được gì khác đây?
Như hầu hết mọi người, chắc chắn thế, tôi chỉ lật trang báo và thở dài.
Nhưng sau đó một thời gian, tôi đã lại thấy mình nghĩ đến bức thư ấy. Câu "Thế quái nào…" đập vào đầu tôi như một dấu hỏi lớn. Tựa hồ thuần túy là nạn nhân của bạo lực ngẫu nhiên xảy ra thôi vẫn chưa đủ, người chồng còn phải chịu cảnh "làm nạn nhân thứ cấp" (của loại phổ biến nhất: bạo lực thường trực ở cơ quan). Tại sao không ai làm được việc gì cho chuyện đó? Đó là lúc tôi bắt đầu tập hợp các mảnh ghép lại thành một bức tranh khác hẳn.
Bất kể lý do gì thì các đồng sự của anh nhân viên trẻ làm công ăn lương này cũng đã phân biệt đối xử với anh – "Ê, có một cậu trong vụ đánh hơi độc kỳ quặc kia này" – nhưng có lẽ anh cũng không thấy chuyện đó có ý nghĩa gì. Chắc anh hoàn toàn không hiểu được thái độ "chúng nó và chúng ta" của họ. Vẻ ngoài của mọi người chỉ là lừa bịp. Anh có lẽ chỉ tự coi mình là một người Nhật từ trong máu như mọi người khác.
Tôi càng tò mò muốn biết nhiều hơn về người phụ nữ đã viết sự việc của chồng mình lên báo. Riêng tôi, tôi muốn khám phá sâu hơn nữa vào điểm xã hội Nhật làm sao lại có thể phạm vào một vụ bạo lực đúp như thế.
Chẳng bao lâu sau đó tôi quyết định phỏng vấn những người sống sót sau vụ đánh hơi độc.
Các cuộc phỏng vấn được tiến hành trong gần một năm, từ đầu tháng Giêng đến cuối tháng Chạp năm 1966. Phần lớn các buổi phỏng vấn kéo dài chỉ một hay hai giờ, nhưng một số buổi kéo dài đến bốn giờ. Tôi ghi âm lại tất cả.
Rồi các băng ghi âm được chuyển thành chữ, việc này được nhiên đẻ ra một khối lượng văn bản đồ sộ mà phần lớn bị lạc đề theo cách này hoặc cách khác, lệch hẳn khỏi mạch chuyện rồi lại được kéo trở về tâm điểm. Y như trong trò truyện thường ngày của ta vậy. Nó đã được biên tập, sắp xếp lại trật tự hoặc chỗ nào cần thì viết lại câu cú để cho dễ đọc hơn, và nói chung nó đã trở thành một bản thảo dễ đọc dài vào cỡ một quyển sách. Đôi khi bản chữ viết có vẻ như thiếu cái gì đó, thế là tôi lại quay về nghe băng ghi âm gốc.
Chỉ một lần có người từ chối ghi âm. Tuy trong điện thoại tôi đã nói rõ rằng phỏng vấn có ghi âm, nhưng khi tôi lấy máy ghi âm ở trong túi ra thì người được phỏng vấn kêu lên là không được báo trước. Tôi đã bỏ gần hai giờ đồng hồ tốc ký sơ lược lại các tên tuổi, nhân vật, rồi dành vài tiếng nữa viết lại cuộc phỏng vấn khi trở về nhà. (Thực ra tôi khá ngạc nhiên khi thấy sức mạnh của trí nhớ mình, hoàn toàn không cần nhờ đến máy móc mà vẫn tái hiện được toàn bộ buổi chuyện trò ấy chỉ từ một dúm chữ ghi chép – với người chuyên phỏng vấn thì bình thường, song với tôi thì thật mới mẻ.) Nhưng cuối cùng tôi vẫn không được phép đưa cuộc phỏng vấn này vào sách, vậy là tất cả công lao của tôi thành công cốc.
Hai trợ lý, Setsuo Oshikawa và Hidemi Takahashi, đã giúp tôi dò tìm thông tin của những người định sẽ phỏng vấn. Chúng tôi dùng một trong hai phương pháp: rà quét mọi phương tiện thông tin để tìm danh sách "nạn nhân của vụ tấn công bằng hơi độc ở Tokyo"; hay trực tiếp đi hỏi xung quanh xem có ai biết người nào từng bị trúng hơi độc lần đó. Thành thật mà nói, chuyện này quả thực khó hơn tôi tưởng. Tôi từng tự nhủ rằng ngày hôm ấy có bao nhiêu hành khách trên chuyến tàu điện ngầm Tokyo đó, lấy các lời kể hẳn cũng dễ thôi; xét cho cùng, đâu có luật nào chính thức cấm "những lời chứng bên ngoài" trong khi tòa xét xử, trừ những thứ liên quan đến điều tra của tòa án hay cảnh sát. Nhưng tòa án và cảnh sát lại có nghĩa vụ bảo vệ sự riêng tư của người dân, các bệnh viện cũng tương tự như vậy. Tất cả những gì chúng tôi có trong tay chỉ là các danh sách những người được đưa vào viện từ hôm xảy ra vụ tấn công bằng hơi độc có được đăng trên báo chí. Chỉ có tên; không địa chỉ hay số điện thoại.
Bằng cách nào đó, chúng tôi đã lên được một danh sách 700 tên người, trong đó chỉ có 20 phần trăm là có thể xác định danh tính. Làm sao mà người ta lại dò ra nổi một "Ichiro Nakamura" – một cái tên Nhật phổ biến như "Nguyễn Văn Ba" – cơ chứ? Ngay cả khi đã xoay sở tiếp xúc được với khoảng trên dưới 140 người biết rõ tên tuổi, địa chỉ, chúng tôi vẫn thường bị từ chối phỏng vấn, họ nói "Tốt hơn là quên chuyện này đi" hay "Tôi không muốn dính gì tới Aum" hoặc "Tôi không tin dân truyền thông." Tôi không thể nhớ nổi đã bao nhiêu lần họ dập máy đánh rụp khi chỉ vừa mới nghe nhắc đến chuyện in sách. Kết quả là trong số 140 người chỉ có khoảng chừng 40 phần trăm bằng lòng để cho phỏng vấn.
Sau khi các thành viên chủ chốt của giáo phái Aum bị bắt giữ, người sợ báo thù có ít đi nhưng chuyện không chấp thuận vẫn còn – "Triệu chứng bệnh của tôi không thật sự nghiêm trọng, nên chẳng có gì đáng khai báo." Hay, trong nhiều trường hợp, bản thân người sống sót muốn nhưng gia đình lại không – "Đừng có lôi tất cả chúng tôi vào." Lời chứng của công chức và nhân viên các tổ chức tài chính cũng dè dặt như vậy.
Vì lý do thực tiễn, không có nhiều phụ nữ nhận trả lời phỏng vấn bởi rõ ràng là chỉ dựa vào tên thì khó dò ra họ hơn. Còn phụ nữ trẻ chưa lấy chồng ở Nhật – chỗ này thuần túy là suy đoán của tôi – lại không thích bị người ta đặt cho quá nhiều câu hỏi. Tuy vậy, cũng có một số người đồng ý trả lời, "bất chấp sự phản đối của gia đình".
Vậy nên, trong hàng nghìn nạn nhân, chúng tôi chỉ tìm được sáu chục người sẵn lòng hợp tác, nhưng như thế cũng đã là một lượng đóng góp lớn.
Trong quá trình phác thảo các cuộc phỏng vấn trên giấy, chúng tôi gửi bản thảo đến từng người đọc phỏng vấn để họ kiểm tra đúng sai. Tôi đính kèm theo cả một ghi chú đề nghị họ cho biết liệu có điều gì họ "không muốn in ra" và liệu nên thay đổi hay gọn nội dung đi như thế nào. Gần như ai cũng yêu cầu sửa hay cắt đi một số chỗ và tôi đồng ý. Những phần bị cắt bỏ thường lại làm sáng tỏ một số chi tiết về cuộc đời người được phỏng vấn, với tư cách một nhà văn tôi thấy thật tiếc khi đành phải để mất. Thỉnh thoảng tôi lại quay lại, đề nghị họ chấp nhận giữ nguyên. Một số phỏng vấn phải làm đi làm lại đến năm lần. Tôi tìm đủ mọi cách để tránh cho các cuộc phỏng vấn của mình biến thành những kịch bản đầy tính vụ lợi của giới truyền thông, việc này có thể làm cho người được phỏng vấn lắc đầu bất bình và nói "Trước kia có bảo tôi như thế này đâu" hay "Ông phản lại lòng tin của tôi." Mọi việc đều mất rất nhiều thời gian.
Sau các phối hợp tế nhị và vất vả như thế, chúng tôi có được tổng cộng sáu mươi hai cuộc phỏng vấn. Nhưng như đã nói ở trên, vào phút cuối có hai người xin rút, lời chứng của cả hai đều rất sắc bén và gây ấn tượng. Bỏ đi các bản đã hoàn thành vào phút chót trong cuộc chơi này, tôi thật tình cảm thấy hệt như đang bị cắt đi xương thịt của mình vậy, nhưng "Không" có nghĩa là "Không", đặc biệt là khi chúng tôi đã nói rõ từ đầu ý định của mình là tôn trọng tiếng nói của mỗi cá nhân.
Nói cách khác, mọi đánh giá trong quyển sách này là một đóng góp hoàn toàn tự nguyện. Và như một lời xác nhận cuối cùng – tôi rất vui mừng và biết ơn được nói – gần như mọi người, cả nam lẫn nữ, đều đồng ý để tên thật của mình, điều này làm gia tăng không kể xiết trọng lượng của từng câu chữ: những lời của họ, nỗi giận dữ của họ, những lời buộc tội của họ, sự chịu đựng của họ… (nói thế này không phải để coi thường một số ít người mượn tên giả vì lý do riêng nào đó.)
Vào đầu mỗi cuộc phỏng vấn, tôi đều hỏi người được phỏng vấn về tung tích lai lịch của họ – họ sinh ra ở đâu, được giáo dục thế nào, gia đình họ, công việc của họ (đặc biệt là công việc của họ) – để mỗi người đều có một "bộ mặt", để đưa họ vào tâm điểm. Tôi không muốn có một tập hợp những tiếng nói không thể xác. Có lẽ đây là bệnh nghề nghiệp của người viết tiểu thuyết, nhưng tôi không quan tâm đến "bức tranh toàn cục" cho bằng tính chất người cụ thể, không thể bị thu nhỏ của mỗi cá nhân. Cho nên tôi phần nào đã dành một tỷ lệ quá đáng của mỗi hai giờ phỏng vấn cho các chi tiết có vẻ như không liên quan, nhưng tôi muốn bảo đảm rằng người đọc nắm chắc được "nhân vật" đang nói. Dĩ nhiên đến khi vào bản in, nhiều phần của chiều kích đặc biệt này đã bị cắt mất.
Giới truyền thông Nhật đã bủa vây chúng ta bằng quá nhiều thông tin đào sâu về các thủ phạm thuộc giáo phái Aum – những "kẻ tấn công" – tạo nên một tường trình lưu loát, hấp dẫn đến mức những công dân bình thường – "nạn nhân" – gần như chỉ còn là một hồi tưởng sau đó mới cho thêm vào. "Người ngoài cuộc A" chỉ được chiếu thoáng qua một cách tình cờ. Một tường thuật trình bày theo cách "xoàng hơn" mà lại bắt người ta chú ý là rất hiếm. Ít ỏi những câu chuyện được đề cập đến thì lại bị lấy làm bối cảnh cho những om xòm đã thành công thức. Giới truyền thông chắc hẳn muốn tạo ra một hình ảnh tập thể về "những nạn nhân Nhật Bản vô tội", việc này dễ hơn nhiều vì ta không phải đụng đến những khuôn mặt thật. Ngoài ra, sự phân cực kinh điển giữa "những kẻ độc ác xấu xa (có thể nhìn thấy)" với "chúng dân lành mạnh (vô diện mạo)" bảo đảm tạo ra được một câu chuyện hay ho hơn.
Đó là cớ vì sao tôi đã muốn, nếu như có thể, vượt qua khỏi mọi công thức, thừa nhận rằng mỗi cá nhân trên chuyến tàu điện ngầm sáng hôm đó đều có một khuôn mặt, một cuộc đời, một gia đình, hy vọng và sợ hãi, mâu thuẫn và thế tiến thoái lưỡng nan – và tất cả các yếu tố đó đều có một chỗ trong vở kịch.
Khi đã khám phá ra con người thực của người được phỏng vấn, tôi liền có thể chuyển tâm điểm chú ý sang bản thân sự việc. "Bạn thấy hôm ấy như thế nào?", "Bạn đã nhìn thấy/trải qua/cảm thấy những gì?", và xem vẻ nếu thích hợp thì, "Bạn bị tổn thương theo kiểu nào (thể xác hay tinh thần) vì vụ xả hơi độc?" và "Các vấn đề này có kéo dài không?"
Mức độ thương tổn ở mỗi người trong vụ tấn công bằng hơi độc tại Tokyo có sự khác biệt đáng kể. Một số thoát nạn với chút hao hại chẳng thấm vào đâu; trong khi những người kém may mắn hơn thì hoặc đã chết hoặc vẫn còn đang phải điều trị sâu với những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Nhiều người lúc ấy không thấy có triệu chứng nào đáng kể, nhưng sau đó lại mắc chứng rối loạn stress hậu chấn thương.
Tôi cũng phỏng vấn cả những đối tượng rốt cuộc không bị tác động bởi hơi độc sarin. Đương nhiên những người thoát nạn với thương tổn tương đối nhẹ đã sớm quay về được với đời sống thường ngày, nhưng họ cũng vẫn có chuyện để kể. Những nỗi sợ, những bài học của họ. Hiểu theo cách này, tôi không làm bất cứ một kiểu "phân loại" mang tính biên tập nào. Người ta không thể coi nhẹ ai đó đơn giản vì họ chỉ bộc lộ "những triệu chứng nho nhỏ". Với tất cả những ai đã dính líu vào vụ hơi độc thì ngày 20 tháng Ba đều là một ngày nặng nề, khủng khiếp.
Hơn nữa, để nắm được chắc hơn toàn bộ sự việc, tôi linh cảm thấy rằng chúng ta cần nhìn thấy một bức tranh chân thực về tất cả những người sống sót, cho dù họ có bị chấn thương nặng hay không. Tôi dành việc ấy cho bạn, người đọc, bạn hãy chú ý lắng nghe, và phán xét. Mà không, ngay trước đó, tôi muốn bạn hãy tưởng tượng đã.
Hôm đó là thứ Hai ngày 20 tháng Ba năm 1995, một sáng xuân đẹp tươi quang đãng. Những cơn gió sắc lạnh vẫn thổi và mọi người quấn mình trong áo khoác dài. Hôm trước là Chủ nhật, hôm sau là Xuân Phân, một ngày quốc lễ. Kẹp giữa cái mà lẽ ra phải là một kỳ nghỉ cuối tuần dài, bạn có thể đang nghĩ, "Mình ước gì không phải đi làm hôm nay." Không may mắn như thế đâu. Bạn thức dậy như thường lệ, rửa ráy, mặc quần áo, điểm tâm và đi đến ga xe điện ngầm. Bạn lên tàu, đông đúc như vốn dĩ. Không có gì khác thường. Hứa hẹn là một ngày hoàn toàn bình dị. Cho tới khi một người cải trang thọc đầu nhọn của chiếc dù lên sàn toa, chục thủng vài túi chất dẻo chứa thứ chất lỏng lạ…

8.5/10
11.320
Ngầm - Haruki Murakami

Tác giả :

Thể loại: Truyện Khác

Nguồn:

Trạng thái: FULL

Số chương: 26

Tần suất cập nhật: 1 phút/chương

Ngày đăng: 5 năm trước

Cập nhật: 5 năm trước

Một vài nhận xét về cuốn sách


"Cách tiếp cận giản dị hấp dẫn của ông đã biến tập hợp những lời kể về một cơn ác mộng thành một tác phẩm mang tính xoa dịu tâm hồn"
Julian Loose, The New Statesman

"Qua cách đặt vấn đề... nhạy cảm nhưng cương quyết của Murakami, ta thấy những người đã gia nhập Aum cũng đang dạt trôi không phương hướng trong thế giới như chính các nhân vật trong tiểu thuyết của ông."
Steven Poole, The Guardian

"Ngầm là một cuộc kiếm tìm mang tính cá nhân. Murakami có một mục tiêu chính: Phá vỡ khái niệm chúng ta và bọn chúng, phá vỡ thái độ cho rằng chúng ta tỉnh táo còn bọn chúng (những kẻ tiến hành vụ tấn công) thì điên rồ."
Ian Hacking, London Review of Books

"Tài năng văn chương của Murakami đã được chứng minh qua việc tổ chức và sắp xếp các nguồn thông tin để phát triển lên thành một cách kể chuyện gai góc và khách quan như trong Tội ác và Trừng phạt."
Nicholas Jose, The Age

"Xuất sắc. Tác phẩm của Murakami chủ yếu được cấu thành từ lời kể của các nạn nhân. Trong khi nhắc lại cái ngày định mệnh ấy, họ đã đưa người đọc đến một góc lạ thường trong cuộc sống của những người dân Tokyo. Kết quả tổng hợp không chỉ là một tác phẩm ấn tượng của nền văn học nhân chứng, mà còn là dư âm độc đáo của những tâm hồn Nhật Bản bình thường."
The Independent

Tháng Ba năm 1995, thủ đô Tokyo của Nhật Bản rung chuyển bởi một cuộc tấn công vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nước này nhằm vào những thường dân – hành khách của hệ thống tàu điện ngầm Tokyo. Chỉ mười hai người chết, nhưng hàng ngàn người đã bị thương, trong đó có nhiều người bị tổn thương vĩnh viễn. Khủng khiếp hơn, đây là vụ tấn công bằng vũ khí hóa học, do một tổ chức tự xưng là giáo phái Aum Shinrikyo chế tạo, lên kế hoạch và tiến hành.
Được mô tả là một tác phẩm báo chí đẫm chất văn chương, Ngầm đã khẳng định cho cái tài năng của Murakami – vốn hầu như không cần tranh cãi trong lĩnh vực tiểu thuyết – ở thể loại phi hư cấu. Trong loạt phỏng vấn với 34 nạn nhân của vụ tấn công và 8 thành viên của Giáo phái Aum, Murakami đã đem lại cho chúng ta chân dung về những con người ở cả hai phía, bức nào cũng rõ ràng, biểu hiện như chính họ bằng xương bằng thịt, với những quan điểm cá nhân mạnh mẽ, không hề bị bóp méo để phục vụ cho bất kỳ mục đích gì. Ngầm đem lại cái nhìn khách quan về vụ tấn công, đồng thời cố gắng cắt nghĩa sự kiện kinh hoàng đó bằng cách nhìn sâu hơn vào những bất ổn của hệ thống xã hội đang được duy trì trong thời hiện đại, bất ổn đằng sau vẻ bề ngoài bình lặng của mỗi cá nhân, và con đường dẫn đến tội ác của những kẻ không phù hợp hoặc đã từ chối cuộc chạy đua bất thành của chủ nghĩa vật chất nhưng lại cạn kiệt niềm tin vào những điều tốt đẹp khác.
Lời Tựa
Một buổi chiều lật xem tạp chí, tôi chợt nhận ra mình đang nhìn vào trang thư bạn đọc. Tôi thật không nhớ vì sao; chắc là lúc ấy tôi rảnh. Hiếm khi tôi cầm lấy tờ Ladies’ Home Journal hay những tờ đại loại, đọc trang thư bạn đọc lại càng hiếm hơn.
Nhưng, có một bức thư khiến tôi chú ý. Thư của một phụ nữ có chồng bị mất việc do vụ tấn công bằng hơi độc ở Tokyo. Anh là người thường xuyên đi tàu điện ngầm, vì kém may mắn nên trên đường đi làm đã lên phải một trong mấy toa tàu bị xả hơi độc sarin 2 . Anh bất tỉnh và được đưa vào bệnh viện. Nhưng thậm chí sau nhiều ngày chờ bình phục, các hậu quả vẫn không dứt và anh không thể trở về với nếp làm việc cũ. Thoạt đầu anh còn được nể tình, nhưng thời gian qua đi, chủ và các đồng sự của anh bắt đầu nhận xét móc máy. Không chịu được lâu hơn nữa không khí băng giá, cảm thấy như bị ép phải bật bãi, anh xin thôi việc.
Tờ tạp chí đã thất lạc nên tôi không thể dẫn chính xác được bức thư, nhưng ít nhiều nó đã nói vậy. Như tôi còn nhớ thì bức thư không có gì đặc biệt than thân trách phận, cũng chẳng mang giọng giận dữ quá đáng. Có chăng chỉ là một tiếng lầm rầm khe khẽ. "Thế quái nào mà chuyện này lại xảy ra với chúng tôi cơ chứ…?" chị tự hỏi, vẫn chưa chấp nhận nổi chuyện không biết từ đầu thình lình ập lên gia đình mình.
Bức thư khiến tôi chấn động. Đây là những người vẫn còn mang vết sẹo tâm lý nghiêm trọng. Tôi cảm thấy buồn, thật tình buồn, tuy biết mối thương cảm của tôi dành cho cặp vợ chồng này là không thích hợp. Nhưng tôi còn có thể làm được gì khác đây?
Như hầu hết mọi người, chắc chắn thế, tôi chỉ lật trang báo và thở dài.
Nhưng sau đó một thời gian, tôi đã lại thấy mình nghĩ đến bức thư ấy. Câu "Thế quái nào…" đập vào đầu tôi như một dấu hỏi lớn. Tựa hồ thuần túy là nạn nhân của bạo lực ngẫu nhiên xảy ra thôi vẫn chưa đủ, người chồng còn phải chịu cảnh "làm nạn nhân thứ cấp" (của loại phổ biến nhất: bạo lực thường trực ở cơ quan). Tại sao không ai làm được việc gì cho chuyện đó? Đó là lúc tôi bắt đầu tập hợp các mảnh ghép lại thành một bức tranh khác hẳn.
Bất kể lý do gì thì các đồng sự của anh nhân viên trẻ làm công ăn lương này cũng đã phân biệt đối xử với anh – "Ê, có một cậu trong vụ đánh hơi độc kỳ quặc kia này" – nhưng có lẽ anh cũng không thấy chuyện đó có ý nghĩa gì. Chắc anh hoàn toàn không hiểu được thái độ "chúng nó và chúng ta" của họ. Vẻ ngoài của mọi người chỉ là lừa bịp. Anh có lẽ chỉ tự coi mình là một người Nhật từ trong máu như mọi người khác.
Tôi càng tò mò muốn biết nhiều hơn về người phụ nữ đã viết sự việc của chồng mình lên báo. Riêng tôi, tôi muốn khám phá sâu hơn nữa vào điểm xã hội Nhật làm sao lại có thể phạm vào một vụ bạo lực đúp như thế.
Chẳng bao lâu sau đó tôi quyết định phỏng vấn những người sống sót sau vụ đánh hơi độc.
Các cuộc phỏng vấn được tiến hành trong gần một năm, từ đầu tháng Giêng đến cuối tháng Chạp năm 1966. Phần lớn các buổi phỏng vấn kéo dài chỉ một hay hai giờ, nhưng một số buổi kéo dài đến bốn giờ. Tôi ghi âm lại tất cả.
Rồi các băng ghi âm được chuyển thành chữ, việc này được nhiên đẻ ra một khối lượng văn bản đồ sộ mà phần lớn bị lạc đề theo cách này hoặc cách khác, lệch hẳn khỏi mạch chuyện rồi lại được kéo trở về tâm điểm. Y như trong trò truyện thường ngày của ta vậy. Nó đã được biên tập, sắp xếp lại trật tự hoặc chỗ nào cần thì viết lại câu cú để cho dễ đọc hơn, và nói chung nó đã trở thành một bản thảo dễ đọc dài vào cỡ một quyển sách. Đôi khi bản chữ viết có vẻ như thiếu cái gì đó, thế là tôi lại quay về nghe băng ghi âm gốc.
Chỉ một lần có người từ chối ghi âm. Tuy trong điện thoại tôi đã nói rõ rằng phỏng vấn có ghi âm, nhưng khi tôi lấy máy ghi âm ở trong túi ra thì người được phỏng vấn kêu lên là không được báo trước. Tôi đã bỏ gần hai giờ đồng hồ tốc ký sơ lược lại các tên tuổi, nhân vật, rồi dành vài tiếng nữa viết lại cuộc phỏng vấn khi trở về nhà. (Thực ra tôi khá ngạc nhiên khi thấy sức mạnh của trí nhớ mình, hoàn toàn không cần nhờ đến máy móc mà vẫn tái hiện được toàn bộ buổi chuyện trò ấy chỉ từ một dúm chữ ghi chép – với người chuyên phỏng vấn thì bình thường, song với tôi thì thật mới mẻ.) Nhưng cuối cùng tôi vẫn không được phép đưa cuộc phỏng vấn này vào sách, vậy là tất cả công lao của tôi thành công cốc.
Hai trợ lý, Setsuo Oshikawa và Hidemi Takahashi, đã giúp tôi dò tìm thông tin của những người định sẽ phỏng vấn. Chúng tôi dùng một trong hai phương pháp: rà quét mọi phương tiện thông tin để tìm danh sách "nạn nhân của vụ tấn công bằng hơi độc ở Tokyo"; hay trực tiếp đi hỏi xung quanh xem có ai biết người nào từng bị trúng hơi độc lần đó. Thành thật mà nói, chuyện này quả thực khó hơn tôi tưởng. Tôi từng tự nhủ rằng ngày hôm ấy có bao nhiêu hành khách trên chuyến tàu điện ngầm Tokyo đó, lấy các lời kể hẳn cũng dễ thôi; xét cho cùng, đâu có luật nào chính thức cấm "những lời chứng bên ngoài" trong khi tòa xét xử, trừ những thứ liên quan đến điều tra của tòa án hay cảnh sát. Nhưng tòa án và cảnh sát lại có nghĩa vụ bảo vệ sự riêng tư của người dân, các bệnh viện cũng tương tự như vậy. Tất cả những gì chúng tôi có trong tay chỉ là các danh sách những người được đưa vào viện từ hôm xảy ra vụ tấn công bằng hơi độc có được đăng trên báo chí. Chỉ có tên; không địa chỉ hay số điện thoại.
Bằng cách nào đó, chúng tôi đã lên được một danh sách 700 tên người, trong đó chỉ có 20 phần trăm là có thể xác định danh tính. Làm sao mà người ta lại dò ra nổi một "Ichiro Nakamura" – một cái tên Nhật phổ biến như "Nguyễn Văn Ba" – cơ chứ? Ngay cả khi đã xoay sở tiếp xúc được với khoảng trên dưới 140 người biết rõ tên tuổi, địa chỉ, chúng tôi vẫn thường bị từ chối phỏng vấn, họ nói "Tốt hơn là quên chuyện này đi" hay "Tôi không muốn dính gì tới Aum" hoặc "Tôi không tin dân truyền thông." Tôi không thể nhớ nổi đã bao nhiêu lần họ dập máy đánh rụp khi chỉ vừa mới nghe nhắc đến chuyện in sách. Kết quả là trong số 140 người chỉ có khoảng chừng 40 phần trăm bằng lòng để cho phỏng vấn.
Sau khi các thành viên chủ chốt của giáo phái Aum bị bắt giữ, người sợ báo thù có ít đi nhưng chuyện không chấp thuận vẫn còn – "Triệu chứng bệnh của tôi không thật sự nghiêm trọng, nên chẳng có gì đáng khai báo." Hay, trong nhiều trường hợp, bản thân người sống sót muốn nhưng gia đình lại không – "Đừng có lôi tất cả chúng tôi vào." Lời chứng của công chức và nhân viên các tổ chức tài chính cũng dè dặt như vậy.
Vì lý do thực tiễn, không có nhiều phụ nữ nhận trả lời phỏng vấn bởi rõ ràng là chỉ dựa vào tên thì khó dò ra họ hơn. Còn phụ nữ trẻ chưa lấy chồng ở Nhật – chỗ này thuần túy là suy đoán của tôi – lại không thích bị người ta đặt cho quá nhiều câu hỏi. Tuy vậy, cũng có một số người đồng ý trả lời, "bất chấp sự phản đối của gia đình".
Vậy nên, trong hàng nghìn nạn nhân, chúng tôi chỉ tìm được sáu chục người sẵn lòng hợp tác, nhưng như thế cũng đã là một lượng đóng góp lớn.
Trong quá trình phác thảo các cuộc phỏng vấn trên giấy, chúng tôi gửi bản thảo đến từng người đọc phỏng vấn để họ kiểm tra đúng sai. Tôi đính kèm theo cả một ghi chú đề nghị họ cho biết liệu có điều gì họ "không muốn in ra" và liệu nên thay đổi hay gọn nội dung đi như thế nào. Gần như ai cũng yêu cầu sửa hay cắt đi một số chỗ và tôi đồng ý. Những phần bị cắt bỏ thường lại làm sáng tỏ một số chi tiết về cuộc đời người được phỏng vấn, với tư cách một nhà văn tôi thấy thật tiếc khi đành phải để mất. Thỉnh thoảng tôi lại quay lại, đề nghị họ chấp nhận giữ nguyên. Một số phỏng vấn phải làm đi làm lại đến năm lần. Tôi tìm đủ mọi cách để tránh cho các cuộc phỏng vấn của mình biến thành những kịch bản đầy tính vụ lợi của giới truyền thông, việc này có thể làm cho người được phỏng vấn lắc đầu bất bình và nói "Trước kia có bảo tôi như thế này đâu" hay "Ông phản lại lòng tin của tôi." Mọi việc đều mất rất nhiều thời gian.
Sau các phối hợp tế nhị và vất vả như thế, chúng tôi có được tổng cộng sáu mươi hai cuộc phỏng vấn. Nhưng như đã nói ở trên, vào phút cuối có hai người xin rút, lời chứng của cả hai đều rất sắc bén và gây ấn tượng. Bỏ đi các bản đã hoàn thành vào phút chót trong cuộc chơi này, tôi thật tình cảm thấy hệt như đang bị cắt đi xương thịt của mình vậy, nhưng "Không" có nghĩa là "Không", đặc biệt là khi chúng tôi đã nói rõ từ đầu ý định của mình là tôn trọng tiếng nói của mỗi cá nhân.
Nói cách khác, mọi đánh giá trong quyển sách này là một đóng góp hoàn toàn tự nguyện. Và như một lời xác nhận cuối cùng – tôi rất vui mừng và biết ơn được nói – gần như mọi người, cả nam lẫn nữ, đều đồng ý để tên thật của mình, điều này làm gia tăng không kể xiết trọng lượng của từng câu chữ: những lời của họ, nỗi giận dữ của họ, những lời buộc tội của họ, sự chịu đựng của họ… (nói thế này không phải để coi thường một số ít người mượn tên giả vì lý do riêng nào đó.)
Vào đầu mỗi cuộc phỏng vấn, tôi đều hỏi người được phỏng vấn về tung tích lai lịch của họ – họ sinh ra ở đâu, được giáo dục thế nào, gia đình họ, công việc của họ (đặc biệt là công việc của họ) – để mỗi người đều có một "bộ mặt", để đưa họ vào tâm điểm. Tôi không muốn có một tập hợp những tiếng nói không thể xác. Có lẽ đây là bệnh nghề nghiệp của người viết tiểu thuyết, nhưng tôi không quan tâm đến "bức tranh toàn cục" cho bằng tính chất người cụ thể, không thể bị thu nhỏ của mỗi cá nhân. Cho nên tôi phần nào đã dành một tỷ lệ quá đáng của mỗi hai giờ phỏng vấn cho các chi tiết có vẻ như không liên quan, nhưng tôi muốn bảo đảm rằng người đọc nắm chắc được "nhân vật" đang nói. Dĩ nhiên đến khi vào bản in, nhiều phần của chiều kích đặc biệt này đã bị cắt mất.
Giới truyền thông Nhật đã bủa vây chúng ta bằng quá nhiều thông tin đào sâu về các thủ phạm thuộc giáo phái Aum – những "kẻ tấn công" – tạo nên một tường trình lưu loát, hấp dẫn đến mức những công dân bình thường – "nạn nhân" – gần như chỉ còn là một hồi tưởng sau đó mới cho thêm vào. "Người ngoài cuộc A" chỉ được chiếu thoáng qua một cách tình cờ. Một tường thuật trình bày theo cách "xoàng hơn" mà lại bắt người ta chú ý là rất hiếm. Ít ỏi những câu chuyện được đề cập đến thì lại bị lấy làm bối cảnh cho những om xòm đã thành công thức. Giới truyền thông chắc hẳn muốn tạo ra một hình ảnh tập thể về "những nạn nhân Nhật Bản vô tội", việc này dễ hơn nhiều vì ta không phải đụng đến những khuôn mặt thật. Ngoài ra, sự phân cực kinh điển giữa "những kẻ độc ác xấu xa (có thể nhìn thấy)" với "chúng dân lành mạnh (vô diện mạo)" bảo đảm tạo ra được một câu chuyện hay ho hơn.
Đó là cớ vì sao tôi đã muốn, nếu như có thể, vượt qua khỏi mọi công thức, thừa nhận rằng mỗi cá nhân trên chuyến tàu điện ngầm sáng hôm đó đều có một khuôn mặt, một cuộc đời, một gia đình, hy vọng và sợ hãi, mâu thuẫn và thế tiến thoái lưỡng nan – và tất cả các yếu tố đó đều có một chỗ trong vở kịch.
Khi đã khám phá ra con người thực của người được phỏng vấn, tôi liền có thể chuyển tâm điểm chú ý sang bản thân sự việc. "Bạn thấy hôm ấy như thế nào?", "Bạn đã nhìn thấy/trải qua/cảm thấy những gì?", và xem vẻ nếu thích hợp thì, "Bạn bị tổn thương theo kiểu nào (thể xác hay tinh thần) vì vụ xả hơi độc?" và "Các vấn đề này có kéo dài không?"
Mức độ thương tổn ở mỗi người trong vụ tấn công bằng hơi độc tại Tokyo có sự khác biệt đáng kể. Một số thoát nạn với chút hao hại chẳng thấm vào đâu; trong khi những người kém may mắn hơn thì hoặc đã chết hoặc vẫn còn đang phải điều trị sâu với những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Nhiều người lúc ấy không thấy có triệu chứng nào đáng kể, nhưng sau đó lại mắc chứng rối loạn stress hậu chấn thương.
Tôi cũng phỏng vấn cả những đối tượng rốt cuộc không bị tác động bởi hơi độc sarin. Đương nhiên những người thoát nạn với thương tổn tương đối nhẹ đã sớm quay về được với đời sống thường ngày, nhưng họ cũng vẫn có chuyện để kể. Những nỗi sợ, những bài học của họ. Hiểu theo cách này, tôi không làm bất cứ một kiểu "phân loại" mang tính biên tập nào. Người ta không thể coi nhẹ ai đó đơn giản vì họ chỉ bộc lộ "những triệu chứng nho nhỏ". Với tất cả những ai đã dính líu vào vụ hơi độc thì ngày 20 tháng Ba đều là một ngày nặng nề, khủng khiếp.
Hơn nữa, để nắm được chắc hơn toàn bộ sự việc, tôi linh cảm thấy rằng chúng ta cần nhìn thấy một bức tranh chân thực về tất cả những người sống sót, cho dù họ có bị chấn thương nặng hay không. Tôi dành việc ấy cho bạn, người đọc, bạn hãy chú ý lắng nghe, và phán xét. Mà không, ngay trước đó, tôi muốn bạn hãy tưởng tượng đã.
Hôm đó là thứ Hai ngày 20 tháng Ba năm 1995, một sáng xuân đẹp tươi quang đãng. Những cơn gió sắc lạnh vẫn thổi và mọi người quấn mình trong áo khoác dài. Hôm trước là Chủ nhật, hôm sau là Xuân Phân, một ngày quốc lễ. Kẹp giữa cái mà lẽ ra phải là một kỳ nghỉ cuối tuần dài, bạn có thể đang nghĩ, "Mình ước gì không phải đi làm hôm nay." Không may mắn như thế đâu. Bạn thức dậy như thường lệ, rửa ráy, mặc quần áo, điểm tâm và đi đến ga xe điện ngầm. Bạn lên tàu, đông đúc như vốn dĩ. Không có gì khác thường. Hứa hẹn là một ngày hoàn toàn bình dị. Cho tới khi một người cải trang thọc đầu nhọn của chiếc dù lên sàn toa, chục thủng vài túi chất dẻo chứa thứ chất lỏng lạ…

Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...

Gợi ý truyện

Nhảy múa trong tim anh

Nhảy múa trong tim anh

8.5/10
136045

Tác giả:

Thể loại: Truyện Sắc, Đô Thị, Ngôn Tình, Truyện Khác

Trạng thái: Đang ra

Mở Bình luận truyện