Thật ra thì Quốc cũng phải mất cả tuần trời mới chấp nhận được sự thật bản thân mình thích đàn ông.
Vào cái buổi trưa mưa tầm tã ấy, cậu đã lén quay lại lớp học để đưa áo mưa cho Bí vì mẹ nó lo quá khi không thấy con trai về nhà. Bà đội mưa ra nhà Quốc hỏi xem con ở đâu, lúc nghe con ở trường thì sốt sắng không biết có ăn uống gì chưa rồi có làm sao hay không. Thế là Quốc trấn an bà, nói là bây giờ sẽ vào trường gọi Bí về.
Lúc cậu đứng ở cửa lớp liền thấy Bí nhét miếng bánh vào miệng Minh rồi hai đứa nhìn nhau tủm tỉm cười.
Quốc biết mình đ** ổn rồi, cả cu Bí cũng đ** ổn nốt.
Cậu ngồi ở dưới gầm cầu thang suy nghĩ mất nửa tiếng đồng hồ. Tới lúc trống trường gõ vang báo vào giờ học buổi chiều mới tỉnh táo lại.
Hôm sau, lần đầu tiên trong cuộc đời Quốc bỏ ra năm nghìn để vào ngồi một tiếng trong quán net.
Chủ quán cứ ngó cậu chòng chọc khiến cậu muốn bỏ về luôn.
Anh thấy cu cậu bẽn lẽn quá, lại không biết bật máy nên phải nhìn thêm vài cái, vì cu cậu chẳng giống đám con trai ăn chơi la cà như đám bên cạnh.
Quốc ngại ngùng, mò tìm cái máy tít trong góc, ở đó bấm bấm tra "tư liệu". Như lời đám con gái nói, có người bảo đồng tính là bệnh, cũng có người nói không phải bệnh.
Quốc ngồi suy tư, không biết nên tin vào đâu và tin vào ai.
Trẻ con không biết gì thì chắc chắn sẽ đi hỏi.
Đối tượng bị hỏi đầu tiên, luôn luôn là mẹ.
Quốc vừa bóc củ lạc vừa tò tò hỏi bà.
"Mẹ ơi. Mẹ có thấy người đồng tính bao giờ chưa ạ?"
"Người đồng tính là người gì?"
Trình độ dân trí thấp, công nghệ thông tin không phát triển, quanh năm làm việc nơi ruộng vườn khiến người dân nơi đây, bao gồm cả gia đình của Quốc bị thiếu hụt kiến thức xã hội rất nhiều. Quốc biết điều ấy, nhưng suy cho cùng thì vẫn muốn hỏi cho ra lẽ, thế là lại tiếp tục.
"Giống như là con trai mà đi thích con trai á mẹ."
"Con trai phải thích con gái chứ sao lại thích con trai được? Mày hỏi gì lạ thế con?"
Thế là Quốc không dám hỏi nữa.
Có nằm mơ mẹ cậu cũng chẳng biết được rằng con trai mình đang nhớ nhung cậu trai nhà hàng xóm.
Quốc rầu rĩ mãi không thôi.
Mặc dù đã đọc qua những lời bình về đồng tính, nhưng Quốc vẫn tin rằng đồng tính không phải là bệnh.
Có chăng thì chính là cậu bị bệnh thôi.
"Đang nghĩ gì đấy Quốc?"
Khánh gõ lên thành lan can, chớp mắt nhìn Quốc. Cậu nhổm người dậy, thấy anh đã pha xong trà sữa và để trên quầy tính tiền. Cậu duỗi người mấy cái coi như giãn cơ, đứng dậy cầm đồ đi giao hàng.
Vị trí của khách hàng này cách quán đúng là không xa, đi bộ thì mất có mười phút, đi xe điện thì chắc mất ba phút hơn. Cậu đứng ở rìa một cái ao, dừng xe rồi lấy điện thoại gọi cho khách.
"Alo ạ."
"Bạn ơi. Mình giao trà sữa ạ. Mình đứng ở ao đây rồi, bạn ra lấy giúp mình với."
Vì trước mặt là một ngôi làng với dân cư siêu đông đúng, cậu sợ bị lạc đường nên quyết định đứng ở cái ao đầu làng luôn.
"Vâng anh chờ em một chút, em ra ngay."
Quốc cúp máy, đứng chơi đùa với đám cỏ dại mọc rậm rạp dưới chân.
Chuyện khách hàng ra sớm ra muộn thật sự không thể đoán được. Quốc hiểu, nên cậu chỉ im lặng chờ đợi tới khi không thể chịu được nữa mới gọi lại cho khách giục họ ra lấy hàng.
Đã đứng đợi gần mười phút rồi nhưng vẫn chưa thấy bóng dáng ai ra cả. Quốc phải cúi xuống nhìn xem bản thân có đang mặc áo nhân viên quán trà sữa không, sợ họ nhìn không ra rồi tưởng người bình thường thì chết dở. Thế nhưng cậu đã mặc đây rồi mà.
Quốc nghĩ đến trường hợp xấu nhất, luống cuống rút điện thoại ra gọi lại.
Số máy bận.
Gọi đi gọi lại ba lần đều bận. Đến lần thứ tư, cuộc gọi không được kết nối luôn.
Bị chặn số rồi.
Bị boom hàng rồi.
Quốc gửi tin nhắn báo lại với anh Khánh. Anh không trả lời ngay, chắc là tự lấy máy riêng gọi cho khách hàng. Một lúc sau, anh nhắn lại cho Quốc, kêu mang cốc trà sữa về.
"Cho mày đó. Uống thì uống đi, không thì đem về cho mẹ. Anh không tính tiền đâu."
Có lẽ, Khánh là ông chủ rộng lượng nhất trong thành phố này. Tiếc là, Quốc chưa hiểu sự đời nên không biết điều đó.
Trong đầu cậu chỉ biết là anh chủ này tốt lắm, thế thôi.
Hôm nay được tan làm sớm do Khánh và Loan phải về nhà làm đám giỗ. Quốc xách cốc trà sữa đeo lên càng xe đạp, lạch cạch đạp về nhà.
Mới gần sáu giờ chiều, vẫn khá sớm. Quốc ngoảnh đầu nhìn về phía Tây, thấy nắng ráng chiều lơ thơ còn sót lại, nhuộm đỏ một góc chân trời. Mấy đám mây ửng rộ màu tịch dương sầu não, lững lờ trôi đi.
Đàn chó thấy chủ về, con nào con nấy đạp lên nhau mà sủa. Quốc dựng xe trước cổng, tháo túi bóng đựng cốc trà sữa xuống, đi về phía cổng nhà hàng xóm.
Người lớn tuổi không thích uống đồ ngọt kiểu như trà sữa thế này. Quốc từng đem về cho bố mẹ uống thử, hai ông bà chê lên chê xuống, cố gắng lắm mới nén lòng uống mỗi người hai ngụm rồi tung trả cho Quốc, còn cằn nhằn là không biết sao giới trẻ lại thích cái thứ này. Hai người còn bảo lần sau cậu đừng đem về nữa.
Trà sữa ở vùng quê này được du nhập từ trên thành phố về, giá rẻ chỉ bằng một nửa nên chất lượng không bằng là tất nhiên. Mấy cô gái nhỏ cũng góp ý về quán của anh Khánh với Quốc, nói rằng nó chỉ ngon với người chưa uống bao giờ thôi, chứ người từng thưởng thức cái loại trà sữa năm chục hay cả trăm nghìn thì cốc trà sữa quán này chẳng khác nào nước đường.
Quốc uống rồi, đúng là không ngon thật.
Nhưng quán của anh Khánh vẫn làm ăn rất phát đạt, vì xung quanh đó chẳng có quán trà sữa nào khác. Thế nên mấy bạn nữ vẫn thích uống lắm.
Quốc không uống, bố mẹ không uống. Để đó thì phí mất cốc trà sữa hai chục nghìn.
Mà nhà bên cạnh có người từ thành phố về, chắc chắn biết uống trà sữa.
Thế là Quốc treo cốc trà sữa vào cổng rồi chạy ù về nhà mình.
...
Dạo này Hanh bị mất ngủ rất nghiêm trọng. Anh thường thức trắng cả đêm, đôi mắt hằn mệt mỏi nhìn chằm chằm ra sau vườn. Thi thoảng, cơn buồn ngủ ập đến bất chợt làm anh không kịp trở tay.
Như lúc này, anh thức dậy lúc tám giờ tối. Anh vừa hoàn thành giấc ngủ bốn tiếng đồng hồ sau ba mươi tiếng thức trắng.
Cả người đều rất mệt mỏi, đôi mắt cũng rất đau nhức.
Căn phòng của Hanh không lớn. Giường ngủ, tủ quần áo và bàn làm việc đã chiếm hết 4/5 diện tích căn phòng. Điều đó khiến anh cảm thấy ngột ngạt kinh khủng. Anh lăn từ trên giường rơi bịch một cái xuống đất, lê lết thân xác mỏi mệt, vượt qua một đống giấy nhạc phổ vương đầy trên sàn để bò ra ngoài.
Cổ họng của Hanh khát đến mức nó bắt đầu trở nên đau rát. Anh không còn sức để đứng lên nữa, chỉ biết cố gắng trườn đến bàn uống nước ngoài phòng khách, run rẩy với lấy bình nước rồi ngửa cổ lên tu.
Dòng nước trong vắt trào ra khỏi khoé miệng, đổ tràn xuống ướt hết cổ và ngực áo. Anh bị sặc, ho lên trong đau đớn, buồng phổi lúc ấy như quặn xoắn cả vào lại với nhau, đau không thở nổi.
Ho đủ, anh gục mặt vào trong cánh tay thở hổn hển. Những cơn đau liên tiếp hành hạ cơ thể, di chứng sau những ngày mất ngủ dội đến khiến toàn thân của anh tưởng như đang đi mượn, thật sự rất muốn vứt quách nó đi cho xong.
Anh nằm đó, trong cơn đau chạy dọc khắp đầu, từng dòng kí ức nhỏ bé hiện lên thoáng qua đâu đây. Đầu tiên là người bố nuôi đáng kính với gương mặt bình thản cùng giọng nói trầm ấm, kế tiếp là người anh trai nghiêm nghị lạnh lùng, sau đó là cô chị gái tươi trẻ trong sáng.
Cuối cùng là đứa bé tên Quốc, lương thiện và hiền ngoan, tựa như bông sen trắng mọc trơ trọi trong ao súng đầu làng.
Dạo này, Hanh thường len lén nhìn đứa bé ấy vội vàng dắt xe ra khỏi cổng và phóng nhanh đi, như chỉ sợ một phút sau anh sẽ chạy ra và túm đánh nó mất. Thằng bé nhanh nhẹn lắm, thoắt cái đã chẳng thấy đâu, để lại cho Hanh nhớ nhung mãi một bóng hình xuân trẻ.
Hanh hai mươi lăm tuổi trằn trọc suy nghĩ về đứa trẻ mười lăm tuổi, nghĩ đến đau cả đầu.
Nghĩ đến mức trái tim nhỏ bé rung rinh như tắm trong nắng sớm.
Thật khổ. Lần đầu biết thích, lần đầu biết yêu, mơ màng lắm.
Hanh nằm gục luôn tại đó, mơ màng nhìn sang nhà hàng xóm.
Anh biết đứa trẻ ấy đang trốn tránh anh, nhưng anh chẳng biết mình đã làm sai điều gì. Lạ nhỉ? Chẳng lẽ đứa trẻ ấy biết anh rung động nên trốn? Nhưng anh đã nói hay đã làm gì đâu? Anh còn chỉ mới nhận ra sau những ngày thằng nhỏ biệt tăm cơ mà.
Không biết không biết.
Hanh bĩu môi, cúi đầu ho một chập nữa.
Lúc anh nâng mí mắt lên định tiếp tục nhìn khung cửa sổ bên kia thì bất chợt va phải một thứ gì đó đang lủng lẳng treo trên cổng. Mắt của anh cận nhẹ, nhưng vẫn không nhìn rõ đó là thứ gì.
Hanh lấy hết sức bình sinh để đứng dậy, uể oải đi ra cổng. Lúc anh chạm vào, cảm nhận đầu tiên là túi bóng loạt soạt, tiếp theo là một chiếc cốc nhựa.
Hanh nhớ vài hôm trước có nghe thấy bố mẹ Quốc ngồi nói chuyện với nhau ngoài hiên. Hôm đó gió thổi ngược, đem theo cuộc trò chuyện của hai ông bà loáng thoáng vang lên tới trên nhà anh.
"Ông này. Ngân hàng gọi điện tới, bảo sắp đến ngày trả tiền lãi rồi. Người ta đòi bốn chục, giờ thì mình chạy vào đâu đây?"
"Chậc. Để tôi gọi cho bác cả xem có vay được đồng nào không. Nhưng mà con ông ấy cũng phá quá, tháng vừa rồi xã hội đen lại đến nhà đòi trả hai trăm triệu. Giờ hai ông bà ấy chắc cũng bí tợn."
"Còn tôi để đi hỏi dì út xem. Dì làm ăn được, mấy năm này con cái đem tiền về cho, sướng lắm. Chắc là có đấy."
"Ừ. Bà ngoại cũng sắp đi rồi, thêm tiền mai táng các thứ chắc cũng thêm vào khoảng mười lăm hai chục nữa đấy."
"Tôi đến chết vì tiền nong mất thôi. Cái số sao mà nghèo thế chứ."
"Thôi. Nhìn ông bà nhà bác cả mà lấy làm vui đi. Con nhà người ta ăn sung mặc sướng bao nhiêu năm, đẻ con đẻ cái ông bà ấy cũng nuôi hộ cho rồi, tiền ăn kiếm được đồng nào là giấu tiệt vào túi. Giờ con trai quay ra phá của bố mẹ nó cả tỷ bạc. Đấy mới là đau vì tiền vì con."
"Tôi biết. May nhà mình đẻ được thằng Quốc. Học hành không giỏi, nhưng được cái ngoan. Bao năm nay cứ một mình nó làm việc nhà, giờ mới qua mười lăm tuổi được hai ba tháng đã đi làm bên quán trà sữa hộ bố mẹ. Nói thật chứ, có nó làm con, tôi cũng mát hết là ruột gan."
"Thì đấy. Cùng lắm sau này mình bán ít đất đi trả nợ, rồi để ruộng vườn cho nó làm ăn. Lúc ấy nó làm được bao nhiêu thì ăn bấy nhiêu, nhiều ăn nhiều, ít ăn ít, miễn sao không vương lại cái nợ của mình cho con, thế là an tâm đi rồi."
"Tôi cũng định thế. Nó làm ăn thì được đấy, nhưng để nó trả nợ cho mình, tôi cũng không nỡ."
Lúc ấy, Hanh mới biết, đứa trẻ nhà hàng xóm lớn lên ngoan ngoãn yêu thương cha mẹ là vì đâu.