Thần Kiếm Kim Thoa

Trong lúc trận chiến đang lịch liệt thì có một nhân ảnh từ trong rừng chậm rãi bước ra.

Trừ bốn người trúng dộc nằm bất tỉnh, các cao thủ của Tam Nghĩa hội và thuộc hạ của Hồng Đăng phu nhân đều chăm chú nhìn vào đấu trường nên không ai để ý đến.

Đó là một bạch y thư sinh tay phe phẩy chiết phiến, cất bước ung dung, miệng khẽ giọng ngâm:

Đến cả khách tiên còn túy lúy

Người trần ai cưỡng được tửu hương?

Hỡi hỡi Mai lang say thỏa thích

Bõ công bôn tẩu chốn tha phương!

Thì ra đó là trang công tử quí phái hồi chiều xuất hiện ở Nhạc Dương lâu, chủ nhân của hai tên thư đồng Cầm Nhi và Kiếm Nhi.

Bạch y thư sinh ra khỏi rừng đứng lại bên một phiến đá khoanh tay đứng nhìn giống như đang thưởng ngoạn cảnh sắc.

Đương nhiên chàng đã sớm nhận ra hai tên thư đồng của mình đang bị hai cao thủ của Thiên Lý giáo đánh cho chân tay rối loạn, phải hết sức chống đỡ mới khỏi bị thương, nhưng khóe môi vẫn thấp thoáng nụ cười.

Hình như trong lòng chàng đang thầm nghĩ :

- “Cầm Nhi, Kiếm Nhi thường ngày cao ngạo, chẳng phục ai, hôm nay để cho hai tên cường đạo đó trị cho một trận cho bớt kiêu căng cũng tốt”.

Tình thế hai tên thư đồng càng lúc càng trở nên nguy hiểm.

Thật ra, với thân pháp của chúng, việc thoát ra khỏi cuộc chiến để bảo toàn tính mạng chẳng có gì là khó.

Nhưng thiếu niên khí thịnh, thà chịu chết mấy ai chịu để mất thể diện, nhất là điều đó ảnh hưởng đến sự uy danh của chủ nhân?

Bạch y thiếu niên tuy nghĩ vậy, nhưng khi thấy Cầm Nhi và Kiếm Nhi sắp lâm vào cảnh bại vong thì nổi giận nghĩ thầm :

- “Hừ! Kẻ nào dám bức hiếp thư đồng của ta? Hai tên cường đạo này thật đáng bị trừng trị!”

Đoạt Hồn Phiến Lý Thu Sơn vừa tăng cường công kích làm đối phương hoàn toàn không còn cơ hội hoàn thủ, vừa cười “hắc hắc” nói :

- Hôm nay ta không đánh chết tiểu tử ngươi, thề không làm người!

Dứt lời Bạch Cốt chiết phiến xuất chiêu sát thủ.

Đột nhiên Kiếm Nhi quát to một tiếng, thanh đoản kiếm bị áp chặt giữa trùng trùng phiến ảnh bỗng thoát được ra đỉm vào Kiên Tĩnh huyệt của Lý Thu Sơn.

Tên Đàn chủ trong lòng đang cao hứng, tin chắc mình sắp lấy mạng địch nhân thấy thế bỗng thất kinh.

Tại sao lại xảy ra chuyện quái dị như kỳ tích như vậy chứ? Đang thúc thủ chịu chết, đột nhiên phát kỳ chiêu, hơn nữa rất lợi hại...

Đoạt Hồn Phiến Lý Thu Sơn là tay giang hồ lão luyện nên chợt tỉnh ngộ ra rằng vừa rồi mình xuất thủ, do quá tham công để lấy mạng đối phương nên đã lộ ra một chỗ sơ hở, không ngờ tên tiểu tử này nhìn ra và lợi dụng.

Lão vội lùi lại tránh kiếm rồi tiếp tục tấn công một cách quyết liệt hơn, chớp mắt điểm tới mười mấy phiến!

Thế nhưng...

- Vút! Vút!

Lại hai kiếm nữa đâm xuyên qua chỗ sơ hở nhằm vào các yếu huyệt của Lý Thu Sơn phản kích.

Tên Đàn chủ thấy thế rúng động cả tâm thần.

Rõ ràng đối phương đã gần như sức cùng lực tận, chỉ chờ thần chết mang đi nữa mà thôi...

Hơn nữa, Đoạt Hồn Phiến Lý Thu Sơn dan dày kinh nghiệm, từng vào sinh ra tử không ít, trải qua hàng trăm trận chiến, dù gặp phải những cao thủ lão luyện cũng khó mà có người lợi dụng được những sơ hở như thế.

Thư đồng này mới mười lăm mười sáu tuổi, chưa thể có nhiều kinh nghiệm như vậy, hơn nữa bị dồn vào thế hiểm, tay loạn mắt hoa, có lý đâu thấy được một chút sơ hở rất nhỏ của một cao thủ dày dặn trận mạc như lão?

Thực tình bất cứ ai, dù võ học uyên thâm trác tuyệt đến đâu, khi đã công kích quyết liệt tất không tránh được có sơ hở.

Thật là điều bất khả tư nghị!

Tất cả những ý nghĩ đó diễn ra chỉ trong chớp mắt.

Mắt thấy hai chiêu kiếm đâm ra quá kỳ ảo và thần tốc, Đoạt Hồn Phiến Lý Thu Sơn không kịp đối phó đành thu chiêu nhảy lùi lại.

Kiếm Nhi lập tức giành lại được tiên cơ.

Nguyên vừa rồi đang sa vào hiểm thế, Kiếm Nhi chợt nghe công tử dùng thật Truyền Âm Nhập Mật chỉ điểm cho mấy chiêu, lợi dụng sơ hở của đối phương mà xuất kiếm, quả nhiên thu được hiệu quả.

Nhờ ba chiêu đó mà bức lùi địch nhân giành lại thế thượng phong, Kiếm Nhi hào khí tăng lên.

Vừa bị đối phương bức hiếp đến thảm hại, có lý đâu bây giờ Kiếm Nhi không biết lợi dụng cơ hội để phục thù?

Thế là kiếm pháp phát huy uy thế đến độ lâm li, tấn công như vũ bão.

Tuổi trẻ mau xuống sức, nhưng khi tinh thần phấn chấn thì cũng lại sức rất nhanh.

Nhờ thân pháp kỳ ảo, kiếm thế thần tốc, lại có người đúng sau chỉ điểm, nên chỉ sau mấy chiêu, Kiếm Nhi hoàn toàn chiếm tận tiên cơ, bức đối phương liên tiếp lui lại, bị động đối phó.

So với trước đây bị hai người liên thủ vây công, tình thế lúc này của Đoạt Hồn Phiến Lý Thu Sơn chỉ e còn bị bi đát hơn.

Lão nằm mộng cũng thể ngờ được rằng chỉ trước sau mấy chiêu mà Kiếm Nhi giống như biến thành người khác.

Đang lùi, lão bất giác quay lại xem, thấy Phiên Thiên Ấn Đặng Hạo tình cảnh cũng giống như mình: đang phát huy ưu thế tấn công thì không hiểu tại sao lại sa vào bị động vất vả chống đỡ chiêu thức lợi hại và công thế áp đảo của Cầm Nhi.

Hai cao thủ bậc nhất của Thiên Lý giáo, thành danh mấy chục năm trong giang hồ mà thất thủ trước hai tên thư đồng công lực kém xa mình, nói ra điều này khiến chòng ta khó mà tin được.

- Phập!

Trong chốc lát phân thần, Đoạt Hồn Phiến Lý Thu Sơn bị một kiếm đâm trúng vào cánh tay phải làm máu xối ra!

Tên Đàn chủ Huyền Vũ đàn suýt nữa đánh rơi Bạch Cốt chiết phiến, kinh hoảng lùi lại.

Chợt nghe “Ko... ong” một tiếng, đó là Hồng Đăng phu nhân phát ra ngọc khí từ trong kiệu.

Tiếp đó nhân ảnh tiến tới đấu trường, chính là bốn hắc y phụ nhân mặt mũi cực kỳ xấu xí khiêng kiệu.

Phụ nhân đi đầu cất tiếng ồm ồm nói :

- Phu nhân có lệnh mời hai vị Đàn chủ tạm thời nghỉ ngơi.

Lại vang tới một mệnh lệnh khác :

- Cầm Nhi, Kiếm Nhi các ngươi mau lùi lại.

Chính là thanh âm của bạch y thư sinh.

Giọng chàng không cao nhưng vang ra đấu trường nghe rất rõ.

Hai tên thư đồng lập tức bỏ Phiên Thiên Ấn Đặng Hạo và Đoạt Hồn Phiến Lý Thu Sơn lùi lại.

Đến lúc đó Đặng Hạo và Lý Thu Sơn mới có thời gian nhìn kỹ xem người gọi mình là ai.

Nguyên đó là bốn vị khiêng kiệu cho Hồng Đăng phu nhân, được gọi là Kiệu Tiền tứ sát.

Nói đến Kiệu Tiền tứ sát thì trên giang hồ chẳng ai không biết.

Từ hai ba mươi năm trước, danh hiệu đó đã làm chấn động võ lâm, cao thủ hắc bạch lưỡng đạo nghe tiếng đều kinh hồn táng đởm.

Nguyên bốn người này là thư muội song sinh, nhưng tạo hòa trớ trêu cho họ có cùng khuôn mặt xấu vô tỷ không sao diễn tả được.

Sau khi bắt đầu có ý thức, họ dần dần mặc cảm với đời, từ tự sinh ra yếm thế.

Lớn dần thứ tình cảm đó càng phát triển biến thành lòng căm ghét thế nhân, tâm địa trở nên độc ác.

Tai họa oỏ chỗ cả bốn thư muội luyện thành võ công thượng thặng, do lòng căm ghét thế nhân mà chỉ cần thấy người nào không thuận nhãn, hành động của ai không vừa ý là giết không tha, bất luận người đó là thường nhân hay là người trong giang hồ.

Bởi thế các cao thủ cả hắc bạch lưỡng đạo nghe tiếng Kiệu Tiền tứ sát là siêu hồn lạc phách, tránh xa không ai dám đến gần.

Thực ra mấy chục năm trước bốn nhân vật này con chưa có danh hiệu là Kiệu Tiền tứ sát mà người ta gọi sau lưng là Hà Đông tứ quái.

Trác hiệu này không phải vì bốn thư muội có quê quán hay phạm vi hoạt động ở Hà Đông mà chĩ mượn tích “Sư Tử Hà Đông” để ám chỉ sự hung dữ độc ác của họ.

Về nguồn gốc võ công, người ta đồn rằng Hà Đông tứ quái từ nhỏ được một dị nhân truyền thụ nên rất cao cường và độc đáo quái dị nhưng không ai biết rõ lai lịch của họ.

Thậm chí sợ rằng chính ngay Hà Đông tứ quái cũng chưa chắc đã biết rõ thân thế lai lịch của mình.

Trước đây Hà Đông tứ quái vốn hoạt động độc lập, nhưng có lần giết chết Tứ đại kiếm thủ của phái Nga Mi nên bị phái này truy lùng ráo riết không còn nơi lập túc mới phải đến nương nhờ Hồng Đăng giáo.

Lúc này Hồng Đăng giáo thế lực đã khá mạnh, Hồng Đăng phu nhân là người có nhiều dã tâm, tìm cách mở rộng thanh thế.

Hà Đông tứ quái đầu nhập vào lập tức được trọng dụng, trở thành trợ thủ đắc lực nhất cho ma nữ này.

Hà Đông tứ quái từ đó cậy thế Hồng Đăng giáo mà tác oai tác quái còn hơn trước, gây nên không biết bao nhiêu tai họa cho giang hồ.

Cũng từ đó, trác hiệu Hà Đông tứ quái vẫn còn lưu truyền mãi trên giang hồ, kết hợp với biệt hiệu thứ hai tuy có mỹ miều nhưng không kém phần đáng sợ. Kiệu Tiền tứ sát càng mang âm hưởng của sự chết chóc nghe còn đáng sợ hơn.

Sau này trưởng lão của các môn phái liên thủ đại phá Hồng Đăng giáo, nhưng Hồng Đăng phu nhân lọt lưới, từ đó mụ ta tiêu danh bặt tích, Kiệu Tiền tứ sát cũng không thấy xuất hiện trên giang hồ nữa.

Lần này Hồng Đăng phu nhân đột ngột xuất hiện, hơn nữa còn đảm nhiệm chức vụ Phó giáo chủ trong Huyền Nữ giáo, Kiệu Tiền tứ sát cũng theo mụ ta xuất thế.

Vì thời gian gầm đây Thiên Lý giáo và Huyền Nữ giáo có quan hệ rất mật thiết nên Phiên Thiên Ấn Đặng Hạo và Đoạt Hồn Phiến Lý Thu Sơn thân là Đàn chủ Thiên Lý giáo nên biết rõ điều này.

Thấy Kiệu Tiền tứ sát xuất thủ, hai người đành nói mấy câu chữa thẹn rồi đứng lùi lại.

Lúc đó Cầm Nhi và Kiếm Nhi nghe lệnh bạch y thư sinh cũng lui về, nhưng mời được vài bước đã thấy hắc ảnh lóe lên trước mặt rồi một giọng ồm ồm quát :

- Các ngươi định đi đâu?

Đồng thời một cỗ kình lực rất mạnh đánh ập lời làm cả hai không trụ nổi bật lùi lại ba bước.

Hai tên thư đồng định thần nhìn lại, thấy vây quanh là bốn hắc y phụ nhân mặt mũi xấu xí vô tỉ, đang nhìn mình với nụ cười đanh ác.

Cầm Nhi tức giận quát lên :

- Bốn tên quỷ dạ xoa kia muốn làm gì?

Ba tiếng “quỷ dạ xoa” đã phạm vào điều đại kỵ của Kiệu Tiền tứ sát.

Một phụ nhân dang trước cười “hắc hắc” nói :

- Tiểu tử! Chắc ngươi còn chưa nghe nói đến bốn vị lão lão chúng ta là người nhuu thế nào chứ gì?

Kiếm Nhi cất giọng khinh khỉnh :

- Thiếu gia chẳng cần biết các người là người thế nào. Muốn động thủ thì cà bốn cứ xông vào cả đi!

Phụ nhân phía trước quát lên :

- Tiểu từ! Ngươi dám hỗn láo với ta sao. Mau quỳ xuống mà chịu trừng trị!

Kiếm Nhi “hừ” một tiếng nói :

- Thiếu gia không tin các ngươi có bản lĩnh thần thông gì ghê gớm mà bắt thiếu gia quỳ gối!

Nói xong đưa tay định rút đoản kiếm...

Lão phu nhân lạnh giọng :

- Tiểu tử! Chỉ cần ngươi rút binh khí là mất mạng ngay!

Lời vừa dứt, Kiếm Nhi đã cảm thấy một luống kình phong đẩy bật lên rồi cuốn lùi lại phía sau.

Kiếm Nhi vốn luyện thành khinh công thặng thừa nên dù bị cuốn lên không cũng không chút hoảng sợ, liền vận công đổi khí dựa theo kình phong lướt đi chừng ba trượng thì nhẹ nhàng đáp xuống đất bình yên vô sự.

Nhưng hắn vừa đáp xuống thì hai bên tai vang lên giọng nói ồm ồm :

- Tiểu tử! Quả thật ngươi cón có một chút bản lĩnh...

Vừa lúc đó Kiếm Nhi chợt cảm thấy bị người chộp trảo trúng vai đau buốt, hắn cố giãy giụa để thoát ra.

Giọng ồm ồm lai cất lên :

- Ngươi còn giãy giụa ư? Cút đi!

Liền đó Kiếm Nhi bị một lão phụ nhân nhấc bổng lên, ném cao như một quả cầu!

Nhưng mới bay đi hai trượng thì bị một luồn kình lực khác đánh bật ra, cứ thế tiếp diễn mãi...

Cầm Nhi thấy bằng hữu bị nhục, trừng mắt nhìn lão phụ nhân vừa xuất thủ tức giận quát lên :

- Quỷ dạ xoa...

Đồng thời nhún mình lao lên định cứu Kiếm Nhi. Nhưng chân vừa rời khỏi mặt đất thì lại bị kình lực đẩy đi...

Hai tên thư đồng bị bốn lão phụ nhân đứng bốn góc dùng lực chuyền cho nhau như hai trái cầu!

Cầm Nhi và Kiếm Nhi không sao phản kháng được, bị chuyền qua chuyền lại trên không cho đến khi đầu váng mắt hoa, chỉ biết ôm chặt cây đàn và bao kiếm của công tử để lỡ rơi xuống không bị gãy mất.

Đột nhiên vang lên tiếng quát :

- Dừng lại!

Tiếng quát như sấm rền chấn động cả không gian, Kiệu Tiền tứ sát cảm thấy tai ong ong muốn vỡ.

Chúng đều nhận ra đó là công phu Sư Tử Hống tối thặng của Phật môn, giật mình dừng tay lại.

Cầm Nhi và Kiếm Nhi bị chuyền qua chuyền lại như quả cầu đã ù tai chóng mặt không sao chịu nỗi, lợi dụng đối phương dừng lại vội vàng đề một hơi chân khí xoay người vận công Thiên Cân Trụy đáp xuống đất.

Chớp mắt nhìn lại, thấy một vị thiếu niên thư sinh bận áo bạch y, chừng hai mươi tuổi, mày kiếm mắt sao, tay phe phẩy chiết phiến, diện mạo anh nhi tuấn tú, dáng phong dật tiêu tửu, xứng là một bậc anh tài.

Đó không phải là công tử của chúng thì cón ai?

Bạch y thư sing quet ánh mắt sáng quắc nhìn Kiệu Tiền tứ sát, cất giọng sang sảng nói :

- Kẻ nào dám cản trở thư đồng của ta?

Thanh âm tuy không lớn nhưng chứa đầy uy lực.

Kiệu Tiền tứ sát đâu phải những nhân vật tầm thường?

Chúng đã tung hoành trên giang hồ mấy chục năm, cao thủ võ lâm bỏ mình dưới tay chúng có tới hàng trăm, đâu coi thiếu niên trước mặt vào đâu?

Thế nhưng người này từ đâu đến, xuất hiện như thế nào, chúng không thấy rõ. Hơn nữa, với công phu “Sư Tử Hống” chứng tỏ thiếu niên này trông vẻ ngoài yếu nhược như thế nhưng tất có nội công thâm hậu, hẳn là một bậc hậu bối anh tài của một môn phái danh gia nào đó...

Tên đầu tọa trong bốn lão phụ nhân cười hắc hắc hai tiếng, đôi môi dày thâm xịt cong lại lộ vẻ coi thường, cố mở đôi mắt tam giác, cất giọng ồm ồm nói :

- Thiếu niên nhân! Ngươi là môn hạ của ai? Đối với Kiệu Tiền tứ sát chúng ta sao dám ăn nói thiếu lễ độ như vậy?

Thiếu niên thư sinh nhướn mày đáp :

- Cái đó ngươi không xứng hỏi! Đã dám bức hiếp thư đồng của ta, chứng tỏ các ngươi còn có chút bản lĩnh. Nhưng bổn công tử đây không chấp, hãy gọi chủ nhân các ngươi ra đây lý luận.

Chàng nói với giọng trầm tĩnh, dáng vẻ ung dung, tay phất chiết phiến, không thèm người đối thoại với mình.

Kiệu Tiền tứ sát tung hoành giang hồ mấy chục năm, ai trông thấy mà chẳng cúi đầu, nhất nhất xưng là “lão tiền bối”?

Chúng chưa bao giờ gặp phải một kẻ ương ngạnh như thế này?

Bạch y thư sinh thân hoài tuyệt nghệ, nhưng bất quáchỉ là một tiểu tử chưa ráo máu đầu mà dám ngông nghênh như vậy, sao không làm chúng tức nổ ruột?

Hắn là kẻ mất trí?

Hay vừa ăn phải gan hùm mật gấu gì?

Lão phu nhân đầu tọa trong Kiệu Tiền tứ sát quát lên :

- Tiểu tử muốn chết!

Dứt lời chồm tới, hay tay xòe mười vuốt sắc như vuốt hổ chộp tới mặt và ngực của bạch y thiếu niên.

Ba phụ nhân khác cũng vây lại.

Chợt nghe “bịch” một tiếng, một nhân ảnh bay lên không bắn ra tới ba trượng, rơi xuống đất.

Mọi người ngơ ngác nhìn lại mời nhận ra người bị cuốn đi chính là phụ nhân đầu tọa trong Kiệu Tiền tứ sát.

Ba lão phụ xấu xí kia ngây mặt nhìn thiếu niên, không thấy chàng xuất thủ gì cả thế mà đại thư lại chịu thiệt thòi như thế.

Ba người đứng ngây ra một lúc rồi cùng thét to một tiếng, từ ba hường khác nhau lao bổ vào bạch y thiếu niên.

Chàng nhếch môi cười nhạt nói :

- Thì ra các cũng chỉ là loại lục lâm thảo khấu mà thôi.

Vừa nói, chân vẫn đứng nguyên vị, tay trái đưa lên ngang ngực, tay phải đưa chiết phiến lên phất một vòng.

Kình khí lập tức nổi lên.

Ba lão phụ nhân thấy đại thư bị đánh bay xa hơn tới ba trượng, trong lòng tức giận nhưng cũng cảnh giác nên vận nội bảy tám thành công lực liên thủ tấn công.

Hợp lực của ba đại nữ ma lại công kích từ ba phía, uy lực như thế nào không nói cũng biết.

Lại nghe “Bịch! Bịch! Bịch!”, ba hắc y phụ nhân bị kình phong đánh bật lại, thế bổ tới đã nahnh, nhưng bị đẩy bật lại còn nhanh hơn gấp bội.

Phu nhân đầu tọa bắn đi xa ba trượng nhưng nhờ thân thủ cao cường nên không ngã, thấy ba lão nuội cũng bị bức lùi liền nghiến răng gầm lênmt tiếng.

Vẻ mặt của mụ vốn đã xấu xí đến phát tởm...

(thiếu 2 trang)

... trong nhân gian!

Bạch y thư sinh không đáp.

Hồng Đăng phu nhân quay sang Phiên Thiên Ấn Đặng Hạo và Đoạt Hồn Phiến Lý Thu Sơn nói :

- Hai vị Đàn chủ hành sự, nhưng hôm nay đã gặp vi Mai Tam công tử thì thôi vậy.

Chuyện đó sẽ tính sau.

Đặng Hạo và Lý Thu Sơn vừa tận mắt chứng kiến vi Mai Tam công tử chỉ một chiêu đã đánh bay Kiệu Tiền tứ sát tới mấy trượng.

Công phu thần kỳ như thế, chúng làm sao mà đương nổi?

Ngay cả Hồng Đăng giáo chủ danh lừng thiên hạ, thiện là Hồng Đăng phu nhân, Phó giáo chủ Huyền Nữ giáo mà còn muốn rút êm, thì chúng còn nói gì nữa?

Cả hai tên bước đến trước kiệu cúi mình nói :

- Phu nhân đã sai bảo thế, chúng tôi đâu dám không tuân lệnh?

Hồng Đăng phu nhân “Ừm” một tiếng, hướng sang bọn hồng y thiếu nữ xách hồng đang đứng hai bên kiệu nói :

- Các ngươi hãy đem giải dược đưa cho hai vị tiểu ca đó rồi chúng ta đi!

Một tên hồng y thiếu nữ đứng đầu rút từ thắt lưng một túi gấm dốc ra một gói nhỏ ném cho Cầm Nhi nói :

- Cầm lấy! Bỏ vào mũi ngửi rồi tự khắc sẽ khỏi.

Cầm Nhi không ngờ sự việc lại kết thúc một cách ổn thỏa và ching1 vánh đến như thế, giơ tay tiếp lấy gói thuốc giải, mà mặt vẫn còn ngơ ngác.

Một tiếng lệnh phát ra, đoàn hồng y thiếu nữ tay xách hồng đăng quay lại, hướng ra cửa miếu.

Bấy giờ rém kiệu mới từ từ rủ xuống, Kiệu Tiền tứ sát nhấc kiệu lên vai, bước hành vân lưu thủy, đuổi theo đoàn hồng đăng.

Phút chốc đoàn người xa khuất vô tích vô ảnh.

Đến khi đó nhìn lại thì Phiên Thiên Ấn Đặng Hạo, Đoạt Hồn Phiến Lý Thu Sơn và Phốc Thiên Điêu Thiệu Nhất Phi đã đi mất từ lúc nào rồi, cả Động Đình tam nghĩa cùng bọn thủ hạ cũng chuồn hết, không còn một tên.

Trong miếu viện chỉ còn lại ba chủ tớ Mai Tam công tử và bốn người trúng độc vẫn nằm hôn mê bất tỉnh.

Kiếm Nhi vẻ mặt đầy đắc ý nhìn Cầm Nhi cười nói :

- Hắc hắc! Công tử chúng ta vừa mới xuất thủ một chiêu đã làm chúng nó hoảng sợ chạy són cả ra... chúng trao cho ngươi giải dược đó không biết là thật hay giả?

Cầm Nhi đáp :

- Thế nào? Ngươi cho rằng chúng dám lừa chúng ta, cho thuốc giả ư? Chuyện này chưa biết chừng... thậm chí có khi chúng còn lừa, cho thêm độc dược cũng nên.

Kiếm Nhi nhíu mày hỏi :

- Thế nào?

Cầm Nhi làm ra vè kẻ cả :

- Chứ sao? Loại ma đầu khi bí thế, không thắng nổi người khác, thường dùng ngụy kến đó. chỉ nhìn dáng vẻ lẳng lơ dâm đảng của yêu phụ cũng biết ngay đó là hạng người chẳng ra gì.

Mai Tam công tử xưa nay chưa từng đạp nhập vào giang hồ, hôm nay mới phá lệ đi viễn du một lần nên làm sao biết được Hồng Đăng phu nhân?

Nhưng là người thân hoài tuyệt học nên nhìn qua ánh mắt như điện, chàng cũng biết người này là nội gia cao thủ không dễ đối phó.

Nghe hai tên thư đồng đàm luận, chàng cười nói :

- Trong giang hồ nhân thượng hữu nhân, thiên ngoại hữu thiên. Các ngươi không được coi thường người ta như thế. Hôm nay động thủ, chưa nói đến phu nhân trong kiệu, chỉ riêng bồn lão phụ nhân đó thân thủ cũng không phải bình thường đâu.

Hai tên thư đồng nín lặng, nhưng trong lòng còn chưa phục.

Mai Tam công tử nói tiếp :

- Này Cầm Nhi! Người ta đã cho ngươi giải dược tất không có giả đâu. ngươi cứ giải độc cho một người thử xem.

Cầm Nhi vâng lời mở gói thuốc bột bôi vào mũi Thiết Bối Thương Cù Võ Công Vọng một ít, rồi chờ xem kết quả.

Chỉ lát sau, Võ Công Vọng chớp chớp mắt ngồi nhổm dậy.

Thấy đúng là giải dược thật, Cầm Nhi phấn khởi nói :

- Tốt quá! Đúng là yêu nữ đó không lừa chúng ta.

Nói xong ngồi xổm xuống, bôi lên mũi ba vị cô nương còn lại.

Không lâu, tất cả đều tỉnh lại.

Thiết Bối Thương Cù Võ Công Vọng đưa mắt nhìn quanh, thấy trong miếu điện chỉ có hai tên thư đồng mà mình gặp lúc chiều trên Nhạc Dương lâu, ngoài ra không còn ai ở đó nữa.

Lão hiểu ngay rằng chính bạch y thư sinh đã xuất thủ cứu mình, liền bước tới ôm quyền nói :

- Bọn lão hủ may được công tử cứu giúp thoát khỏi tay bọn phỉ đồ. Đai ân đại đức lão hủ xin ghi khắc không quên. Không biết công tử quý danh đại tánh là gì? quý quán ở đâu?

Thôi Huệ kéo Thượng Quan Yến lên, mắt đăm đăm nhìn Mai Tam công tử, trong lòng vừa mừng vừa xấu hổ.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui