Tác giả: Ernest Hemingway
Thể loại: Truyện Khác
Nguồn: wordpress
Trạng thái: Đang ra
Số chương: 11
Tần suất cập nhật: 1 phút/chương
Ngày đăng: 2 năm trước
Cập nhật: 2 năm trước
Thể loại: Tiểu thuyết -
Sinh năm 1899 tại Illinois, Ernest Hemingway được coi là một trong các nhà văn lỗi lạc nhất của Hoa Kỳ trong thế kỷ XX, và được thế giới biết đến nhiều nhất qua các tác phẩm A Farewell to Arms và The Old Man and the Sea. Ông tự kết liễu mình năm 1961 ngay trước cửa nhà tại Idaho. Dùng một khẩu súng săn chim muông hai nòng, Hemingway tự bắn vào trán óc văng tung tóe, sau những năm mải mê – ngoài lãnh vực văn chương ra – với chiến trận, săn bắn dã thú, câu cá ngoài biển cả, toàn là những hoạt động hiểm nguy đầy nam tính và thách thức cuộc đời. Văn phong ngắn gọn và trong sáng của ông đã ảnh hưởng lớn lao đến lối viết của nhiều nhà văn Hoa Kỳ và Anh Quốc trong thời đại ông. Lối viết đó thường chỉ sử dụng các câu đơn giản với ít mệnh đề, tránh xa các câu phức tạp dài lòng thòng với nhiều mệnh đề. Các câu ấy sử dụng danh từ và động từ nhiều hơn các tính từ và trạng từ có mục đích làm huê dạng câu văn; chúng cũng ít khi biểu lộ cảm tính. Đây là một thí dụ trích từ tác phẩm này của Hemingway: Every day is a new day. It is better to be lucky. But I would rather be exact. Then when luck comes you are ready. Lối viết độc đáo này phản ánh trung thành cái Iceberg Theory (Lý Thuyết Băng Đảo) của chính Hemingway. Theo đó phần đỉnh băng đảo trên mặt nước là nơi chứa đựng văn viết sơ sài không trang điểm với nhiều yếu tố tác giả “cố tình bỏ lửng” và phần đáy băng đảo chìm dưới nước là nơi người đọc tự tìm ra hàm ý của những yếu tố đã bị tác giả khéo léo “bỏ lửng” ở bên trên. Kiệt tác The Old Man and the Sea cũng là sự đóng góp sau cùng và đáng kể nhất của Hemingway vào nền văn học Hoa Kỳ nói riêng và văn học thế giới nói chung.
Nội dung của tuyệt tác chỉ là câu chuyện giản dị về một ngư phủ già (mang tên Santiago) sau gần 3 tháng không may mắn ngoài biển thì câu được một con cá khổng lồ. Con cá chống cự mãnh liệt trong suốt 3 ngày và đêm, kéo thuyền của Santiago ra tuốt ngoài khơi Cuba. Sau nhiều hiểm nguy và thương tích đầy người, Santiago không bỏ cuộc, để rồi cuối cùng đã giết con cá bằng cách dùng cây lao dài đầu nhọn (harpoon) đâm vào tim nó. Cột chặt con cá vào sườn thuyền, ông già dương buồm để vào bờ. Nhưng máu con cá hòa trong nước biển đã lôi cuốn một bầy cá mập bơi tới, tranh nhau xỉa hết thịt nó. Con cá mập nguy hiểm nhất cũng bị Santiago đâm chết. Ông cụ buồn bã trở về cùng với bộ xương con cá còn cột vào sườn chiếc thuyền, rồi nằm ngủ một giấc dài mơ thấy nhiều cảnh hạnh phúc. Nhiều người coi tiểu thuyết sơ sài này, viết theo “lý thuyết băng đảo,” là một tập hợp các ngụ ngôn và chuyên chở nhiều ẩn dụ cho tôn giáo cũng như cho đời thường. Ta thấy về tôn giáo thì Santiago là ẩn dụ rõ rệt cho Đấng Cứu Thế – ba ngày vật vã ngoài biển khơi với con cá lớn hơn cả chiếc thuyền của mình nhắc ta đến ba ngày mà Ngài bị đóng đinh và chết trên một thánh giá để chuộc tội cho nhân loại. Con cá mắc mồi câu của Santiago hàm ý những nét quý phái, mạnh mẽ, đáng nể phục. Bầy cá mập rõ là hiện thân của phá hoại, của ma quỷ. Và Santiago một mình trong chiếc thuyền đánh cá nhỏ bé cũ kỹ giữa biển cả cho thấy vị thế quá mong manh (vulnerable) của con người trong thiên nhiên vô tận.
“For Whom the Bell Tolls” được xuất bản năm 1940, tức là hơn một thập kỷ trước khi The Old Man and the Sea xuất hiện năm 1952. Trong khoảng thời gian 12 năm im lặng giữa hai tuyệt tác, Hemingway bị văn giới coi như đã “hết thời” – một điều làm ông khó chịu vô cùng. Nhưng thành công rực rỡ của The Old Man and the Sea đã “giải tỏa” được hết nỗi niềm bực tức bấy lâu cho ông. William Faulkner (1897-1962, khôi nguyên Nobel văn chương 1949) rất ngưỡng mộ The Old Man and the Sea với nhận định rằng đã từ lâu Hemingway thường cho các nhân vật trong tiểu thuyết tự tạo ra mình, được hay thua là nằm trong bàn tay của mình để xem ai là nhân vật “chì” (tough) nhất trong đám. Nhưng nay Hemingway đã khám phá ra Ơn Trên mới là thẩm quyền tạo ra mọi sự, và đã biết đến lòng thương xót (pity) – như khi viết một cách thành tâm về nỗi buồn của ông già Santiago đã mất con cá lớn (đáng giá một lợi nhuận to) vào bụng lũ cá mập dữ dằn.
Ông già Santiago trong truyện được Hemingway mô tả dựa vào nhân dạng thật của Gregorio Fuentes – thân mình khắc khổ gầy còm với khuôn mặt phong sương – là người bạn chí thân thường đi câu cá lớn trên biển cả với tác giả. (Con cá khổng lồ Santiago “câu” được tên tiếng Anh là Atlantic blue marlin là một trong những loại cá lớn nhất ở đai dương, có thể dài đến 14 feet và nặng đến 2 ngàn pounds. Con cá mập dữ dằn đáng sợ đã bị Santiago đâm chết tên tiếng Anh là mako shark. Loại cá mập này bơi nhanh nhất và uyển chuyển đến nỗi có thể nhảy vào thuyền để tấn công ngư phủ. Chúng cũng đã sát hại nhiều người, ngang ngửa với loại cá mập great white sharks, thường được coi như là bá chủ đại dương).
Nguyệt san LIFE tháng 9 năm 1952 có trích đăng một đoạn của The Old Man and the Sea và chỉ trong có 2 ngày thôi mà tất cả 5 triệu cuốn nguyệt san ấy đã bán hết sạch! Giới phê bình ca ngợi cuốn tiểu thuyết ấy lên đến trời xanh. Nó cũng là lý do chính để Hemingway được giải Nobel văn chương 1954 với lời giải thích súc tích và chính xác của ban tuyển chọn giải Nobel đầy uy tín: “Giải Nobel văn chương 1954 được trao cho Ernest Hemingway căn cứ vào khả năng viết văn kiệt xuất, như mới đây đã chứng tỏ trong The Old Man and the Sea và vào ảnh hưởng của ông đến văn phong thời đại.” Và ngay năm sau đó nó cũng đã được giới thiệu qua nghệ thuật điện ảnh, với tài tử Spencer Tracy thủ vai ngư ông Santiago một cách xuất sắc.
Mời các bạn tiếp tục đọc! SStruyen
Tác giả : Ernest Hemingway
Thể loại: Truyện Khác
Nguồn: wordpress
Trạng thái: Đang ra
Số chương: 11
Tần suất cập nhật: 1 phút/chương
Ngày đăng: 2 năm trước
Cập nhật: 2 năm trước
Thể loại: Tiểu thuyết -
Sinh năm 1899 tại Illinois, Ernest Hemingway được coi là một trong các nhà văn lỗi lạc nhất của Hoa Kỳ trong thế kỷ XX, và được thế giới biết đến nhiều nhất qua các tác phẩm A Farewell to Arms và The Old Man and the Sea. Ông tự kết liễu... đời mình năm 1961 ngay trước cửa nhà tại Idaho. Dùng một khẩu súng săn chim muông hai nòng, Hemingway tự bắn vào trán óc văng tung tóe, sau những năm mải mê – ngoài lãnh vực văn chương ra – với chiến trận, săn bắn dã thú, câu cá ngoài biển cả, toàn là những hoạt động hiểm nguy đầy nam tính và thách thức cuộc đời. Văn phong ngắn gọn và trong sáng của ông đã ảnh hưởng lớn lao đến lối viết của nhiều nhà văn Hoa Kỳ và Anh Quốc trong thời đại ông. Lối viết đó thường chỉ sử dụng các câu đơn giản với ít mệnh đề, tránh xa các câu phức tạp dài lòng thòng với nhiều mệnh đề. Các câu ấy sử dụng danh từ và động từ nhiều hơn các tính từ và trạng từ có mục đích làm huê dạng câu văn; chúng cũng ít khi biểu lộ cảm tính. Đây là một thí dụ trích từ tác phẩm này của Hemingway: Every day is a new day. It is better to be lucky. But I would rather be exact. Then when luck comes you are ready. Lối viết độc đáo này phản ánh trung thành cái Iceberg Theory (Lý Thuyết Băng Đảo) của chính Hemingway. Theo đó phần đỉnh băng đảo trên mặt nước là nơi chứa đựng văn viết sơ sài không trang điểm với nhiều yếu tố tác giả “cố tình bỏ lửng” và phần đáy băng đảo chìm dưới nước là nơi người đọc tự tìm ra hàm ý của những yếu tố đã bị tác giả khéo léo “bỏ lửng” ở bên trên. Kiệt tác The Old Man and the Sea cũng là sự đóng góp sau cùng và đáng kể nhất của Hemingway vào nền văn học Hoa Kỳ nói riêng và văn học thế giới nói chung.
Nội dung của tuyệt tác chỉ là câu chuyện giản dị về một ngư phủ già (mang tên Santiago) sau gần 3 tháng không may mắn ngoài biển thì câu được một con cá khổng lồ. Con cá chống cự mãnh liệt trong suốt 3 ngày và đêm, kéo thuyền của Santiago ra tuốt ngoài khơi Cuba. Sau nhiều hiểm nguy và thương tích đầy người, Santiago không bỏ cuộc, để rồi cuối cùng đã giết con cá bằng cách dùng cây lao dài đầu nhọn (harpoon) đâm vào tim nó. Cột chặt con cá vào sườn thuyền, ông già dương buồm để vào bờ. Nhưng máu con cá hòa trong nước biển đã lôi cuốn một bầy cá mập bơi tới, tranh nhau xỉa hết thịt nó. Con cá mập nguy hiểm nhất cũng bị Santiago đâm chết. Ông cụ buồn bã trở về cùng với bộ xương con cá còn cột vào sườn chiếc thuyền, rồi nằm ngủ một giấc dài mơ thấy nhiều cảnh hạnh phúc. Nhiều người coi tiểu thuyết sơ sài này, viết theo “lý thuyết băng đảo,” là một tập hợp các ngụ ngôn và chuyên chở nhiều ẩn dụ cho tôn giáo cũng như cho đời thường. Ta thấy về tôn giáo thì Santiago là ẩn dụ rõ rệt cho Đấng Cứu Thế – ba ngày vật vã ngoài biển khơi với con cá lớn hơn cả chiếc thuyền của mình nhắc ta đến ba ngày mà Ngài bị đóng đinh và chết trên một thánh giá để chuộc tội cho nhân loại. Con cá mắc mồi câu của Santiago hàm ý những nét quý phái, mạnh mẽ, đáng nể phục. Bầy cá mập rõ là hiện thân của phá hoại, của ma quỷ. Và Santiago một mình trong chiếc thuyền đánh cá nhỏ bé cũ kỹ giữa biển cả cho thấy vị thế quá mong manh (vulnerable) của con người trong thiên nhiên vô tận.
“For Whom the Bell Tolls” được xuất bản năm 1940, tức là hơn một thập kỷ trước khi The Old Man and the Sea xuất hiện năm 1952. Trong khoảng thời gian 12 năm im lặng giữa hai tuyệt tác, Hemingway bị văn giới coi như đã “hết thời” – một điều làm ông khó chịu vô cùng. Nhưng thành công rực rỡ của The Old Man and the Sea đã “giải tỏa” được hết nỗi niềm bực tức bấy lâu cho ông. William Faulkner (1897-1962, khôi nguyên Nobel văn chương 1949) rất ngưỡng mộ The Old Man and the Sea với nhận định rằng đã từ lâu Hemingway thường cho các nhân vật trong tiểu thuyết tự tạo ra mình, được hay thua là nằm trong bàn tay của mình để xem ai là nhân vật “chì” (tough) nhất trong đám. Nhưng nay Hemingway đã khám phá ra Ơn Trên mới là thẩm quyền tạo ra mọi sự, và đã biết đến lòng thương xót (pity) – như khi viết một cách thành tâm về nỗi buồn của ông già Santiago đã mất con cá lớn (đáng giá một lợi nhuận to) vào bụng lũ cá mập dữ dằn.
Ông già Santiago trong truyện được Hemingway mô tả dựa vào nhân dạng thật của Gregorio Fuentes – thân mình khắc khổ gầy còm với khuôn mặt phong sương – là người bạn chí thân thường đi câu cá lớn trên biển cả với tác giả. (Con cá khổng lồ Santiago “câu” được tên tiếng Anh là Atlantic blue marlin là một trong những loại cá lớn nhất ở đai dương, có thể dài đến 14 feet và nặng đến 2 ngàn pounds. Con cá mập dữ dằn đáng sợ đã bị Santiago đâm chết tên tiếng Anh là mako shark. Loại cá mập này bơi nhanh nhất và uyển chuyển đến nỗi có thể nhảy vào thuyền để tấn công ngư phủ. Chúng cũng đã sát hại nhiều người, ngang ngửa với loại cá mập great white sharks, thường được coi như là bá chủ đại dương).
Nguyệt san LIFE tháng 9 năm 1952 có trích đăng một đoạn của The Old Man and the Sea và chỉ trong có 2 ngày thôi mà tất cả 5 triệu cuốn nguyệt san ấy đã bán hết sạch! Giới phê bình ca ngợi cuốn tiểu thuyết ấy lên đến trời xanh. Nó cũng là lý do chính để Hemingway được giải Nobel văn chương 1954 với lời giải thích súc tích và chính xác của ban tuyển chọn giải Nobel đầy uy tín: “Giải Nobel văn chương 1954 được trao cho Ernest Hemingway căn cứ vào khả năng viết văn kiệt xuất, như mới đây đã chứng tỏ trong The Old Man and the Sea và vào ảnh hưởng của ông đến văn phong thời đại.” Và ngay năm sau đó nó cũng đã được giới thiệu qua nghệ thuật điện ảnh, với tài tử Spencer Tracy thủ vai ngư ông Santiago một cách xuất sắc.
Mời các bạn tiếp tục đọc! SStruyen