Tống Y

Phong cảnh trên núi kiều diễm, cái nóng như thiêu đốt cũng khó ngăn cản lòng người, cảnh núi non hữu tình làm mê mẩn lòng người làm người quên lối, lưu luyến khó về.

Mấy ngày sau thám tử phái đi quay về nói không biết mấy người Ngô Tri châu tìm thấy chín thi thể, lại kích động thôn dân tập kích đội áp giải, dùng đá ném vào các thi thể làm biến dạng hoàn toàn, không biết là để làm cái trò gì. Đỗ Văn Hạo mỉm cười nói với Lâm Thanh Đại: "Lão Ngô Tri châu này quả nhiên có nhiều trò. Ông ta nhất định sẽ cử người tới bẩm báo cho ta chuyện này".

Lâm Thanh Đại nói: Chỉ cần lấy cớ trách ông ta làm qua loa tắc trách là được".

Qủa nhiên một ngày sau, quan lại nha môn Gia Châu lên núi ìm Đỗ Văn Hạo bẩm báo việc áp giải có sự cố, nói rằng khi đội áp giải đi qua một thôn trấn, dân địa phương nói người Bạch Y Xã là đồ tà ma. Nếu không tiêu trừ tà mà, dân chúng địa phương sẽ gặp nạn vì vậy những ngu dân ở đó liền dùng đá ném vào những khâm phạm Bạch Y Xã người của Ngô Tri châu đang áp giải. Ngô Tri châu chỉ huy giáp binh cố sức bảo vệ, không để ý tới hiểm nguy của bản thân cố gắng ngăn cản cơn phẫn nộ của người dân. Thế nhưng do dân chúng quá nhiều, trong đội quan binh áp giải có nhiều người bị thương, kể cả Ngô Tri châu cùng Lưu huyện uý cũng bị thương, chín tên khâm phạm bị dân chúng phẫn nộ đánh chết. Ngô Tri châu xin chỉ thị của Đỗ Văn Hạo xem nên làm gì bây giờ.

Đương nhiên Đỗ Văn Hạo sẽ không bày tỏ thái độ. Hắn chỉ cảm thán một hồi nói nào là con mắt của dân chúng sáng như tuyết, Bạch Y Xã không được người khác ưu thích, vân vân rồi lại bảo chuyện đó Ngô Tri châu hãy tự mình xử lý.

Ngô Tri châu làm vậy cũng chỉ muốn thông báo cho hắn biết qua tình tình. Bản thân ông ta cũng không muốn hắn nhúng tay sâu vào chuyện này, để mặc cho ông ta một tay che trời, xử lý việc này vì vậy Đỗ Văn Hạo cũng không bày tỏ thái độ của hắn cũng như không muốn truy cứu trách nhiệm. Viên quan nha môn hài lòng cáo từ xuống núi.

Qua mấy ngày sau, mọi chuyện vô cùng yên bình, mấy người Đỗ Văn Hạo ở lại trên núi cũng đã thấy buồn chán liền quay xuống núi, không quay lại Gia Châu nữa mà tiếp tục lên đường tuần y.

Mặc dù đã tính toán hết sức chặt chẽ nhưng Đỗ Văn Hạo vẫn lo lắng việc triều đình không để ý tới việc lập công của hắn phái người truy bắt. Để tiện cho việc bỏ trốn qua biên giới nên trên đường tuần y bọn họ toàn đi theo mấy quận, huyện dọc theo biên giới. Điều này cũng hợp với suy nghĩ ban đầu của hắn, đến tuần y ở vùng lưu đày nơi biên giới. Nhưng vấn đề là ngoại trừ quân đội trú đóng còn có rất ít dân chúng cư trú, hơn nữa lại ở rất phân tán. Đỗ Văn Hạo lại không đi vào thành thị của châu, huyện nên suốt đoạn đường tuần y này hắn toàn tiến hành ở các sơn thôn.

Đỗ Văn Hạo đường đường là quan Ngự y ngũ phẩm, phụng chỉ tuần y vùng biên cương. Quan lại trên đường tuần y đương nhiên không dám trễ nãi. Mỗi khi tới nơi nào đó quan lại địa phương sắp hàng hai bên đường đón chào. Khắp hành trình luôn tràn ngập những lời tâng bốc, nịnh hót, vàng bạc không ngừng đưa tới. Đỗ Văn Hạo đương nhiên không cự tuyệt tiền của mồ hôi nước mắt của dân chúng mà đám quan lại tham ô này đưa tới. Hắn dùng tiền đó mua rất nhiều lương thực phân phát cho dân chúng nghèo khổ trên đường đi. Dân chúng cực kỳ khen ngợi, mang ơn hắn.

Một hôm, Đỗ Văn Hạo mang theo Tiền Bất Thu, Diêm Diệu Thủ và quan lại địa phương cùng đi ở lại một sơn thôn chẩn bệnh. Khoái mã của nha môn phi báo thánh chỉ tới, yêu cầu Đỗ Văn Hạo lập tức chuẩn bị nghênh đón thánh chỉ.

Đỗ Văn Hạo giật mình kinh hãi. Hắn quả thực triều đình biết rõ hành trình của hắn như trong lòng bàn tay. Hắn đã lánh ở nơi sơn thôn hẻo lánh mà vẫn có thể tìm ra.

Đỗ Văn Hạo vội vàng gọi Lâm Thanh Đại tới. Hắn dặn Lâm Thanh Đại hãy thầm chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng. Nếu như là quan binh tới bắt thì chỉ còn cách liều mạng bỏ trốn qua biên giới.

Đỗ Văn Hạo ở trong thôn bố trí hương án, thay đổi quan phục rồi ra ngoài cổng thôn nghênh đón thánh chỉ.

Một canh giờ sau, Đỗ Văn Hạo nhìn thấy dưới chân núi xuất hiện một đoàn người, đoàn người đó cũng không nhiều người lắm, không có nhiều thị vệ cũng không có quân giáp binh địa phương. Khi đoàn người đó tới gần, Đỗ Văn Hạo nhìn kỹ thì thấy người đi đầu là một người quen cũ, thái giám thân tín của Hoàng thương, Ninh công công. Xem ra với dáng vẻ này thì không phải tới bắt người. Hòn đá đè nặng trong lòng Đỗ Văn Hạo thoáng chốc đã được gỡ bỏ.

Đỗ Văn Hạo xuống núi nghênh đón. Ninh công công nhìn thấy Đỗ Văn Hạo thì lập tức xuống ngựa, ông ta tươi cười, ôm quyền nói: "Chúc mừng đại nhân, chúc mừng đại nhân".

Đỗ Văn Hạo vui vẻ nói: "Chỉ cần nhìn thấy Ninh công công, ty chức chắc chắn có tin vui. Ninh công công quả nhiên là phúc tinh của ty chức".

Hai người nhìn nhau cười ha hả, cùng dắt tay nhau đi vào trong thôn, khi đi tới công đường, nơi này đã bày sẵn hương án.

Ninh công công, tay cầm thánh chỉ vàng rực đứng giữa công đường, nhìn cung quanh rồi nói: "Tôn phu nhân đâu? Xin mời phu nhân cùng ra tiếp nhận thánh chỉ".

Đỗ Văn Hạo vừa mừng vừa sợ nói: "Chiết thê đang ở bên trong đường, ty chức đi gọi ngay".

Đỗ Văn Hạo vội vàng chạy vào hậu đường thông báo cho Bàng Vũ Cầm. Bàng Vũ Cầm vội vàng thay quan bào Cáo Mệnh phu nhân. Hai vợ chồng đi ra công đường, cùng quỳ trước hương án.

Ninh công công gật đầu. Gờ đây ông ta mới chậm rãi mở thánh chỉ, ho nhẹ một tiếng rồi bắt đầu tuyên đọc thánh chỉ: "Hoàng đế chiếu viết: Người trước điện là đại phu Đỗ Văn Hạo, tên chữ Vân Phàm, tài năng đức độ, chỉ lo trung quân báo quốc, đã truy bắt bọn đầu sỏ nghịch tặc Bạch Y Xã, xử trí về lê dân, làm ổn định đất nước, tông miếu xã tắc được giữ vững, lập nên công lớn, lời không thể nói hết. Nay phong ngươi là Tuyên Uý tướng quân, Huân Khinh Xa Đô Uý, Đề Điểm tuần y lộ hình ngục.

Nay ân điển truy phong phụ thân ngươi làm Trung Vũ tướng quân, Huân Thượng Khinh Xa Đô uý. Truy phong mẫu thân ngươi làm Mẫu cung nhân.

Nay có phú quý tất vinh danh gia quyến. Ngồi nơi màn trướng mà tù tính công việc ắt có hiền thê định việc nhà, đồng tâm hiệp lực, phẩm hạnh không gì sánh kịp, chính thê của ngươi Đỗ Văn Hạo là Bàng thị, nay phong làm cung nhân. Khâm thử".

Cho tận tới bây giờ Đỗ Văn Hạo vẫn chưa được nghe qua một thánh chỉ dài tới như vậy, văn phong hoàn toàn nho nhã. Có rất nhiều điều hắn nghe không hiểu nhưng có điều đáng khích lệ là lòng trung quân báo quốc của hắn, Bàng Vũ Cầm thiện lương, đức hạnh. Trong thâm tâm Đỗ Văn Hạo rất hài lòng. Việc mua quan bán tước của triều đình thật ra hắn đã nghe thấy. Triều Tống dùng võ định nước, Tuyên Uý tướng quân là Võ Tán quan, hàm tứ phẩm, cao hơn một bậc so với quan đại phu hàm ngũ phẩm khi trước, còn nữa Huân Hào Khinh Xa Đô uý cũng không có gì quan trọng. Việc quan trọng nhất là hắn được phong là quan Đề Hình, trên đường tuần y có thể tra tất cả các án.

Chức quan Đề Hình này chỉ là quan sai phái nhưng lại rất có thực quyền, hơn nữa quyền lực rất lớn. Vào thời Tống ở tất cả các Lộ đều thiết lập Đề Hình ti, chủ yếu chưởng quản việc hình ngục, cũng như cai quản việc của các châu, quân và quân đội, thẩm duyệt án tử hình các loại, cũng có quyền giám sát các quan viên khác cùng cấp dưới ở các châu, quận. Lần này Hoàng Thượng phong Đỗ Văn Hạo làm quan Đề Hình các lộ không giống như tất cả các quan viên bình thường khác, không giới hạn viễ tra xét các lộ đường mà trên đường đi tuần y hắn có quyền tra xét án của tất cả các châu, quận trên đường đi. Nói cách khác chỉ cần hắn muốn kiểm tra nơi nào là hắn có quyền đó. Thật ra chức quan của hắn tương đương với Khâm Sai đại thần hình ngục.

Nước lên, thuyền lên,bản thân Đỗ Văn Hạo được thăng quan, phu nhân Bàng Vũ Cầm, Cáo Mệnh phu nhân đương nhiên cũng lên theo, được tấn phong là tứ phẩm cung nhân. Phụ mẫu hắn cũng tương ứng được truy phong quan tước. Đỗ Văn Hạo thầm nghĩ nếu bố mẹ hắn ở một ngàn năm sau biết được bọn họ được triều Tống sắc phong thì không biết bọn họ sẽ vui mừng thế nào.

Đỗ Văn Hạo cùng thê tử là Bàng Vũ Cầm hô to Vạn Tuế ba lần, tạ ân tiếp chỉ sau đó đứng dậy dẫn Ninh công công tới phòng của mình ở trong thôn nói chuyện.

Đỗ Văn Hạo lấy ra một tập ngân phiếu lớn nói là để cám ơn Ninh công công ngàn dặm xa xôi đến đây tuyên chỉ. Ninh công công mừng rõ cười ha hả.

Ninh công công nói: "Đề Hình đại nhân, bây giờ ngài đang thực sự lâm vào cảnh vô cùng nguy hiểm".

Đỗ Văn Hạo kinh hãi hỏi: "Hả? Xin thỉnh công công chỉ giáo".

"Lần trước ngài ngông cuồng tự ý điều động quân quyền, các gián quan đã không đồng ý nên không có ý buông tha cho ngài. Sau khi các hoạt động của Bạch Y Xã bị triều đình đình chỉ, chúng ngang nhiên giết hại quan phủ, khởi sự làm phản. Đám quân ô hợp đó không chịu nổi một đòn. Đại quân triều đình còn chưa tới chúng đã thất tán khắp nơi. Triều đình hạ công văn xuống truy tầm giáo chúng đầu sỏ của Bạch Y Xã. Các gián quan đó liền dâng sớ lên Hoàng thượng nói ngài đã từng cứu chữa cho thủ lĩnh Bạch Y Xã Tĩnh Từ. Bạch Y Xã còn lập đền thờ công đức của ngài. Toàn bộ giáo chúng trên dưới đều mang ơn ân đức của ngài. Bọn họ nói ngài nhất định cấu kết với Bạch Y Xã, nhất định phải truy bắt về trị tội".

Đỗ Văn Hạo tức giận nghiến răng nghiến lợi nói: "Mịa! Cái lũ gián quan này, Lão Tử ta không chọc vào chúng, sao bọn chúng lại cứ trêu vào ta vậy?"

"Ôi, những gián quan này là những lão thần tam triều, lúc nào cũng tự cho là mình lo cho nước cho dân. Bọn họ nhìn ai cũng không vừa mắt, hình như ai bọn họ cũng coi là loạn thần tặc tử, chỉ có bọn họ mới là hiền thần trung quân ái quốc".

'Sau thì sao? Hoàng thượng có nghe lời của bọn họ không?"

"Chuyện này rất khó giải quyết. Thái Hoàng Thái Hậu cùng Hoàng Thái Hậu cùng tìm Hoàng thượng thương nghị, có cảm giác rằng ngài có khả năng hiệu triệu rất mạnh mẽ với giáo chúng Bạch Y Xã, phải bắt ngài về kinh thành chịu tội, làm kinh hãi đám phản tặc Bạch Y Xã vì vậy Hoàng thượng đã hạ chỉ cho Đại Lý tự phái ra một đội tuần bổ cùng với giáp binh địa phương bắt cả nhà ngài về kinh thành trị tội".

Đỗ Văn Hạo biết rõ việc này chắc chắn không thành nhưng hắn cũng hoảng sợ toát mồ hôi lạnh. Hắn vội vàng đứng dậy, khom người chắp tay nhìn về phương bắc nói: "Hoàng thượng, Thái Hoàng Thái Hậu, Hoàng Thái Hậu, vi thần oan uổng, vi thần lòng dạ son sắt từ trước tới nay không có bất kỳ liên quan tới Bạch Y Xã. Lần cứu Tĩnh Từ đó cũng chỉ do bà ta mắc bệnh, hơn nữa lúc ấy Bạch Y Xã vẫn chưa mưu phản, cũng không bị cấm".

Ninh công công mỉm cười, ông ta ngoắc tay ra hiệu cho hắn ngồi xuống rồi nói tiếp: "Hoàng thượng là người anh minh đương nhiên hiểu rõ mọi chuyện. Vấn đề chỉ là ảnh hưởng của ngài trong Bạch Y Xã quá lớn, ngài lại một mực không tỏ thái độ. Hoàng thượng bắt buộc cũng phải làm như vậy. Ngài có điều không biết chứ, trong triều đình có không ít người có quan hệ mật thiết với Bạch Y Xã, lần này tất cả đều bị hạ ngục. Ngài đương nhiên cũng không phải ngoại lệ. May mắn là ngài đã phân biệt rõ trắng đen, đã bắt giữ một trong những nhân vật đầu não của Bạch Y Xã là Thang Trung Hoài cùng với hơn mười nòng cốt bị truy nã khác của Bạch Y Xã, biểu lộ rõ thái độ. Sau khi tấu chương khẩn cấp tám trăm dặm của ngài được dâng lên, long nhan Hoàng thượng cực kỳ phấn khởi, hơn nữa Thái Hoàng Thái Hậu và Hoàng Thái Hậu cũng cực lực bảo vệ ngài, nói ngài tuyệt đối không ăn ở hai lòng vì vậy Hoàng thượng lập tức thu hồi Thánh chỉ, gọi thái giám truyền chỉ và bộ khoái Đại Lý tự quay lại. Thái Hoàng Thái Hậu nói ngài là một nhân tài phá án, Hoàng thượng cũng đồng ý nói ngài phá án người Bạch Y Xã lẩn trốn rất thành công vì vậy Hoàng thượng hạ chỉ phòng ngài làm Đề Hình, lại cho bọn ta tới đây ban chỉ. Ngài nghĩ xem, không phải ngài đã trải qua một hồi rất kinh hãi sao?"

Quả thực Đỗ Văn Hạo kinh sợ, toàn thân toát mồ hôi lạnh, hắn thầm xấu hổ trong lòng. Nếu như không phải mấy người Lâm Thanh Đại đã đoán trước việc này, phán đoán chính xác, biện pháp đúng đắn thì chỉ e lúc này cả nhà đã bị áp giải vào kinh trị tội.

Đỗ Văn Hạo nghe Ninh công công nói vậy hắn cảm thấy hình như Hoàng thượng không phát hiện ra hắn đã giở trò thế nhưng hắn vẫn muốn hỏi cho rõ: "Công công, những phản tặc Bạch Y Xã sau khi áp giải tới kinh thành thì có khai thêm đồng bọn không?"

Ninh công công lắc đầu nói: "Không có. Ngài cũng biết khi áp giải mười ba khâm phạm vào kinh, có chín khâm phạm đã bị dân chúng nổi giận đánh chết, thi thể sau khi chở đến kinh thành đã thối rữa, cũng may Thanh Trung Hoài vẫn còn sống nhưng bị đánh thnàh một hoạt tử nhân nhưng gương mặt của hắn vẫn nhận ra được. Quả thật đó chính là Thang Trung Hoài, ba người còn sót lại cũng xác nhận đó chính là hắn, điều này làm Hoàng thượng vô cùng hưng phấn, người không ngừng khen ngợi ngài tài giỏi. Đại Lý tự đã dùng nghiêm hình tra khảo ba người đó, bọn chúng cũng đều cung khai theo như tấu chương của ngài, không cung khai thêm điều gì mới. Hoàng thượng hạ chỉ mang tất cả bốn người ra phố chém đầu thị chúng, cả chín tử thi mục rữa của các thành phần nòng cốt Bạch Y Xã cũng bị treo lên thị chúng".

Chết không còn đối chứng, lúc này Đỗ Văn Hạo mới thở phào nhẹ nhõm nói: "Hoàng thượng anh minh".

Ninh công công gật đầu nói: "Đúng vậy, nhưng vấn đề là khi Bạch Y Xã bị cấm giáo chúng đã lên tới mấy vạn người, có ở tất cả các châu, huyện. Lần này Hoàng thượng cho ngài đi tuần y, đồng thời cũng là điều tra phá án trên đường, nhiệm vụ chủ yếu là truy bắt giáo chúng Bạch Y Xã đã bỏ trốn".

"Dạ, ty chức nhất định nghiêm nghặt, gia tăng điều tra".

Hai người lại tiếp tục nói chuyện. Đỗ Văn Hạo thiết tiệc chiêu đãi Ninh công công nhưng ở nơi đây là thâm sơn cùng cốc, không có cái gì hay, tuần y Đỗ Văn Hạo cũng không có cách nào khác, Ninh công công lại không muốn lưu lại đây lâu nên sau khi tiệc tan Ninh công công liền cáo từ rồi lên đường cùng các hộ vệ.

Ngay sau đó chúng nữ của Đỗ Văn Hạo vui mừng phấn khởi, tung tăng như chim sẻ. Mấy người Tiền Bất Thu lại tưởng chúng nữ cao hứng vì Đỗ Văn Hạo thăng quan tiến tước, càng không thể biết các nàng vui mừng vì tai qua nạn khỏi. Tuy nhiên Lâm Thanh Đại dù cũng rất vui mừng nhưng trong lòng vẫn thấy bất an. Một khi mọi việc đã trôi qua an toàn thì không cần phải tiếp tục tuần y dọc theo biên giới nữa, vì dù sao ở những địa phương này người muốn xem bệnh tương đối ít, huống chi bây giờ hắn còn có nhiệm vụ kiểm tra tất cả các nhà ngục trên đường đi vì vậy Đỗ Văn Hạo quyết định đi tuần y cùng tuần tra qua tất cả các thành thị châu, huỵên.

Công văn của bộ Hình đã chuyển xuống tất cả các châu, huyện trong cả nước về việc Đỗ Văn Hạo sẽ tuần các hình ngục trên đường đi. Lúc này thân phận của hắn cao hơn rất nhiều so với thân phận Ngự y tuần y bởi vì tuần y không có quan hệ nhiều lắm với quan lại địa phương. Bọn họ đón tiếp hắn chẳng qua chỉ vì thân phận Ngự y của hắn nhưng bây giờ tình hình hoàn toàn thay đổi, bản thân hắn là quan Đề Hình, kiểm tra tất cả các hình ngục, đồng thời hắn còn giám sát thành tích làm việc của quan lại địa phương, việc này có quan hệ thân thiết tới lợi ích của bản thân nên đương nhiên thái độ của đám quan lại địa phương cũng hoàn toàn thay đổi.

Thế nhưng Đỗ Văn Hạo thực sự không muốn đi kiểm tra các hình ngục.

Công việc phúc tra các vụ án dù sao cũng là công việc rất dễ dàng đắc tội với người khác, huống chí hắn lại lo lắng một khi gặp phải những vụ án của Bạch Y Xã vì vậy mỗi khi đến một nơi nào hắn cũng chỉ làm ra vẻ làm việc đến nơi đến chốn nhưng hắn chủ yếu tập trung sức lực tuần y cùng với mở lớp bồi dưỡng y thuật có thù lao. Thái độ không gây phiền toái của hắn này đương nhiên lại càng được các quan lại địa phương ủng hộ. Các quan lại địa phương đều tán thưởng Đỗ Văn Hạo biết cách làm quan, lời nói a dua, nịnh nọt nhiều vô kể, vàng bạc lại càng được mang tới.

Hôm đó bọn họ đi tới núi Nam nhạc Hành Sơn ở Hành châu.

Quan lại địa phương đương nhiên nhân cơ hội này ve vuốt Đỗ Văn Hạo, Đỗ Văn Hạo bỏ ra hơn mười ngày cùng các đại phu địa phương luận bàn về y thuật, hội chẩn những chứng bệnh nan y, hắn cũng chú trọng tổ chức bồi dưỡng y thuật cho y quan địa phương, mặc dù tiền phí bồi dưỡng đã tăng lên tới tám mươi hai lạng, những đại phu mua phiếu tham gia bồi dưỡng vẫn nối dài không dứt. Bọn họ cũng khẳng định muốn làm đại lý tiêu thụ thuốc gây mê, trừ độc cùng các dược phẩm khác. Mấy người Bàng Vũ Cầm thì lo bồi dưỡng cho các y nữ cùng bà đỡ địa phương.

Sau khi kết thúc bồi dưỡng Đỗ Văn Hạo liền mang toàn gia lên núi Hành Sơn dạo chơi.

Nam Nhạc Hành Sơn là một trong ngũ nhạc, được tạo thành bởi bảy mươi hai ngọn núi, được xưng danh là: "Bảy mươi hai đoá Phù Dung giữa trời cao", lại còn có tên mỹ miều là "Nam Nhạc độc tú". Rừng trúc quanh năm xanh tốt, kỳ hoa dị thảo, bốn mùa ngát hương, hiển nhiên là phong cảnh hết sức thanh tú xinh đẹp.

Nếu ai không tới Hành Sơn thì đương nhiên không thể nhận ra vẻ tú lệ của Hành Sơn, du khách nghe tiếng dừng chân ở Hành Sơn rất nhiều, thế nhưng người dân trên núi Hành Sơn tính cách khá cao ngạo, cho dù là người làm nghề khuân vác hay những bậc cao tăng xa lánh phàm trần cũng thế. Dân chúng dưới núi hiểu những du khách tới Hành Sơn sẽ không dễ dàng bỏ đi nên liền lập ở dưới chân núi một số khách sạn, công việc làm ăn quanh năm cũng không tệ, trong đó có một khách sạn là "Phật Âm khách sạn" lại càng đông khách, nườm nượp du khách ra vào.

Khi mấy người Đỗ Văn Hạo ở dưới chân núi đã nghe người khác nói về việc này nhưng thân phận của hắn là quan Đề Hình cũng như Ngự y tuần y, hắn đương nhiên không cần phải lo lắng về nơi ăn ở, quan viên địa phương đã sắp xếp ổn thoả.

Chưởng quỹ của khách điếm đó họ Lãnh, tên chỉ có một chữ Mộc, tuổi chỉ goài ba mươi nhưng tính cách rất trong sáng, chính trực, suốt ngày lúc nào cũng thấy cười hì hì, gặp ai cũng tươi cười nghênh đón, nụ cười của hắn rất tự nhiên, không chút giả dối. Rất nhiều khách sau khi ở trọ đã giới thiệu cho các bằng hữu của mình nên đương nhiên công việc làm ăn của Lãnh Mộc rất khởi sắc.

Mấy người Đỗ Văn Hạo đi tuần y đã hai tháng, bây giờ đã là cuối thu thế nhưng cái nắng gắt cuối thu vô cùng khó chịu, nóng như thiêu đốt.

Ở dưới chân núi Hành Sơn thì chỉ cần mặc một chiếc áo đơn là ổn nhưng khi lên trên núi nhiệt độ khá lạnh, phải đi găng tay, mặc áo ấm, chỉ cần gặp một cơn gió thu cũng rét run cả người. Ngay khi vào khách sạn Phật Âm mấy người Đỗ Văn Hạo đã phải tăng thêm áo mặc.

Ăn cơm tối xong Đỗ Văn Hạo mang theo mọi người chuẩn bị ra ngoài chơi. Trước đây mọi người đã nghe nói đêm ở Hành Sơn rất đẹp nên đương nhiên không ai chịu bỏ qua cơ hội này.

Ngay khi đi xuống lầu, Đỗ Văn Hạo đã nhìn thấy Lãnh Mộc chưởng quỹ mặc một chiếc áo đơn, vẻ mặt tươi cười hớn hở nhìn hắn nói: "Đề Hình đại nhân, thức ăn buổi tối có làm đại nhân thấy ngon miệng không?"

Lãnh mộc cười tươi, để lộ ra hai hàm răng trắng bóc, mặt mày hắn cũng như một mảnh trăng lưỡi liềm.

"Cũng không tệ lắm. Đa tạ quý điếm đã làm cho chúng ta món canh gừng. Nếu không trên núi rất lạnh, chỉ e có khi sẽ bị nhiễm lạnh" Đỗ Văn Hạo nói.

Lãnh Mộc cười ha hả hai tiếng nói: "Đúng vậy. Có rất nhiều du khách vừa mới lên núi đã bị cảm lạnh. Vốn muốn lên núi du ngoạn nhưng không ngờ phải ở trên núi xem bệnh, uống thuốc. Đề Hình đại nhân, ngài muốn đi đâu vậy?"

Đỗ Văn Hạo nói: "Đi dạo quanh một chút".

Lãnh Mộc vội quay người bảo tiểu nhị mang hai cái đèn lồng tới rồi hắn nói: "Đại nhân, hay là không nên đi quá xa. Trên núi vào buổi tối thường lạnh hơn. Đại nhân hãy mang hai cái đèn lồng đi soi đường".

Đỗ Văn Hạo cám ơn. Lãnh Mộc tiễn mấy người Đỗ Văn Hạo ra cửa, hắn lại luôn miệng dặn dò một lúc rồi mới an tâm đi vào trong.

Mấy người Đỗ Văn Hạo đi dọc theo một con đường rộng rãi nương theo ánh trăng. Ánh trăng lên cao, gió thu nhè nhẹ thổi như mơn mơn trên người tạo nên một cảm giác rất dễ chịu.

Đỗ Văn Hạo cùng Lý Phổ đi trước, Anh Tử cùng một nha hoàn khác cầm đèn lồng đi sau. Hai người đi sau cười nói toe toét, cũng không biết đang nói gì nữa, thi thoảng chiếc đèn lồng lại đung đưa.

Bàng Vũ Cầm ở phía sau quát to: "Đi ra ngoài vui chơi thì phải cầm đèn lồng soi đường cẩn thận cho thiếu gia và Lý tướng quân. Các ngươi cầm đèn như vậy thì làm sao có thể soi đường cho người phía trước đây?"

Anh Tử và nha hoàn bên cạnh nghe Bàng Vũ Cầm nói vậy liền che miệng không dám cười. Đỗ Văn Hạo quay đầu, hắn không nhìn mặt Bàng Vũ Cầm mà chỉ nói: "Đi ra ngoài là vui chơi. Đứng quá câu nệ quá. Cảnh sắc đẹp như này, chẳng lẽ muốn tất cả mọi người có tâm trạng nặng nề sao, vậy thì mất hết hứng thú".


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui